24/05/2018, 21:11

Dung dịch đất

được xem là thể lỏng của đất, trong đó chứa các muối hòa tan, hợp chất hữu cơ khoán, hữu cơ hòa tan và các sol keo. tác dụng trực tiếp với thể rắn, không khí đất, hệ thống rễ thực vật với các sinh vật lớn, nhỏ sống trong đất. Nó ...

được xem là thể lỏng của đất, trong đó chứa các muối hòa tan, hợp chất hữu cơ khoán, hữu cơ hòa tan và các sol keo.

tác dụng trực tiếp với thể rắn, không khí đất, hệ thống rễ thực vật với các sinh vật lớn, nhỏ sống trong đất. Nó thay đổi liên tục dưới tác động của các yếu tố địa lý, thủy văn và các mùa trong năm.

Theo Vernatski thì dung dịch đất quan hệ với đất như máu của động vật, như dịch của tế bào cây.

Nướctrong đất ( dưới dạng ion và chất hòa tan)Chất khoángPhần rắn của đấtChất hữu cơPhong hóaKhoáng hóa nhờ vi sinh vật phân giải và tổng hợpRễ câyKhí trong đấtK+,PO43- Ca2+ Mg2+,NH4+H+, HCO3-Lông hút

Hình 4.2. Vai trò của dung dịch đất

có tác dụng chính sau:

  • Hòa tan các chất hữu cơ, khoáng và chất khí cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thành phần và nồng độ chất hòa tan trong dung dịch đát nói lên khả năng cung cấp thức ăn dễ đồng hóa nhấtcủa đất đối với cây trồng.
  • Nồng độ dung dịch đất ảnh hưởng tới sự hấp phụ chất dinh dưỡng của cây trồng. Trong trường hợp tăng nồng độ chất hòa tan (bón phân, đất bị mặn, nồng độ chất ô nhiễm cao…) thì áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng và cảng trở sự hút nước của cây và cây héo.
  • Phản ứng dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của vi sinh vật, đến các tính chất lý - hóa học của đất.
  • Trong dung dịch đất chứa một số loại muối, các chất hòa tan khác, các cation và anion có khả năng đệm.
  • chứa một số chất hòa tan làm tăng cường sự phong hóa đá.

Nguồn gốc

được tạo thành từ 3 nguồn gốc: hơi nước ngưng tụ, mưa khí quyển, nước ngầm.

Trong điều kiện đất được tưới nước thì bản chất của dung dịch đất còn liên quan đến bản chất của nguồn nước tưới.

Các chất hòa tan trong dung dịch đất luôn được bổ sung do:

  • Quá trình bón phân hữu cơ và vô cơ.
  • Quá trình trao đổi ion trên keo đất và chuyển vào dung dịch đất.
  • Quá trình phong hóa đá, phân giải chất hữu cơ.

Thành phần

Thành phần và nồng độ dung dịch đất là kết quả của hàng loạt quá trình sinh học, lý – hóa học, lý học. giữa dung dịch đất và phần rắn của đất luôn xảy ra sự trao đổi.

Trong dung dịch đất chứa các chất hữu cơ, vô cơ và các sol keo. Thành phần vô cơ trong dung dịch đất tồn tại ở dạng cation và anion.

  • Các anion quan trọng của dung dịch đất:HCO3-, NO2-,Cl-,SO42-,H2PO4-,HPO42-
  • Các cation trong dung dịch đất có: Ca2+, Mg2+, Na+, K+, H+, Al3+, Fe3+,ngoài ra còn có các cation nguyên tố vi lượng: Mn2+, Zn2+, Cu2+, CO2+

Giữa các cation trong dung dịch đất và các cation trạng thái hấp phụ luôn có một cân bằng động. Trong những đất không mặn, không chua thì Ca2+,Mg2+ chiếm ưu thế, trong các đất chua thì H+,Al3+,Fe3+, trong đất mặn Na+.

  • Chất hữu cơ trong dung dịch đất: Chất hữu cơ là hoạt động sống của vi sinh vật, động vật và thực vật, các sản phẩm phân giải của chúng như: các loại đường ,axit hữu cơ, rượu, axit amin, vitamin, khán sinh và độc tố. tuy nhiên nồng độ của chúng thấp.
  • Các chất khí trong dung dịch đất: ngoài các chất khí thông thường trong dung dịch đất như:N2, O2, CO2, còn có NO2, NH3( hình thành khi giông bão). Trong điều kiện yếm khí có các khí CH4, H2S…

Những nhân tố ảnh hưởng đến dung dịch đất

là phần linh động nhất, dễ thay đổi thành phần và nồng độ. Các nhân tố ảnh hưởng là:

  • Lượng mưa: lượng nước nhiều làm giảm nồng độ chất hòa tan thêm một số chất. ngược lại, lượng nước giảm làm tăng nồng độ của dung dịch đất, có thể làm thay đổi thành phần dung dịch đất.
  • Sự hoạt động của sinh vật: hệ rễ của thực vật hút nước và dinh dưỡng từ đất do đó làm thay đổi thành phần và nồng độ của dung dịch đất. nhiều vi sinh vật và do hoạt động sống của chúng cũng làm thay đổi thành phần và nồng độ của dung dịch đất. vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas,Nitrobacter) tạo thành axit HNO3;H2SO4 làm axit hóa dung dịch đất…
  • Phản ứng của dung dịch đất: phản ứng dung dịch đất liên quan chặt chẽ tới sự hòa tan và mức độ dễ tiêu của nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ càn cao thì sự hòa tan các chất càng nhiều, nồng độ dung dịch càng tăng.
  • Thành phần của đá mẹ, nước ngầm, phân bón.
0