Tìm hiẻu đoạn văn miêu tả khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài trong Vợ chồng A Phủ
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, ...
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Tìm hiểu đoạn văn miêu tả khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài trong Vợ chồng A PhủNhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […]. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà.
Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.
Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập, đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
Câu 1; Nêu nội dung của đoạn trích
Câu 2: Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài được tác giả khắc họa bằng những chi tiết, hình ảnh nào? Hãy nhận xét các chi tiết đó.
Câu 3: Qua trang văn của Tô Hoài, anh/chị hình dung như thế nào về phong tục đón Tết của người Mèo trên núi cao?
Câu 4: Phân tích chi tiết Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi, Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Bài làm:
Câu 1: Cảnh vui xuân và không khí đón Tết tưng bừng náo nức ở Hồng Ngài
Câu 2:
– Hình ảnh: ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho, trẻ con đi hái bí đỏ, gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ
– Màu sắc: màu vàng nương ngô, màu đỏ của trái bí đỏ, màu sặc sỡ từ những chiếc váy hoa
=> Tất cả đều gợi nên không khí đón xuân háo hức ở Hồng Ngài. Đúng lúc gió rét rất dữ dội, thế nhưng bất chấp cái khắc nghiệt của thời tiết, không khí đón xuân ở Hồng Ngài vẫn rất náo nức, tưng bừng.
Câu 3: Qua cách miêu tả của Tô Hoài, ta có thể thấy rằng: Người Mèo đón tết khi vụ mùa vừa gặt hái xong; ngày tết, trai gái thường tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi kèn, sáo và nhảy; đây là dịp lễ để chàng trai cô gái tâm đầu ý hợp hẹn hò với nhau, rủ nhau đi chơi bằng tiếng sáo gọi bạn đi chơi
Câu 4: Chi tiết đã cho ta thấy rằng Mị đã tìm thấy sự đồng điệu với chính tiếng sáo ấy nên mới khẽ khàng nhẩm theo, để tâm hồn mình cuốn theo tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi. Mị nhẩm thầm tức là khẽ khàng nhắc lại theo sự hồi tưởng, thậm chí không liền mạch, lúc nhớ lúc quên lời bài hát của ngƣời đang thổi. Có lẽ trước đây Mị cũng đã từng thổi sáo hoặc hát bài này rồi. Giờ nghe tiếng sáo ngoài đầu núi vọng lại lúc ẩn lúc hiện, trong Mị đã thức dậy điều gì đó quen thuộc, lâu nay bị lãng quên.