09/06/2018, 18:36

Vì sao mặt trời lúc bình minh nhìn to hơn - Câu hỏi hay

Trong cùng một ngày, tôi nhìn thấy mặt trời hoặc mặt trăng to hơn bình thường vào lúc chúng mới mọc và sắp lặn. Vì sao thế? ...

Trong cùng một ngày, tôi nhìn thấy mặt trời hoặc mặt trăng to hơn bình thường vào lúc chúng mới mọc và sắp lặn. Vì sao thế?

Ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng trắng mà là tập hợp của 7 sắc cầu vồng (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). Lúc bình minh và lúc hoàng hôn mặt trời chiếu chếch xuống mặt đất vì vậy các tia sáng phải xuyên qua một lớp khí quyển dầy hơn so với buổi trưa. Trên đường đi tới trái đất các tia sáng màu vàng, lục, lam, chàm, tím bị giữ lại khá nhiều khi gặp các hạt nhỏ liti trong không khí (nước, cát, bụi …). Chính vì vậy ta thường thấy mặt trời và bầu trời có mầu rất đỏ. Còn kích thước to hơn thì không đúng đâu, Đó là ảo giác của ta mà thôi. Khi mới mọc và sắp lặn mặt trời ở gần núi non, nhà cửa, cây cối nên ta cảm thấy to hơn so với khi đứng giữa bầu trời bao la vào buổi trưa. Ngoài ra, khi bình minh hay hoàng hôn bầu trời bốn phương mờ tối nên ta càng có cảm giác mặt trời to hơn so với vào buổi trưa. - (Hoàng Anh Châu)

Mặt Trời to, nhỏ…Trái đất được bao quanh bởi một lớp khí quyển dày độ 100 kms. Tạm gọi điểm bạn đứng ngắm mặt trời là O. Từ O vẽ một nửa đường thẳng Ox thẳng góc với mặt đất. Khi mặt trời ở đỉnh đầu bạn [Nếu bạn ở trong phạm vi 23o Bắc và 23o Nam, thí dụ như Việt Nam, có lúc mặt trời nằm trên Ox], lúc đó ta nhìn mặt trời qua “thấu kính không khí” mỏng nhất (100 kms). Mặt trời càng nằm trên góc xiên lớn so với Ox, thì măt ta quan sát mặt trời phải xuyên qua thấu kính không khí càng dày. Mặt trời ở tại chân trời là vị trí thấu kính dày nhất. Vì thấu kính không khí dày làm cho mặt trời bớt chói chang [như trên đỉnh đầu ta], nên bạn nhìn nó rõ hơn, chứ không phải nó to hơn.Cũng vì cái “thấu kính” dày mỏng này làm cho sức nóng mặt trời gay gắt nhất khi nó ở đỉnh đầu ta [Thấu kính mỏng nhất], và trở nên mát dịu hơn khi nó ở vị trí thấu kính dày nhất [Buổi chiều, hoặc sáng]. Đó cũng là lý do khiến các quốc gia có “thấu kính dày” che chở thì được mát hơn. Các quốc gia này ở trên vĩ độ 23o Bắc, và dưới 23o Nam.Mong được nghe ý kiến của các vị chuyên môn hơn.Nguyễn Khắc Lai - (Laiknguyen)

Kích thước lớn hơn của mặt trời lúc bình minh và hoàng hôn là một hiệu ứng của sự khúc xạ của ánh sáng mặt trời khi nó đi qua bầu khí quyển của Trái đất. Ánh sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái đất vào những lúc này hơn là vào buổi trưa. - (Quốc anh)

Dễ quá thôi mà. Nếu ta để vật gì vào trong chậu nước rồi nhìn vào sẽ thấy. Nhìn càng xiên thì nó càng lớn, đó là do chiết xuất trong môi trường không đều nhau. Trái đất có lớp khí quyển nên chiết xuất nó khác với chiết xuất ngoài chân không. Lúc mặt trời hoặc mặt trăng sắp mọc hoặc lặn là lúc ta đang nhìn nó qua lớp khí quyển rất dày. Lúc nó lên đến đỉnh đầu thì ta nhìn nó qua lớp khi quyển là mỏng nhất, nên lúc này sẽ nhìn thấy nó nhỏ lại thôi. Đây chỉ là hiện tượng ảo giác thôi, giống như đang nhìn một vật qua lăng kính vậy đó, còn kích thước của mặt trời hoặc mặt trăng thì vẫn thế không lớn hay nhỏ trong ngày đâu. - (hominhduc_opjv)

