28/05/2017, 19:31

Suy nghĩ của em về chủ trương tiết kiệm của Đảng và nhà nước

Đề bài: Tiết kiệm là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Em hiểu như thế nào về chủ trương ấy? Hãy phát biểu suy nghĩ của bản thân trong việc hưởng ứng chủ trương ấy Trong sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội thì đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện rõ ...

Đề bài: Tiết kiệm là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Em hiểu như thế nào về chủ trương ấy? Hãy phát biểu suy nghĩ của bản thân trong việc hưởng ứng chủ trương ấy Trong sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội thì đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện rõ rệt, không chỉ là đời sống vật chất mà còn là thế giới tinh thần. Đời sống của con người no đủ, nhiều gia đình còn dư thừa về của ăn của để, tuy nhiên đảng và nhà nước ta vẫn đề ...

Đề bài: Tiết kiệm là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Em hiểu như thế nào về chủ trương ấy?
Hãy phát biểu suy nghĩ của bản thân trong việc hưởng ứng chủ trương ấy

Trong sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội thì đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện rõ rệt, không chỉ là đời sống vật chất mà còn là thế giới tinh thần. Đời sống của con người no đủ, nhiều gia đình còn dư thừa về của ăn của để, tuy nhiên đảng và nhà nước ta vẫn đề cao chính sách tiết kiệm và coi đó là quốc sách hàng đầu cho đất nước Việt Nam. Vậy, tại sao Đảng ta phải chủ trương như vậy?

Trong chính sách của Đảng và nước ta hiện nay, vấn đề về thực hành tiết kiệm vẫn được đề cao và vận động để nhân dân trong nước cùng thực hiện. Đây là một chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tế mà Đảng và nhà nước đã thực hiện. Chính sách tiết kiệm không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mỗi người, mỗi gia đình, mà đó còn tác động to lớn đối với xã hội Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính sách tiết kiệm làm tăng thêm nguồn lực kinh tế cho mỗi gia đình, từ đó tạo tiềm lực cho nền kinh tế chung của Việt Nam.

“Tiết kiệm” là sự chi tiêu hợp lí, phù hợp về tiền của, tài sản thuộc sở hữu của người dân cũng như của nhà nước. Chính sách tiết kiệm được Đảng và nhà nước chủ trương và đề ra trong mỗi kì họp của quốc hội. Kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm không phải ngăn cấm người dân không được tiêu tốn hay sử dụng tiền bạc, của cải mà nhằm mục đích vận động nhân dân sử dụng một cách hợp lí, có kế hoạch. Chính sách này là nhằm vào lợi ích của từng cá nhân, từng gia đình, đối với nhà nước thì việc tiết kiệm còn làm cho tiềm lực kinh tế thêm hùng mạnh, phát triển.

             

Trong tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, ta có thể thấy chính sách thực hành tiết kiệm được đề ra rất nhiều lần và dần dần trở thành một khẩu hiệu trong toàn dân: “Tiết kiệm là quốc sách”. Trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì chính sách tiết kiệm chính là nhằm phục vụ cho kháng chiến, vì kháng chiến. Người dân cả nước sẽ vừa sản xuất, vừa đấu tranh, lương thực, tài sản cũng không chỉ phục vụ cá nhân mà còn phục vụ cho kháng chiến, người dân cũng chính là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.

Chẳng hạn, trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1946, trước nạn giặc đói hoành hành thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước tiết kiệm thóc gạo và thực hiện quyên góp để san sẻ với những đồng bào có nguy cơ chết đói. Bản thân Bác cũng tiết kiệm chính tiêu chuẩn bữa ăn của mình để ủng hộ vào hũ gạo ngày đói. Nhờ có sự tiết kiệm, đoàn kết của nhân dân cả nước mà chúng ta đã vượt qua được thời kì khó khăn, tang thương nhất của lịch sử dân tộc, là nền tảng cho mọi chiến thắng vẻ vang sau này.

Ngày nay, khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt nhưng Đảng và nhà nước vẫn kêu gọi thực hành tiết kiệm. Chính sách này dựa trên thực tiễn của đất nước, đó là một đất nước đang phảt triển, bởi vậy mà mọi chi tiêu, sử dụng ngân sách đều phải có kế hoạch cụ thể, sát đáng. Ngân sách chính là thuế của nhân dân xây dựng nên, mà đất nước là đất nước của nhân dân nên mọi hoạt động đều phải thận trọng, chi tiêu cho những thứ thực sự cần, thực sự quan trọng, như vậy thì đất nước mới có thể phát triển, đất nước mới có thể ổn định.

Đối với công dân của nước Việt Nam, chính sách tiết kiệm cũng thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cuộc sống của người dân. Cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay tuy đã được cải thiện rất nhiều, nhiều gia đình đã có của của ăn, của để nhưng so với chất lượng cuộc sống của những khu vực phát triển trên thế giới thì chúng ta vẫn còn chưa đạt được. Tiết kiệm ở đây chính là để nâng cao kinh tế của gia đình, chi tiêu hợp lí, phù hợp, mặt khác cũng góp phần nâng cao tiềm lực của đất nước Việt Nam.

Tiết kiệm ở đây là tiết kiệm trên mọi lĩnh vực, không chỉ đơn giản là về tiền bạc, tài chính. Về tự nhiên có thể là tiết kiệm nước, về sinh hoạt có thể là tiết kiệm điện, đồ ăn thức uống và những đồ dùng không cần thiết. Bởi những thứ vật chất ấy đều có thể cạn kiệt, nếu khai thác quá mức thì đến một lúc nào đó cuộc sống của con người sẽ trở nên thiếu thốn, không đủ phục vụ cho cuộc sống. Bởi vậy mà tiết kiệm chính là cách thức để chúng ta nâng cao cuộc sống cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Như vậy, ta có thể thấy chính sách tiết kiệm của Đảng và nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, đây là sự vận dụng dựa trên lợi ích của chính đất nước mà gần hơn đó là cuộc sống của chính mỗi chúng ta. Vì vậy, là công dân của nước Việt Nam, cần có ý thức chấp hành chính sách tiết kiệm của Đảng và Nhà nước.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

TIẾT KIỆM

TIET KIEM

CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC

CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM

TIẾT KIỆM LÀ QUỐC SÁCH

0