02/03/2018, 22:41

Đối thoại với học sinh trung học

Ngày nay nhiều học sinh có điện thoại di động, laptops, và họ tích cực trên phương tiện xã hội nhưng rất ít bố mẹ biết họ làm gì. Tháng trước, tôi có nhiều cơ hội nói chuyện với học sinh trung học. Đây là những điều họ nói cho tôi và tôi nghĩ mọi bố mẹ cần biết: Một học sinh nói: “Khi bố em ...

Ngày nay nhiều học sinh có điện thoại di động, laptops, và họ tích cực trên phương tiện xã hội nhưng rất ít bố mẹ biết họ làm gì. Tháng trước, tôi có nhiều cơ hội nói chuyện với học sinh trung học. Đây là những điều họ nói cho tôi và tôi nghĩ mọi bố mẹ cần biết:

Một học sinh nói: “Khi bố em thấy rằng em chơi trò chơi video và không học, bố em cất laptop đi. Ông ấy không biết rằng em có thể vẫn chơi trò chơi video ở chỗ bạn của em. Cho dù không có laptop, em vẫn có thể dùng điện thoại di động của em. Bố mẹ em không biết rằng điện thoại di động là laptop khác, chỉ nhỏ hơn.”

Khi nhiều học sinh có điện thoại di động, việc dùng điện thoại trong lớp đã trở thành vấn đề cho thầy giáo. Có hai cách nhìn về thiết bị di động trong lớp học: Cấm dùng trong lớp hay bỏ qua việc dùng của họ trong lớp. Cho dù thầy cô cấm họ, nhiều học sinh dẫo sao vẫn dùng chúng. Một học sinh nói với tôi: “Em không nghĩ dùng điện thoại di động có tác động tiêu cực lên việc học của em. Thầy cô nên hội tụ vào việc dạy và không éo buộc luật. Nếu họ không chú ý, chúng em vẫn gửi tin nhắn bằng cách nào đó.”

Tôi hỏi: “Nhưng tại sao các em phải kiểm Facebook trong giờ lên lớp? Các em có thể đợi tới sau giờ lên lớp được không?” Một học sinh giải thích: “Thầy không hiểu Facebook, Snapchat, Instagram, và Twitter quan trọng thế nào với chúng em. Đó là cách chúng em trao đổi với người khác.” Tôi hỏi: “Nhưng các em có thể nói chuyện với nhau bằng điện thoại sau giờ lên lớp chứ?” Cả nhóm cười, một học sinh nói: “Ngày nay chúng em không nói nữa, mọi người đều nhắn tin. Nó nhanh hơn và dễ hơn.”

Tôi truy vấn: “Nhưng tại sao là Facebook và Instagram?” Một học sinh nói: “Có nhiều thứ xảy ra trong thế giới ảo và chúng em không muốn bỏ lỡ chúng.” Tôi ngạc nhiên: “Các em bỏ lỡ cái gì?” Cô bé giải thích: “Phần lớn bạn em đang chia sẻ mọi thứ với người khác trên trực tuyến. Em muốn ở trong nói chuyện đó. Tất cả chúng em đều muốn được kết nối và không bị loại ra ngoài.” Tôi biện luận: “Thế thì các em không có thời gian để học nếu các em liên tục kiểm Facebook?” Cô bé nói: “Thầy không hiểu rằng kết nối là rất quan trọng cho chúng em và cảm giác bị loại ra ngoài là tồi tệ.” Tôi hỏi: “Em dành bao nhiêu thời gian hàng ngày vào tài khoản facebook của em?” Cả nhóm cười, và ai đó nói: “Dạ nhiều, chúng em lên trực tuyến hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc.” Tôi hỏi: “Bố mẹ các em có biết về điều đó không?” Tất cả họ lại cười to: “Họ quá bận rộn và không biết điều chúng em đang làm.” Một học sinh giải thích: “Khi họ thấy chúng em dùng laptop, họ nghĩ chúng em đang học. Họ không có ý tưởng nào về điều chúng em đang làm.”

Tôi hỏi: “Các em có bao giờ chán với Facebook hay Instagram không?” Một học sinh trả lời: “Làm sao chúng em có thể chán được? Có nhiều thứ thế xảy ra trong thế giới ảo. Chúng em đọc mọi thứ từ âm nhạc tới thể thao, từ các ngôi sao điện ảnh tới mọi loại tin tức. Đôi khi chúng em chia sẻ ý kiến về sự kiện nào đó.” Tôi hỏi: “Bao nhiêu người trong các em đang dùng các môn học giáo dục trực tuyến như Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) hay các bài học trên Youtube?” Học sinh trả lời: “Chúng em có truy nhập vào một số môn học trực tuyến nếu chúng em quan tâm tới các môn học. Nhiều người trong chúng em học xây dựng websites, tạo ra blogs, học lập trình từ MOOCs nhưng phần lớn chúng em thấy chán và bỏ. Chúng em thích đi theo người khác?” Tôi ngạc nhiên: “Các em đi theo cái gì?” Tất cả họ đều cười: “Thầy có thể không biết những người này, chúng em đi theo các ngôi sao thể thao, ngôi sao điện ảnh. Có nhiều nhân cách đặc biệt trực tuyến mà chúng em theo.”

Tôi biết rằng những học sinh trung học này đều trẻ và chưa đủ trưởng thành để hiểu hậu quả của hành động của họ. Công nghệ là chiếc kiếm hai lưỡi, nó có thể cung cấp ích lợi lớn nhưng cũng có thể dẫn học sinh trẻ theo cách có hại. Tôi nghĩ mọi bố mẹ đều cần học nhiều hơn về “thế hệ số thức” và có khả năng thảo luận với họ về những vấn đề này. Cất laptop, hay cấm họ truy nhập website nào đó là không hiệu quả. Phần lớn bố mẹ không có ý tưởng con cái họ đang làm gì trực tuyến hay chúng đang chia sẻ gì ở đó. Tôi biết rằng bố mẹ bận rộn nhưng họ cần dành thời gian tương tác với con cái của họ, nói chuyện với chúng và thảo luận với chúng về mọi thứ có liên quan tới chúng. Ngày nay bảo ban, cấm đoán, và ra lệnh cho con cái là những điều của quá khứ. Điều người trẻ cần là ai đó có thể lắng nghe chúng, hiểu chúng, và chia sẻ thời gian với chúng.

Tôi tin vấn đề của người trẻ bị bận bịu với phương tiện xã hội trực tuyến và ham muốn được kết nối là triệu chứng của việc bị cô lập và đơn độc trong môi trường đang thay đổi nhanh chóng nơi mọi người đều bận rộn. Công nghệ không tốt không xấu, vấn đề là cách chúng ta dùng nó. Phương tiện xã hội không tốt không xấu, nó là cách trao đổi mới. Nếu trẻ em nghĩ bố mẹ chúng không biết gì về công nghệ, chúng sẽ không hỏi xin hướng dẫn và có thể đi theo bạn bè của chúng hay ai đó trực tuyến và có thể dẫn vào những con đường có hại. Tôi nghĩ mọi bố mẹ đều phải học nhiều hơn về các vấn đề phương tiện xã hội thay vì bỏ qua chúng. Khi bố mẹ hiểu nhu cầu của con cái họ và sẵn lòng thảo luận với chúng một cách cởi mở và thương mến, điều đó có thể giúp cải thiện mối quan hệ. Nếu bố mẹ muốn con cái họ dùng công nghệ cho ích lợi của chúng, họ phải học lắng nghe nhiều hơn và thay đổi cách họ nói với con cái họ về các vấn đề này.

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
0