Bất luận lúc nào Mặt Trời cũng có kích thước cố dịnh. Nhưng vào buổi sáng sớm nhìn Mặt trời to hơn những lúc khác là vì buổi sáng nhìn Mặt trời không bị chói mắt nên mọi người dám nhìn thẳng vào nó. Hơn nữa vào buổi sáng đường chân trời chỉ là một góc của bầu trời, nếu so các thứ trên mặt đất như núi, nhà cửa, cây cối với mặt trời thì Mặt trời to hơn nhiều. Vào buổi trưa, Mặt trời rất chói mắt, xung quanh Mặt trời là khoảng không vô tận, không có gì có thể so sánh được nên nhìn mặt trời có vẻ to hơn. - (thichsungsuong24)

Buổi sáng nhìn mặt trời qua 1 lớp Không khí dầy hơn bằng bán kính quả đất - buỗi trưa nhìn qua 1 lớp không khí mõng hơn (khoảng vài trăm Km ). Vì vậy nên mặt trời lúc bình minh mát (bị phản xạ nhiều) và to hơn (do lớp Không khí như 1 thầu kính làm tăng kích thước ảnh mặt trời) còn ngược lại buỗi trưa thì nóng hơn và nhỏ hơn. - (Thái Sanh Nguyên Bình)

ý kiến của tôi là: tất cả các ý kiến trên đều sai bét. - (tam hoang)

Do khúc xạ ánh sáng thôi - (sieugenie)

Lúc mới mọc hoặc lặn thì mặt trăng, mặt trời nằm ở phía chân trời nên ánh sáng chiếu qua tầng khí quyển dày hơn bị ảnh hưởng khúc xạ và tán xạ nhiều hơn. Lúc này, khí quyển như một kính lúp nên bạn quan sát thấy to hơn lúc ở thiên đỉnh (vì ở thiên đỉnh ánh sáng chiếu qua tầng khí quyển mỏng hơn ở chân trời). Còn màu rất đỏ là do các tia đơn sắc khác màu đỏ bị giữ lại khi qua khí quyển. - (dhd_tn)

Bạn àh. Nó cũng giống như khi so sánh chiếu cao của 2 người thôi. Lúc mặt trời mọc và lặn thì lúc đó có nhiều thứ để so sánh với nó thì thấy nó to. Còn khi nó đến giữa trưa thì có 1 mình nó trên trời ah, nên thấy nhỏ là đúng rôi` - (phuoc2000_vn)

Đây là một Sunrise False, một loại rất đặc biệt của ảo nhựtKhúc xạ khí quyển gây ra để được nhìn thấy mặt trời trong khi nó vẫn còn dưới đường chân trời.Mặt trời xuất hiện lớn hơn lúc bình minh hơn là trong khi cao trên bầu trời, trong một cách tương tự như ảo giác mặt trăng.Mặt trời xuất hiện để vượt lên trên đường chân trời và trái đất hình tròn, nhưng nó thực sự là trái đất quay, với mặt trời còn lại cố định. Kết quả này có hiệu lực từ thực tế là một người quan sát trên trái đất trong một khung tham chiếu quay.Thỉnh thoảng một mặt trời mọc sai xảy ra, thể hiện một loại rất đặc biệt của ảo nhựt thuộc gia đình hiện tượng quang học của quầng sáng.Đôi khi chỉ cần trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn một đèn flash màu xanh lá cây có thể được nhìn thấy. Đây là một hiện tượng quang học, trong đó một điểm màu xanh lá cây là có thể nhìn thấy trên mặt trời, thường là không có nhiều hơn một hoặc hai giây - (Hạnh)

Thực ra thì kích thước thật của mặt trăng, mặt trời không thay đổi, cái mà bạn nhìn thấy cũng gần giống ảo ảnh mà thôi. Ảo ảnh tức là những gì bạn nhìn thấy không hoàn toàn thật ? Sự to nhỏ bất thường của sun,moon cũng ko ngoại lệ. Theo mình thì có 3 nguyên nhân 9 :-Thứ 1: Bạn có để ý là lúc mặt trời mọc hoặc lặn nó to hơn , nhưng còn sót 1 thứ nữa là nó có màu cam ( một chút đỏ) đậm hơn buổi trưa rất nhiều. Nguyên nhân là do vừa mọc hoặc lặn thì áng sáng chiếu xiên , do hiện tượng tán xạ nên chỉ có ánh sáng có bước sóng cao( đỏ,cam) đến được mặt đất . Vì thế mắt của bạn bị kích thích, nói đúng hơn là bị ánh sáng của chúng lừa.-Thứ 2: Do lúc vừa mọc hoặc lặn thì khoảng cách giữa chúng ta và sun là gần nhất , bạn cứ tưởng tượng quỹ đạo của chúng là đường parabol , cho nên k/c lúc bình minh là gần nhất (bình minh) , sau đó càng ra xa( trưa 12h là xa nhất, sun chiếu vuông góc), rồi càng gần ( hoàng hôn).-Thứ 3:Nguyên nhân này chưa có bằng chứng khoa học, nhưng theo mình nghĩ là do lúc bình minh, hoàng hôn mặt bạn có thể nhìn trực diện vs sun, do đó mắt bạn có đủ thông tin truyền về não để phân tích được độ lớn của nó ,còn buổi trưa tôi đố bạn dám nhìn thẳng vào sun đấy ( bạn hãy nhìn nếu ko muốn con mắt bạn đen thui T_T) , cho nên não ko thể phân tích được mà phài hình dung ( tưởng tượng) .Đó là mình giải thích về mặt trời thôi , nếu bạn hiểu thì mặt trăng cũng gần giống vậy. Nói chung tất cả chỉ là ảo giác , moon (sun) ko hề thay đổi kích thước đâu . Mấu chốt là ở chổ đó ...Thân - (Nguyễn Ngọc Duy (Duy KHTN))

