Dừng mở ngành đào tạo "thừa" đầu ra: Không quản được thì cấm?

Không quản được thì cấm? Tại cuộc họp về công tác thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội diễn ra chiều 18/12, GS Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói: “Từ năm 2013 sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa đầu ra như tài chính ngân hàng, quản trị kinh ...

Không quản được thì cấm?

Tại cuộc họp về công tác thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội diễn ra chiều 18/12, GS Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói: “Từ năm 2013 sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa đầu ra như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, đồng thời kiến nghị Thủ tướng không cho phép mở các trường đại học đào tạo các ngành này”.

Cái lý của Bộ Giáo dục là soi chiếu từ kết quả tuyển sinh năm 2011 thấy nhiều bất cập, trong 416 trường ĐH, CĐ thì 248 trường tuyển sinh một trong bốn ngành: Tài chính - ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán. Từ đó thấy rằng chỉ tiêu các trường ĐH, CĐ đăng ký cho nhóm ngành này chiếm tới 38% trên tổng chỉ tiêu tất cả khối ngành và con số này gấp đôi quy hoạch nguồn nhân lực thời điểm hiện nay.

Ngay sau khi thông tin này được phát đi bởi chính Tư lệnh ngành giáo dục, nhiều người đã đặt câu hỏi tranh luận: Bộ Giáo dục chỉ nên đưa ra các con số cảnh báo, nhưng lại đang làm thay cả thị trường?

Cần phải nói lại rằng, trước đây Bộ đã có Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 2/12/2012 về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nói rõ tại điều 2 “Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở đào tạo trong việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm”. Điều đó có nghĩa là các trường được quyền tự chủ, được mở các ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng của trường, miễn là đáp ứng các quy định điều kiện cơ sở vật chất, giảng viên cơ hữu… mà Bộ Giáo dục đã ban hành. Và điều này cũng có nghĩa là, sinh viên được tự do lựa chọn ngành mà họ muốn học, không phụ thuộc vào bất kỳ sự can thiệp nào từ cấp quản lý hay cá nhân nào.

Khi dẫn ra những văn bản này để so sánh, có người bảo, Bộ thấy “quá đà” nên cấm. Có người lại bảo, tư duy của Bộ đang có vấn đề “bất thường” với nền kinh tế thị trường.

0