Suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành
Đề bài: Từ nội dung bài Bàn về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa học và hành Học là quá trình tiếp thu những tri thức, hiểu biết mới, làm giàu thêm vốn tri thức của mỗi cá nhân, nhưng để những tri thức ấy thực sự phát huy những giá trị vốn có ...
Đề bài: Từ nội dung bài Bàn về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa học và hành Học là quá trình tiếp thu những tri thức, hiểu biết mới, làm giàu thêm vốn tri thức của mỗi cá nhân, nhưng để những tri thức ấy thực sự phát huy những giá trị vốn có của nó chứ không phải tồn tại trong đầu óc con người dưới dạng tiềm năng thì cần phải có sự vận dụng vào thực tiễn của cuộc sống, hay nói cách khác, học phải đi đôi với hành. ...
Đề bài: Từ nội dung bài Bàn về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa học và hành
Học là quá trình tiếp thu những tri thức, hiểu biết mới, làm giàu thêm vốn tri thức của mỗi cá nhân, nhưng để những tri thức ấy thực sự phát huy những giá trị vốn có của nó chứ không phải tồn tại trong đầu óc con người dưới dạng tiềm năng thì cần phải có sự vận dụng vào thực tiễn của cuộc sống, hay nói cách khác, học phải đi đôi với hành. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trong văn bản Bàn về phép học cũng đã đề cập đến và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học, gắn với hành.
Con người là người làm chủ thế giới tự nhiên, bằng chính những tri thức, hiểu biết và khả năng lao động của mình, con người đã dần chinh phục tự nhiên và trở thành người chủ nhân thực sự của thế giới ấy. Tuy nhiên, không phải ngay từ khi thoát thai từ loài vượn cổ thì con người đã là chủ nhân của trái đất, con người luôn có khát khao tìm tòi, khám phá để hiểu thế giới, thông qua quá trình lao động thì con người đã hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng cũng như quy luật vận động của tự nhiên. Đó chính là quá trình học hỏi lâu dài, qua nhiều thế hệ.
Từ những hiểu biết, con người có thêm những kinh nghiệm trong quá trình cải tạo cuộc sống của mình. Như vậy, từ rất sớm, con người cũng đã bắt đầu có ý thức khám phá những điều mới mẻ, sau đó vận dụng vào chính thực tiễn cuộc sống của mình. Ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới đều khuyến khích việc học gắn liền với thực hành, mang những thứ được học trong sách vở ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn, đó chính là khẩu hiệu “Học đi đôi với hành”.
Để hiểu hơn về ý nghĩa của khẩu hiệu “học đi đôi với hành” ta sẽ cắt nghĩa từng phạm trù. “Học” ở đây chỉ quá trình lĩnh hội những tri thức, hiểu biết nói chung của con người. Thông qua quá trình học, con người có thêm những vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực của đời sống, từ đó chi phối suy nghĩ cũng như hành động của con người, những hành động mang tính lí trí chứ không còn là những hành động mang tính bản năng như trước nữa.
Những tri thức mà con người đạt được trong quá trình học sẽ lưu lại trong não của con người dưới dạng tiềm năng, khả năng. Những tri thức ấy chỉ thực sự được bộc lộ khi nó được thể hiện ra bằng những hành động thực tiễn. Nếu học là quá trình tiếp thu những tri thức, làm giàu thêm vốn hiểu biết thì “hành” lại là sự vận dụng vào thực tiễn, hành ở đây là thực hành, là quá trình chuyển hóa, thực hành những kiến thức vào thực tiễn đời sống của con người.
“Hành”giúp cho việc học phát huy những tiềm năng, những khả năng, mang đến những lợi ích trực tiếp trong thực tế. Chẳng hạn, việc học toán trên lớp một mặt làm cho học sinh phát triển tư duy logic, tư duy toán học thì trong thực tiễn, học sinh có thể áp dụng để đo lường, tính toán diện tích của một mảnh đất, thuở ruộng hay đơn giản là có thể tự mình tính toán tiền khi mua bán một vật phẩm gì đó. Hay học văn về những đạo lí nhân văn không chỉ làm giàu thêm thế giới thẩm mĩ của học sinh mà còn giúp cho các em có tình yêu thương đối với đồng loại, biết cảm thông và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Học và hành không thể tách biệt bởi chúng có tác động bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau, thiếu một trong hai yếu tố thì việc việc học khó đạt được hiệu quả như mong muốn của con người. Nếu chỉ có học mà không biết thực hành thì chẳng khác nào vất vả cày cuốc cấy trồng nhưng sản phẩm thu được không mang ra sử dụng mà cất giấu vào trong kho. Những kiến thức, hiểu biết không vận dụng vào thực tiễn thì nó mãi tồn tại trong đầu óc con người như một loại tiềm năng, và thời gian trôi qua nó cũng sẽ mai một, mất mát dần đi. Ngược lại, nếu không có việc học thì con người cũng không có cơ sở để thực hành. Những hành động vận dụng sẽ mang tính chất mù quáng, phiến diện và không mang lại kết quả.
Như vậy, việc học và hành phải luôn sánh đôi, song hành, người học không chỉ chú trọng vào việc học mà cần đề cao tính thực hành, áp dụng vào thực tiễn. Nhận thức được điều đó mà bộ giáo dục Việt Nam cũng phổ biến quan điểm học đi đôi với hành trong các nhà trường để học sinh cũng như thầy cô có những định hướng trong quá trình giảng dạy và học tập. Mang những tri thức để khẳng định mình, mang lại hào quang cho đất nước thì cần thông qua những hành động cụ thể. Có như vậy thì non sông Việt Nam mới vẻ vang sánh vai cùng với cường quốc năm châu như chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
HỌC
HOC
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
THỰC HÀNH
ỨNG DỤNG