Trên trái đất có địa cầu ( kinh tuyến, vĩ tuyến, xích đạo) , thì đối với bầu trời chúng ta có thiên cầu ( thiên kinh tuyến, xích vĩ, mặt phẵng xích đạo, mp chân trời), nhưng đv thiên cầu thì ta có thể lập ra bằng cách chọn tâm thiên cầu trùng với tâm trái đất, hay trùng với mắt người quan sát.Độ cao của thiên thể, mặt trăng, mặt trời, được tính bằng góc hợp bởi từ mp chân trời theo thiên kinh tuyến đến vị trí của thiên thể, mặt trăng, mặt trời.Khi mặt trời ở dưới mp chân trời thì chúng ta ko nhìn thấy đồng nghĩa là ko có ánh sáng. Khi bình minh hoặc hoàng hôn do độ cao của mặt trời thấp nên ta thấy mặt trời ta hơn bình thường.Để hiểu rỏ hơn bạn nên xem một số kiến thức về thiên văn. - (chivu)

tại vì lúc đó là thời điểm trái đất ở gần mặt trăng và mặt trời nhất - (letuananh)

Chỉ có ý kiến của pạn Hoàng Anh Châu là đúng, cám ơn pạn nhiều! - (Nguyen Duong)

Kích thước to là do bộ não của chúng ta bị đánh lừa mà thôi, nó giống như hiệu ứng đồ chơi khi ta quan sát mặt đất từ máy bay vậy. - (abc)

cảm giác mặt trời và mặt trăng to hơn khi ở cuối chân trời vẫn luôn là bí ẩn với các nhà khoa học! đừng vội khẵng định điều ấy! - (chihocvn)

Do góc nhìn thôi :) - (huynamksd)

bạn nguyễn ngọc duy giải thích nguyên nhân thứ 2 tôi thấy không hợp lý. vì nếu lúc mặt trời mọc hoặc lặn theo bạn nói mặt trời gần trái đất thì nhiệt độ phải là nóng nhất m còn buổi trưa MT xa trái đất thì nhiệt độ phải mát mẻ chứ> - (toan_nac1982)

Tôi thấy tam hoang nói đúng, tất cả đều sai và chỉ đúng 1 phần. CHỉ có letuananh nói hợp lý và súc tích nhất. - (langdu92000)

Ban Hoan Anh Chau giai thich y dau thi dung, y sau thi chua chinh xac. - (Nguyenhuykhoi)

Yếu tố chính cho hiện tượng này là lượng hơi ẩm trong không khí khi hướng nhìn của chúng ta phải xuyên qua tầng không khí sát bề mặt trái đất gây ra hiện tượng khúc xạ, và tiếp theo là các ý kiến khác.... - (thanh64bits)

Tại vì khi chúng ở trên mình không có vật thể để so sánh nên cảm thấy bé. Khi mọc hoặc lặn đi thì có nhiều vật để so sánh như cây cối, nhà cửa... nên mình thấy nó to hơn. - (Nguyen Ha Trong Tan)

CÁC BẠN THƯ LÀM 1 THÍ NGHIỆM NHỎ SẼ BIẾT NGAY CÂU TRẢ LỜI . LÚC SÁNG SỚM, KHI THẤY MẶT TRỜI TO, TA HÃY LẤY TAY CHE BÊN DƯỚI MẶT TRỜI. THẬT NGẠC NHIÊN TA THẤY MẶT TRỜI NHỎ LẠI NHU LÚC TRƯA. THỰC RA LÚC SÁNG THẤY MT TO LÀ DO NÓ Ở GẦN MẶT ĐẤT ĐỂ SO SÁNH. HIỂU ĐƠN GIẢN LÀ MỘT CÁI Ô TÔ TẢI Ở TRONG NHÀ THÌ THẤY TO, KHI NHIN NO ĐỨNG GIỮA SÂN VẬN ĐỘNG THÌ CẢM THẤY NÓ NHỎ - (Đỗ Khánh Dư)

0