25/05/2018, 17:16

Dừa xiêm lục

Giống dừa xiêm lục Về hình dạng bên ngoài thì dừa xiêm lục có màu xanh nhưng hơi nhạt hơn xiêm xanh và màu xanh hơi giống như màu xanh lục. Một điểm dễ nhận ra của giống dừa này là có 2 mo nang. Giống dừa này trái nhiều hơn dừa xiêm xanh , trung bình mỗi buồng có hơn một ...

Giống dừa xiêm lục

Về hình dạng bên ngoài thì dừa xiêm lục có màu xanh nhưng hơi nhạt hơn xiêm xanh và màu xanh hơi giống  như màu xanh lục. Một điểm dễ nhận ra của giống dừa này là có 2 mo nang. Giống dừa này trái nhiều hơn dừa xiêm xanh , trung bình mỗi buồng có hơn một chục dừa ( mỗi chục là 12 trái ).Trong vườn dừa xiêm lục buồng có từ 20 trái đến 30 trái rất phổ biến , trong khi đó ở giống dừa xiêm xanh buồng trên 20 trái thường không được nhiều. Khối lượng và đường kính trái nhỏ hơn trái dừa xiêm xanh. Nếu  buồng ít trái từ 10 đến 16 trái thì trái có thể to hơn và khối lượng trái tương đương dừa xiêm xanh , tức là từ 1 , 4-1 , 7 kg. Nếu buồng có nhiều trái  ( trên 30 trái/buồng ) thì khỗi lượng  trái chỉ từ 1 , 1kg đến 1 , 3kg. Vỏ trái mỏng , chổ mỏng nhất ở phần giữa trái chỉ từ 1 , 2 cm đến 1 , 4 cm. Do vỏ mỏng nên lượng nước bên trong trái tương đương với dừa xiêm xanh , tức là  khoảng 220-280ml. Với lượng nước chừng này cũng vừa đủ cho một người thường uống. Điểm đặc biệt của giống dừa xiêm lục là nước rất ngọt. Nếu vườn dừa có bón phân đầy đủ thì khi thu hoạch sớm hơn 5-7 ngày thì nước vẫn ngọt và không còn vị chua như dừa xiêm xanh. Thời điểm này thì cơm dừa bên trong chỉ vừa “váng cháo” , độ brix đo lúc này  từ 6% trở lên. Nước dừa nếu đo độ brix từ 6% là đã cảm nhận là ngọt thanh , nếu đạt đến 8% là nước dừa rất ngọt. 

1.  Trồng dừa trên vườn mới.

1.1. Làm  đất và tính khoảng cách để trồng:

Hố trồng dừa thường làm với kích thước  là   60x 60 x 60 cm
Trừ đất giồng , còn lại phải lên liếp sẵn ,   Dọn bớt cỏ cho thông thoáng.

- Khoảng cách trồng giữa hai cây dừa tính theo chiều dọc như sau:

Giống

Đất tốt

Đất xấu

Dừa công nghiệp

 

 9 x 9 m

( tương đương 12cây/1000m 2 )

8 x 8 m

( tương đương 16cây/1000m 2 )

Dừa uống nước

7 x 7 m

( tương đương 20 cây/1000m 2 )

6 x 6 m

( tương đương 28cây/1000m 2 ) 

- Nếu là bờ đơn , nên trồng một hàng ở giữa. Nếu là bờ đôi , nên trồng hai hàng , mỗi hàng cách mương tối thiểu là  1 , 5m. Có thể trồng sole hay vuông góc, nhưng cần xem hướng ánh sáng mặt trời để sao cho cây nào cũng nhận được ánh nắng tối đa , tránh để cây nầy che bóng qua cây khác.

