Bài 24 – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
Bài 24 – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Hướng dẫn I. Cách chuyển đổi 1. Hai câu đã cho có điểm giống nhau là: cùng thông báo chung một nội dung, cùng là câu bị động. Nhưng hai câu này khác nhau ở chỗ: Câu a có thêm từ được ở sau chủ ngữ 2. Quy tắc chuyển ...
Bài 24 – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
Hướng dẫn
I. Cách chuyển đổi
1. Hai câu đã cho có điểm giống nhau là: cùng thông báo chung một nội dung, cùng là câu bị động. Nhưng hai câu này khác nhau ở chỗ: Câu a có thêm từ được ở sau chủ ngữ
2. Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: Muốn chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động người ta chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (hoặc cụm từ) ấy.
3. Hai câu:
a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b) Tay em bị đau không phải câu bị động.
Ghi nhớ:
* Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
– Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (hay cụm từ) đó.
– Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
* Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
LUYỆN TẬP
1. Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau:
a) Câu chủ động: Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
Câu bị động:
– Ngôi chùa ấy đã được xây từ thế kỉ XIII.
– Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỉ XIII.
b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
Câu bị động:
– Tất cả cánh cửa chùa đều được làm bằng gỗ lim.
– Tất cả cánh cửa chùa đều làm bằng gỗ lim.
c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
Câu bị động:
– Con ngựa bạch bị buộc bên gốc đào.
– Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
Câu bị động:
– Lá cờ đại được dựng ở giữa sân.
– Lá cờ đại dựng ở giữa sân.
2. Chuyển câu chủ động thành hai câu bị động:
a) Thầy giáo phê bình em.
Câu bị động:
– Em được thầy giáo phê bình.
– Em bị thầy giáo phê bình.
Về mặt sắc thái nghĩa của câu, câu có từ được thể hiện sự bằng lòng, phấn khởi của học sinh khi nghe thầy phê bình chỉ ra điều sai sót; câu có từ bị thể hiện sự không bằng lòng, sự khó chịu của học sinh khi nghe thầy góp ý phê bình.
b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
Câu bị động:
– Ngôi nhà ấy đã được phá đi.
– Ngôi nhà ấy đã bị phá đi.
Câu có từ được thể hiện ý nghĩa: việc phá căn nhà là cần thiết là hợp lí.
Câu có từ bị thể hiện ý nghĩa: việc phá căn nhà là không hợp lí.
c) Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Câu bị động:
Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được thu hẹp lại trong trào lưu đô thị hóa.
(Từ được trong câu này thể hiện ý: việc thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn là cần, là tốt).
Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị thu hẹp lại trong trào lưu đô thị hóa.
(Từ bị trong câu này thể hiện: việc thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn là chưa hay, chưa thích hợp).
3. Viết đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học, trong đó có ít nhất một câu bị động:
“Khi đã giải quyết xong các bài học và bài tập ở nhà, em luôn tranh thủ thời gian để đọc tác phẩm văn học vì các tác phẩm này luôn đem đến cho em nhiều hiểu biết mới lạ, nhiều xúc cảm sâu sắc. Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho đến phải lìa đời; em bé bán diêm đã lịm đi trong giấc mơ no ấm; Lượm bị đạn địch bắn trúng… tất cả những hình ảnh đó đều làm em thương cảm vô cùng. Em cũng vô cùng phấn chấn trước hình ảnh Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng Phá cường địch, báo hoàng ân và cùng quân sĩ xông ra tiêu diệt địch hoặc hình ảnh cô bé Lọ Lem được quân lính rước về cung. Những bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ hoặc Sáng tháng Năm, theo chân Bác của Tố Hữu đã thực sự làm lòng em chan chứa tình cảm yêu thương, kính trọng Bác Hồ. Em nghĩ rằng càng lớn lên càng phải cố gắng tìm đọc sách văn học vì đọc sách văn học là một niềm vui lớn trong cuộc đời”.
Mai Thu