Đọc sách (Lời khuyên cho các bậc phụ huynh)
Ngày nay học sinh không đọc sách nhưng đọc Facebook, Twitter, Snapchat, Instagram, và tin nhắn. Nếu bạn để ý, bạn có thể thấy rằng học sinh bao giờ cũng nhìn vào điện thoại thông minh của họ. Cứ vài phút, họ lại tìm tin nhắn hay tweet; mọi giờ, họ đều kiểm tài khoản Facebook của họ. Họ đọc mọi lúc ...
Ngày nay học sinh không đọc sách nhưng đọc Facebook, Twitter, Snapchat, Instagram, và tin nhắn. Nếu bạn để ý, bạn có thể thấy rằng học sinh bao giờ cũng nhìn vào điện thoại thông minh của họ. Cứ vài phút, họ lại tìm tin nhắn hay tweet; mọi giờ, họ đều kiểm tài khoản Facebook của họ. Họ đọc mọi lúc nhưng chỉ về cái gì đó ngắn và giải trí. Họ có thể nói về nhiều thứ, từ các biến cố hàng ngày cho tới cuộc sống của các ngôi sao điện ảnh, nhưng ít người đọc cái gì đó có nghĩa cho nghề nghiệp của họ hay phát triển tri thức sâu hơn về chủ đề nào đó.
Vài năm trước đây khi dạy ở châu Á, tôi đã làm một bài tập đơn giản trong lớp kĩ nghệ phần mềm của mình. Tôi yêu cầu sinh viên liệt kê ra năm biến cố “làm phẳng” thế giới, và năm người họ ngưỡng mộ, nhưng không có người lãnh đạo chính phủ và người làm chính trị (tức là, lớp của tôi là lớp về công nghệ và kĩ nghệ, không phải là lịch sử hay chính trị). Tôi ngạc nhiên, phần lớn sinh viên chẳng có ý tưởng gì về điều tôi ngụ ý bởi “Thế giới phẳng”, mặc dầu một trong những phân công bài đọc được yêu cầu là ba chương trong cuốn sách “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman. Đó là một chỉ báo rằng nhiều sinh viên đã không đọc cuốn sách này. Điều ngạc nhiên khác là trong những người mà họ ngưỡng mộ, vài sinh viên chọn Bill Gates và Steve Jobs, nhưng phần lớn là những cái tên tôi không biết họ là ai. Sau khi hỏi, tôi mới biết rằng họ là các ngôi sao điện ảnh và âm nhạc Hàn Quốc. Khi tôi nói cho sinh viên về nỗi thất vọng của mình rằng họ đã không đọc bài phân công, một sinh viên giải thích: “Nhưng thầy yêu cầu chúng em đọc hơn 40 trang. Điều đó là quá nhiều.”
Nghiên cứu đại học đã thấy rằng sinh viên đại học mà không có kĩ năng đọc tốt thường gặp vấn đề trong năm thứ nhất của họ. Nếu họ học môn học phụ đạo về đọc để cải tiến kĩ năng đọc, họ có thể tăng cơ hội thành công so với những sinh viên không học môn như vậy. Nghiên cứu này kết luận rằng việc đọc là phần bản chất của học tập đại học và là nền tảng cho thành công tương lai. Trong hầu hết các môn học của tôi, bên cạnh sách giáo khoa, sinh viên phải đọc ít nhất ba bài báo kĩ thuật và một tin tức kĩ thuật mỗi tuần, để chuẩn bị cho thảo luận trên lớp, và họ phải viết một bài báo kĩ thuật, quãng 5 tới 15 trang mọi tháng về chủ đề nào đó để mở rộng việc học của họ. Tôi thường khuyên họ: “Bên cạnh kĩ năng kĩ thuật, các em phải giỏi đọc, viết vì bất kể kiểu việc làm nào, các em đều cần kĩ năng trao đổi tốt khi làm việc với người khác. Nếu các em giỏi đọc, các em sẽ giỏi viết, và bởi việc có vốn từ giầu có, kĩ năng trao đổi của các em có thể được cải thiện.”
Việc đọc là thói quen phát triển ở tuổi còn rất trẻ. Theo nhiều khảo cứu, trẻ em bắt đầu phát triển kĩ năng đọc khi chúng được 2 hay 3 tuổi, và có tương quan mạnh giữa thói quen đọc tốt và thành tựu hàn lâm trong những năm về sau. Tôi thích đọc từ khi tôi còn rất trẻ, và tôi đọc mọi thứ mà tôi có thể tìm ra. Con tôi cũng đọc nhiều vì bố và mẹ họ đọc nhiều. Chúng tôi có nhiều sách ở nhà, cho nên con tôi bắt lấy thói quen đọc đó. Khi chúng còn trẻ, tôi đọc cùng con tôi trước khi chúng lên giường mọi đêm. Tôi làm điều đó vì tôi biết đó là phần quan trọng của giáo dục cho chúng. Tôi không thể “khoán ngoài” việc nuôi nấng con tôi cho ai đó được. Ngày nay họ là người lớn nhưng vẫn đọc nhiều, và tôi vui mừng vì chúng tôi có thể nói về các sách, bài báo, tin tức khi họ tới thăm chúng tôi. Tôi tin rằng bố mẹ phải được tham gia vào trong giáo dục con cái họ và họ cần phải chắc con cái họ có đọc sách. Bố mẹ chịu trách nhiệm cho thói quen đọc của con cái, và bằng việc có nhiều sách hay ở nhà, trẻ em sẽ đọc nhiều hơn.
Tất nhiên, nếu bố mẹ dành nhiều thời gian xem ti vi thì con cái sẽ làm cùng điều đó. Nhưng làm điều đó, họ không dính líu nhiều tới con cái họ. Dễ đổ lỗi cho TV, trò chơi video, và các app di động thay vì đổ lỗi cho bản thân họ. Nhưng nếu bố mẹ không nhận trách nhiệm về nuôi dạy con cái biết suy nghĩ, thông cảm, họ có thể không phát triển thành người lớn có tâm trí cởi mở và có trách nhiệm. Tôi tin sách là phần mấu chốt của giáo dục trẻ em và chúng sẽ không đọc chừng nào chúng ta chưa nói cho chúng rằng sách là phần quan trọng của việc là người lớn. Bố mẹ phải dạy cho con cái đọc bằng việc “đọc cho chúng nghe” khi chúng còn rất nhỏ, và “đọc cùng chúng” khi chúng bắt đầu học cách đọc. Và dạy chúng rằng cái gì chúng đọc cũng thành vấn đề khi chúng lớn lên thành người lớn trẻ.
Cách trẻ con đọc và điều chúng đọc sẽ xác định ra nhiều thái độ của chúng về việc đọc khi chúng lớn lên. Bố mẹ có nhiều ảnh hưởng lên hành vi và thái độ của con họ bằng việc giúp cho chúng phát triển thói quen đọc tốt và các kiểu sách mà bạn đưa cho chúng đọc. Thói quen đọc tốt phải được nuôi dưỡng khi trẻ em còn nhỏ, bằng việc có “thư viện nhỏ” tại nhà với nhiều sách hay, bố mẹ có thể đặt nền tảng cho tương lai của con cái họ và cho xã hội của chúng ta.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University