- Trước khi trồng , nên đo và cắm cọc làm dấu nơi sẽ trồng mỗi cây dừa con theo khoảng cách như đã  hướng dẫn trên.Sau đó, đào hố trồng mỗi cạnh 6 tấc , sâu 6 tấc. Trộn đất xốp với phân hữu cơ bón lót lớp đáy trước khi trồng ít nhất là một tuần , nếu đất có phèn , thì bón thêm vôi và lân , số lượng phân lót tính theo kg như sau:

Loại đất

Phân hữu cơ

Xơ dừa hoặc

rơm rạ mục

Vôi bột

Phân lân

nung chảy

Đất cát , cát pha

30

15-20

-

1

Đất thịt , đất phù sa

10-20

15-20

-

1

Đất phèn

10-20

15-20

0 , 5-1 , 0

1 , 5

1.2  Kỹ thuật trồng

Khi trồng , phải đặt cây dừa con thẳng đứng , hướng đầu trái dừa vào bên trong liếp , để rễ dừa có thể  phát triển đều các phía , mặt trên của quả dừa ngang hoặc thấp hơn mặt liếp chừng 1 cm , trộn phân hữu cơ với đất nhuyễn ém chặt xung quanh gốc cây  , tránh để cây con bị gió lay sẽ khó bám rễ. Trồng xong thì tưới nước ngay , che nắng cho cây và đạy gốc. Khi dừa con đã mọc thêm 1 đọt non thì dỡ bớt lớp che cho đến khi cây con có lá thứ hai thì dỡ bỏ hẳn nhưng vẫn đạy gốc. Kịp thời trồng lại những cây bị chết hay bị bệnh.         

Lưu ý:  Nên bứng dừa con từ liếp ươm vào sáng sớm hoặc chiều mát và phải dùng xẻng bén , chừa rễ dài khoảng 10 hoặc 15 phân , dùng dao hay kéo bén cắt  những đoạn rễ bị giập và phải trồng ngay , không để quá 2 ngày.  Không dùng sức để nhổ cây dừa con , vì sẽ làm đứt rễ và củ hủ. Nếu  cây con được ươm trong bầu , thì phải rạch tháo nhẹ bầu ra và đặt xuống hố , không để vỡ bầu. Nếu cần vận chuyển  đi xa , cần phải che nắng , phun nước và hạn chế sự  dao động. Tùy  theo mùa , sau khi trồng phải đảm bảo  đủ độ ẩm cho cây phát triển bình thường , nhưng cũng không để cây con bị úng.

Đối với bà con không tự ươm giống để trồng , thì nên đến những trại dừa giống có chất lượng tốt để mua hoặc đặt làm giống theo yêu cầu đặt ra  của mình. Dừa giống phải có tem nhãn và phải có hóa đơn , để đảm bảo về mặt trách nhiệm pháp lí  của người bán giống cho đến khi dừa cho trái. Đặc biệt  không mua và trồng những cây giống trôi nổi , không rõ  vì nếu mua nhằm giống không tốt , sẽ gây tác hại rất lớn về sau.

2.  Trồng dừa trên vườn cũ.

Nếu bà con muốn bỏ những cây trồng đang có trên vườn cũ ( gồm vườn dừa đã già cỗi và các loại cây trồng khác ) , để trồng dừa , thì những kỹ thuật căn bản  cũng giống như đối với vườn mới như đã nêu trên. Nhưng có thể xử lí  vườn cũ theo hai cách sau đây :

Một là ,  cây dừa con được trồng chen giữa những cây có sẵn của vườn cũ ( nhiều người gọi đây là cách trồng lòn ). Sau khi trồng 2 năm đối với dừa công nghiệp  , và 1 năm đối với dừa uống nước phải đốn bỏ cây cũ , để những cây dừa con có đầy đủ  ánh sáng , cho trái sớm.Nếu để vườn cũ kéo dài , hoặc chỉ trồng lòn mà không đốn bỏ vườn cũ , thì những cây dừa mới trồng sẽ bị thiếu nắng , èo uột , chậm có trái hoặc không có trái , hiệu quả vườn rất kém.

