24/05/2018, 10:55

Dưỡng khí (oxy) trên trái đất có cạn kiệt không?

Chúng ta thường gọi rừng xanh và các thực vật có màu xanh là "nhà máy hút khí cacbonic và chế tạo dưỡng khí trong tự nhiên". Dưỡng khí là thành phần dưỡng chất cơ bản để nhân loại và tất cả sinh vật trên trái đất sinh tồn cho nên có rất nhiều người quan tâm tới vấn đề: một ngày nào ...

Chúng ta thường gọi rừng xanh và các thực vật có màu xanh là "nhà máy hút khí cacbonic và chế tạo dưỡng khí trong tự nhiên".

Dưỡng khí là thành phần dưỡng chất cơ bản để nhân loại và tất cả sinh vật trên trái đất sinh tồn cho nên có rất nhiều người quan tâm tới vấn đề: một ngày nào đó dưỡng khí có bị dùng hết không?

Về lý mà nói, dưỡng khí bị tiêu hao do chúng ta hô hấp có thể được tái sinh, cho nên dưỡng khí trên trái đất trong một khoảng thời gian ngắn sẽ không có hiện tượng bị thiếu hụt. Chúng ta thường gọi rừng xanh và các thực vật có màu xanh là "nhà máy hút khí cacbonic và chế tạo dưỡng khí trong tự nhiên". Thông qua tác dụng của quang hợp,   chúng hút khí cacbonic trong không khí, lượng nước trong đất; hòa tan các khoáng chất và dưỡng chất vô cơ trong dung dịch có trong đất, chế tạo các chất vô cơ, tích trữ năng lượng mặt trời , giải phóng dưỡng khí mới. Mỗi khi mặt trời mọc ở đằng đông, ánh sáng mặt trời vàng chói chiếu lên lá của thực vật màu xanh, quá trình quang hợp này cũng bắt đầu, hơn nữa nó sẽ tuần hoàn theo kiểu vòng tròn, không ngừng cung cấp dưỡng khí mới.

Cho dù có như vậy, các nhà khoa học vẫn còn rất lo lắng vì đã phát hiện ra rằng, không khí đang không ngừng bị lão hóa mà biểu hiện sự lão hóa của không khí là hàm lượng dưỡng khí trong đó đang bị giảm. Chúng ta nên nâng cao ý thức về nguy cơ trên, bảo vệ môi trường sống của chúng ta, tăng cường diện tích cây xanh và chú ý giảm bớt sự ô nhiễm của không khí.

0