Đôi nét về nhân vật A Phủ
A Phủ cũng không phải người bên ấy. Bố mẹ đẻ A Phủ ở Hắng Bìa. Năm xưa, làng Hắn Bìa phải một trận bệnh đậu mùa, nhiều trẻ con, cả người lớn chết, có nơi chết cả nhà. Còn sót lại có một mình A Phủ. Có người làng đói bắt A Phủ đem ...
A Phủ cũng không phải người bên ấy. Bố mẹ đẻ A Phủ ở Hắng Bìa. Năm xưa, làng Hắn Bìa phải một trận bệnh đậu mùa, nhiều trẻ con, cả người lớn chết, có nơi chết cả nhà. Còn sót lại có một mình A Phủ. Có người làng đói bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ mới mười một tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở cánh đồng thấp.A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài. Ði làm cho nhà người, lần nữa mùa này sang mùa khác. Chẳng bao lâu A Phủ đã lớn, biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo. A Phủ khoẻ, chạy nhanh như ngựa. Con gái trong làng nhiều cô mê. Nhiều người nói: “Ðứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà.
Chẳng mấy lúc mà giàu”. Người ta ao ước đùa thế thôi chứ phép rượu cũng chẳng to hơn phép làng, còn tục lệ cưới xin, mà A Phủ không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc, A Phủ không thể lấy nổi vợ. Tuy nhiên, đang tuổi chơi, trong ngày tết đến, A Phủ chẳng có quần áo mới như nhiều trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng bằng sợi dây đồng vía lằn trên cổ. A Phủ cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng.
Vì thế sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài.
và sự khác biệt trong bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ?
nhân vật A Phủ1.Xuất thân: Là chàng trai ngheo mồ côi cha mẹ từ nhỏ, A phủ bị người làng bắt đem bán xuống cành đông lưu lạc đến Hồng Ngài. Thân cô, thế cô, A Phủ lớn lên trong cảnh làm thuê, quốc mướn.
2.. Phẩm chất tốt đẹp : A Phủ hội tụ đầy đủ phẩm chất lí tưởng của chàng trai xứ xở đại ngàn : khỏe mạnh, lao động gioi, giàu nghĩa khí, gan góc, quả cảm và rất yêu đời. A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa, lại biết đúc lưỡi cày, cày giỏi, săn bò tót rất bạo. Con gái trong làng nhiều người mê A Phủ. Rất yêu đời và khát khao hạnh phúc, nên dù nghèo, chẳng có quần áo mới chơi Tết, A Phủ vẫn cùng trai làng đem khèn sáo, con quay, quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng.
Nét đẹp nhất A Phủ là tinh thần nghĩa hiệp, cương trực, gan góc. Vẻ đẹp ấy của A Phủ được Tô Hoài khắc họa sống động trong cảnh A Phủ ra tay chừng trị A Phủ. Ở vùng Tây Bắc, thống lí là ông trời con, con thống lí lại là ông trời, cậy quyền, cậy thế, A Sử tác oai, tác quá, lộng hành phá đám cuộc chơi của thanh niên trong làng. Chẳng ai dám động đến A Sử, thế mà A Phủ đơn phương độc mã một mình dám đánh A Sử. Mà A Phủ ra tay mới bạo làm sao. Vừa mới thấy A Sử xuất hiện, A Phủ đã chạy vụt ra, vung tay ném con quay văng vào giứa mặt A Sử. Chưa hết, A Phủ còn xộc tới, nắm cái vòng bạc, kéo cổ dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp. Tư thế của A Phủ mới oai phong, dũng mãnh làm sao.
3.Nghệ thuật: Không giống với nhân vật Mị, mãi đến giữa tác phẩm, A Phủ mới đc giới thiệu thế nhưng ngay lập tức, chân dung A Phủ hiện lên sắc nét, ấn tượng với người đọc. Nhà văn đã đặc tả tính cách đẹp đẽ của A Phủ qua hình ảnh A Phủ trừng trị A Sử. Sau những lời phác họa chân dung sống động, Tô Hoài mới qua trở lại kể về cuộc đời của A Phủ.
Mị và A Phủ đều tiêu biểu cho số phận khốn cùng của người lao động nghèo vùng cao Tây Bắc dưới ách áp bức bạo tàn của bọn thực dân chúa đất. Tuy vậy, ở mỗi nhân vật đều có nét riêng trộn lẫn. Nếu A Phủ là con người của hành động với tính cách nổi bật là cương trực, quả cảm, gan góc thì mị lại là con người của nội tâm với những tính cách đối lập mà thống nhất : dịu dàng mà mạnh mẽ, âm thầm và quyết liệt, lúc cam chịu, nhẫn nhục, lúc sục sôi tinh thần phản kháng. Tính cách của A Phủ chủ yếu được khắc họa qua hành động cử chỉ, qua lời đối thoại ngắn gọn, đơn giản. Tính cách của Mị bộc lộ chủ yếu qua suy nghĩ, cảm xúc, ngôn ngữ độc thoại nội tâm.