Hai là ,   đối với số bà con có diện tích lớn , có vốn , thì nên đốn bỏ hết  những cây cũ , hoặc lần lượt đốn từng khoảnh lớn để trồng lại , sẽ tốt hơn.

Để có được thu nhập ngay sau khi đốn bỏ vườn cũ , bà con nên trồng xen những cây ngắn ngày , nhưng không nên trồng những loại làm che khuất những cây dừa con.

* Đối với những vườn dừa đã trồng dày , năng suất trái thấp nhưng chưa có điều kiện để trồng lại , bà con nên tỉa bỏ những cây ít trái hoặc không có trái , những chỗ quá dày , đồng thời áp dụng  các kỹ thuật chăm sóc và trồng xen , cũng sẽ tạo được năng suất và hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý:   Cây dừa cần nhiều nắng và không có khả năng  bị che khuất. Nếu  đủ ánh sáng , nước và phân bón , cây dừa sẽ phát triển nhanh , tàu lá nhiều và to , mọc khít nhau , tán tròn đều , cho trái sớm , lâu cỗi , năng suất cao và bền. Ngược lại , nếu trồng dày hay trồng không đúng  cách , bị thiếu sáng , cây dừa sẽ có ít lá , bẹ thưa và nhỏ , chậm có trái , năng suất kém và mau cỗi.

Nếu làm đúng các biện pháp  khoa học kỹ thuật đã nêu , thì các giống dừa uống nước sẽ có lưỡi mèo đầu tiên trong vòng 20 đến 24 tháng sau khi trồng , dừa công nghiệp sẽ có lưỡi mèo từ 36 đến 40 tháng sau khi trồng , cho thu nhập sớm.

Nhưng để tránh lãng phí nguồn  đất và tăng hiệu quả cho sản xuất , nên  trồng xen hoặc nuôi xen trong vườn dừa ngay từ đầu với vật nuôi thích hợp với từng vùng như: trồng xen ca cao , chanh , bưởi , tắc , cỏ cho chăn nuôi gia súc , các loại rau , cây hoa cảnh...; nuôi xen gia súc  hoặc các loại gia cầm  , thủy sản... Việc trồng xen , nuôi xen trong vườn dừa là mô hình sanr xuât tiên tiến  , đã được nhiều bà con áp dụng và đều đạt hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng độc canh cây dừa. Bà con nên tham khảo  và  làm theo các tài liệu hướng dẫn  riêng về kỹ thuật trồng xen , nuôi xen trong vườn dừa ). 

