21/02/2018, 08:43

Hình tượng rừng xà nu – Ý nghĩa tả thực:

Hình tượng rừng xà nu – Ý nghĩa tả thực: Tháng 5 – 1962, trên đường vào Nam, đi dọc Trường Sơn, khi đặt chân đến khu rừng phía Tây Thừa Thiên, Nguyễn Trung Thành đã bắt gặp cánh rừng xà nu bát ngát ...

Hình tượng rừng xà nu – Ý nghĩa tả thực:

Tháng 5 – 1962, trên đường vào Nam, đi dọc Trường Sơn, khi đặt chân đến khu rừng phía Tây Thừa Thiên, Nguyễn Trung Thành đã bắt gặp cánh rừng xà nu bát ngát chạy tít tận chân trời. Và ngay lập tức, Nguyễn Trung Thành đã viết những lời có cánh về xà nu. Xà nu, đó là một loài cây hùng vĩ, cao thượng, man dại và trong sạch, mỗicây cao vút, vạm vỡ ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã, vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống từ ngàn đời và còn sống tới ngàn đời sau

Hình tượng rừng xà nu - Ý nghĩa tả thực:Hình tượng rừng xà nu – Ý nghĩa tả thực:
  1. Vẻ đẹp của hình ảnh rừng xà nu ở đầu và cuối tác phẩm:

– Thiên truyện mở đầu và kết thúc bằng những câu văn đẹp, ngào ngạt hương thơm, rực rỡ màu và làm nổi bật lên hình ảnh rừng xà nu giữa nắng hè chói chang, gay gắt trong mưa bom bão đạn, khốc liệt vẫn sinh sôi nảy nở, vẫn ưỡn tấm ngực lớn của mình ra để che chở cho làng và nối tiếp chạy đến chân trời

– Những câu văn tả rừng xà nu của Nguyên Ngọc xứng đáng xếp vào những áng văn thiên nhiên hay nhất trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nhà văn rẩt kĩ lưỡng công phu chọn từng chi tiết, lựa từng hình ảnh làm cho cảnh vật hiện lên cụ thể, sống động như chạm, như khắc. Đọc trang văn của Nguyễn Trung Thanh mà như đang đứng trước rừng xà nhu rộng lớn, bái ngát, ngào ngạt hương thơm giữa biển hè nắng chói gay gắt. Và khi trang văn khép lại rồi, trong tâm trí người đọc vẫn thầy hiển hiện những dáng xa nu kiêu dưỡng, những mầm xà nu căng tràn nhựa sống, những cánh rừng xà nu hùng vĩ tráng lệ nối tiếp nhau chạy đến chân trời.

– Mở ra và khép lại câu  chuyện bằng hình ảnh rừng xà nu bất tận, nguyễn Trung Thành đã tạo nên kiểu kết cấu đầu cuôi tương ứng gây ấn tượng mạnh, thu hút sự chút ý của người đọc. Hình ảnh rừng xà nu bát ngát sự trở thành tấm phông tráng lệ đậm màu sắc Tây Nguyên cho sự xuất hiện của hình tượng tập thể nhân dân anh hùng. Những con người vĩ đại cần đến những tấm không kì vĩ

  1. Hình ảnh rừng xuyên suốt tác phẩm:

– Mở đầu, kết thúc tác phẩm một cách ấn tượng, xà nu còn hiện dọc suốt tác phẩm. Có tới gần 20 lần nhà văn nhắc đến xà nu trong câu chuyện của mình. Nào là rừng xà nu, đồi xà nu, nhựa xà nu,…

– Gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man, xà nu chẳng những có mặt trong sinh hoạt bình dị của dân làng mà còn tham dự vào những sự kiện trọng đại, chứng kiến những biến cố, bước ngoặt quan trọng của cộng đồng Xô man. Xà nu đã chia ngọt sẻ bùi chung vui với con người nơi đây. Xà nu đã trở thành thành viên trong cộng đồng Xô Man. Cây và người gắn bó máu thịt như hòa vào nhau, tuy hai mà là một

0