Sâu bệnh hại dừa

I. Sâu và động vật hại dừa:

1. Bọ dừa ( Brontispa longissima )

+ Tác hại: Thành trùng và ấu trùng bọ cánh cứng gây hại bề mặt của lá chét chưa mở. Chúng ăn lớp biểu bì làm lá bị héo khô , mất khả năng quang hợp. Tùy thuộc vào mức độ gây hại mà hoa cái bị rụng , không đậu trái hoặc đậu rất ít , năng suất giảm. Cây dừa bị bọ cánh cứng gây hại dễ dàng nhận biết bởi các lá ngọn bị cháy khô , lá chét cong queo.
+  Phòng trừ:
- Biện pháp cơ học: Chăm sóc tốt cây dừa để rút ngắn thời gian nở bung bó lá ngọn , hạn chế môi trường sinh sản của bọ cánh cứng và tăng sức chống chịu cho cây; cắt và tiêu hủy lá bị bọ cánh cứng tấn công. Đối với những cây dừa con trong vườn ươm và dừa mới trồng với số lượng ít nên bắt thủ công.
- Biện pháp hóa học: Dùng thuốc Ambush phun 4 tuần 1 lần. Để phòng sự tấn công của bọ cánh cứng lên cây dừa con sắp trồng nên nhúng cây con vào dung dịch Ambush và khuấy đều dung dịch phun lên bề mặt lá trước khi chuyển ra trồng: 3g Ambush + 15g chất kết dính Agral , pha vào 15 lít nước. Dùng 21g Padan 95WP , Furadan 3G hoặc Basudin 10H trộn với 80g với mùn cưa túm vào bao vải mỏng treo ở ngọn cây đạt hiệu quả cao và hiệu quả có thế kéo dài đến 90 ngày. Dùng Vicarb 95BHN dưới dạng bột đựng trong bao giấy xốp đặt lên ngọn dừa , thuốc sẽ xông hơi lưu dẫn lên đọt dừa trong nhiều tuần , đạt kết quả cao và hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Dùng Actara bơm vào thân cây dừa , cách gốc dừa 1-1 , 5m. Đục lổ nghiêng 45 độ , sâu khoảng 3-4cm , bơm thuốc , dùng đất sét bít lỗ lại.
- Biện pháp sinh học: Dùng ong ký sinh ( Asecodes hispinarum ) , loài ong này rất nhỏ , có màu đen , hút mật hoa và khi đẻ trứng nó đẻ vào bên trong nhộng của bọ cánh cứng và tiêu diệt nhộng , thế hệ ong ký sinh mới bắt đầu sau 3 tuần. Quần thể ong ký sinh phát triển sẽ hạn chế sự phát triển của quần thể bọ cánh cứng ở một giới hạn nhất định cho cây dừa.

2. Kiến vương ( Oryctes rhinoceros L

+ Tác hại: Đối với cây dưới 1 năm tuổi kiến vương luôn gây hại vào gốc của cây nơi thân còn đủ mềm. Một vài trường hợp , kiến vương cũng chui qua đất để khoét vào thân cây. Trong trường hợp này có thể phòng bằng cách rải thuốc trừ sâu trộn vào lớp đất mặt. Đối với cây dừa trưởng kiến vương tấn công và gây hại vào bó lá ngọn và đỉnh tăng trưởng của cây dừa. Vì vậy khi lá mọc ra có hình tam giác và lá chét bị cắt có hình răng lược. Nếu bị gây hại cây sẽ mất sức phát triển do bộ lá bị hư hại , nhưng nguuy hiểm nhất lại là đuông , nấm sẽ xmaa nhập vào thân dừa qua chổ vết thương do kiến vương gây ra.

+ Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh vườn: Vệ sinh cây không để chổ cho kiến vương gây hại. Kiểm tra định kỳ , bắt bằng tay. DỌn sạch hoặc đốt những đống rác , thân , lá dừa hoai mục , .. Không tạo môi trường cho kiến vương đẻ trứng.
- Áp dụng các biện pháp sinh học: Nấm Metarhizium anisopliae ( MA ) hoặc vi khuẩn Baculovirus.
- Dùng thuốc hóa học: Đầu mùa mưa nên rãi Padan 90WP , Servin 85 WP , Basudin 10H vào bẹ lá để ngừa sự phá hại của kiến vương. Khi cây dừa đã bị kiến vương gây hại có thể bỏ các loại thuốc hạt như Basudin 10H vào hang rồi dùng đất sét trét lại.
- Trồng cây bảo vệ: Trồng xen cây họ đậu thân đứng trên các dãy phân lô hoặc các hàng bảo vệ trên vườn dừa để cản đường bay và xâm nhập của kiến vương.

3. Đuông ( Rhynchophorus ferruginenus O. ):

+ Tác hại: Con đuông trưởng thành đẻ trứng trên thân bị thương tích và trên những vết nứt của thân. Khi trứng nở , ấu trùng khoét những lổ nhỏ trên thân hoặc trên ngọn cây. Chúng ăn và lột xác theo mọi hướng thậm chí khoét những lổ lớn và sâu hơn. Những điểm bị đuônggây hại thường để lại xác bả của các mô gổ dừa và nhựa màu nâu hơi đỏ. Khi ấu trùng bắt đầu gây hại và ăn đọt dừa ( đỉnh sinh trưởng ) , những lá non bắt đầu héo và ngã xuống , báo hiệu cây dừa sắp chết.
+ Biện pháp phòng trừ: Khi xác định được những điểm tấn công của đuông trên cây dừa. Có thể tiến hành phòng trừ bằng cách khoan sâu vào thân cây khoảng 10-25cm hướng lệch xuống 15cm bên trên vùng bị tấn công. Có thể khoan 1- 2 lổ ở mỗi điểm bị đuông gây hại. Sau đó cho vào lổ khoan các loại thuốc trừ sâu như Basudin. Bịt chặt lỗ lại bằng đất sét.Sau 3-4 ngày , kiểm tra hiệu quả của thuốc bằng cách kề tai vào thân dừa , nếu vẫn nghe tiếng rạo rạo và nhựa mới từ thân tiế tục chảy ra thì nên xử lí thuốc lại lần hai , nếu đuông đã chết không còn gây hại thì có thể dùng đất sét lỗ lại hay hàn kín các lỗ lại vĩnh viễn bằng một mãnh gỗ có chiều rộng và chiều sâu hơi lớn hơn kích thước của lỗ. Thêm vào đó lắp các lỗ lại và sơn các vết sẹo thân bằng một loại bột than. Nhằm hạn chế sự gây hại của đuông cần tránh những tỏn thương trên thân dừa , là nơi tạo chổ đẻ trứng cho đuông. Dùng bột than để sơn lên các vết thương của cây con. Kiểm tra kiến vương do các điểm gây hại của kiến vươngcó thể trở thành nơi đẻ trứng cho đuông. Đốn và đốt những cây dừa đã bị ahr hưởng nặng của đuông và giết những sâu bọ ở những giai đoạn khác nhau. Loại bỏ cây dừa non , gốc dừa đã chết , nơi có thể là chổ đẻ trứng của đuông. Thăm đồng và kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của đuông. Bắt đuông và các côn trùng gây hại khác ở thời gian phá hoại chủ yếu của chúng và sơn phủ các vết sơn bằng một lớp bột than.

4. Sâu nái ( Parasa lepida ):

+ Tác hại: Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn gây hại chính của loài sâu này. Ở giai đoạn đầu ấu trùng ăn lớp biểu bì bên dưới của lá. Đến khi già chúng ăn hết phiến lá chỉ để lại gân lá. Nếu cây bị gây hại nặng ấu trùng có thể làm rụng lá.
+ Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ sâu nái rất khó , đặc biệt đối với các cây dừa cao. Tuy nhiên , nếu áp dụng các biện pháp sau đây có thể giảm tối thiểu tác hại của sâu nái:
- Biện pháp sinh học: Sử dụng côn trùng ký sinh như là ruồi ( tachinids ) và ong bắp cày ( Hymenopterans ) giảm tối thiểu sự gây hại của sâu nái. Chúng đẻ trứng trên ấu trùng và nhộng của sâu nái. Khi những con sâu non ra khỏi trứng , sẽ làm mồi cho những con côn trùng ký sinh này.
- Kiểm soát môi trường canh tác: Sử dụng máy kéo để cày xới đất Tiêu diệt các kén của loài sâu này.
- Biện pháp cơ học: Đối với dừa nhỏ , bắt và giết các con sâu không gây ngứa và kén của nó để giảm quần thể sâu nái đến một mức độ không có khả năng gây hại về mặt kinh tế cho dừa. Những con trưởng thành là những côn trùng bay đêm , chúng bị hấp dẫn bởi ánh sáng. Vậy nên , dùng bẫy ánh sáng là một giải pháp có hiệu quả. Các bẫy này có thể được cài đặt ở ngoài đồng khi các con trưởng thành bắt đầu chui ra khỏi kén. Đặt khoảng 10 bẫy đèn cho 1ha là hợp lý.
- Biện pháp hóa học: Thuốc trừ sâu chỉ được khuyến cáo đối với các cây dừa nhỏ. Mặc dù kỹ thuật hấp thụ qua rễ đối với thuốc trừ sâu Azodrin có thể được áp dụng , nhưng nhìn chung dùng thuốc hóa học để trừ sâu nái là không kinh tế.

5. Chuột ( Ratus ):

+ Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh vườn và tán dừa để phá nơi trú ẩn của chuột.
- Đặt vòng thiếc hoặc nhựa trơn láng rộng 40cm bao quanh thân dừa cách gốc dừa 2m ở các cây dừa không giao tán.
Tuy nhiên biện pháp đặt vòng thiếc sẽ kém hiệu quả ở những vườn trồng quá dày hay có nhiều cây tạp trong vườn.
- Dùng thuốc hóa học: dùng bã độc phosphor kẽm theo tỉ lệ 19 phần mồi và 1 phần thuốc , trộn đều làm thành bánh 200g đặt ở gốc hay ngọn cây.
- Bẫy chuột bằng các bẫy ống tre , bẫy lồng.

II. Bệnh hại dừa:

1. Bệnh đốm lá:

Đây là bệnh thường gặp trên cây dừa. Bệnh gây ra bởi hai loại nấm là Pestalozzia palmarum Cke và Helminthosorium sp.. Triệu chứnggây hại của nấm P. palmarum là lá xuất hiện những đốm vàng , sau lớn dần thành vết cháy hình bầu dục , ở giữa có màu xám nhạt , bên ngoài có viền nâu đậm và một quần màu xanh. Khi các đốm cháy nối liền nhau tạo nên vết cháy lớn hơn Đầu và bìa lá chét bị khô cháy.
Triệu chứng gây hại do nấm Helminthosporium sp. gây ra ban đầu là những đốm nhỏ có màu nâu. Các đốm lớn dần và liên kết lại với nhau làm cho lá bị khô , Bệnh thường xuất hiện ở những vùng bị thiếu kali. Bệnh gây hại ở cây con. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp nên cây con chậm phát triển. Ở cây lớn , bệnh làm cây chậm cho trái hay giảm năng suất dừa. Nên bón phân Kali cho dừa đặc biệt là ở vườn ươm cây con để giúp cây ít nhiễm bệnh và mau cho trái.

2. Bệnh thối đọt ( Phytophthora palmivora Butler ):

Nấm gây hại cây dừa bằng cách tấn công vào đỉnh sinh trưởng làm cho củ hủ bị thối , cây không sinh trưởng được nữa và sẽ chết sau khi các lá già khô và rụng
Cây chết sau 3-5 tháng bị nhiễm bệnh. Cây dừa bị bệnh thối đọt mới nhìn rất giống như cây bị đuông tấn công , tuy nhiên quan sát kỹ sẽ không thấy ấu trùng của đuông dừa nhưng có mùi hôi thối rất khó chịu. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao. Bệnh rất khó trị vì thường phát hiện chậm , khi đỉnh sinh trưởng đã bị tấn công. Nên đốn và tiêu hủy cây bị bệnh để tránh sự lây lan , đặc biệt là các cây trồng xen như ca cao, tiêu. Nếu phát hiện sớm có thể xử lí bằng các loại thuốc gốc đồng , Aliette hay Ridomil.

3. Nứt , rụng trái:

Nứt , rụng trái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như của nấm Fusarium sp. , do thiếu Kali , do thiếu nước hoặc ngập úng. Do đó tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biện pháp xử lí phù hợp. Tuy nhiên , việc tưới cho dừa trong mùa nắng , tránh bị ngập úng trong mùa mưa , bón phân hữu cơ hàng năm làm cho đất tơi xốp , bón phân cân đối đặc biệt là phân Kali hoặc rãi muối hột vào các bẹ lá 1-2 lần/năm là những biện pháp có thể hạn chế việc nứt , rụng trái trên dừa.

 

0