Nghề máy tính
Một bà mẹ hỏi tôi về nghề nghiệp tương lai cho con trai mình vừa mới vào đại học năm nay. Bà ấy lo lắng rằng con mình có thể không kiếm được việc khi tốt nghiệp bởi vì cuộc khủng hoảng tài chính này có thể kéo dài vài năm. Bà ấy cũng bảo tôi rằng con bà ấy giỏi về toán và máy tính và nó đang xem ...
Một bà mẹ hỏi tôi về nghề nghiệp tương lai cho con trai mình vừa mới vào đại học năm nay. Bà ấy lo lắng rằng con mình có thể không kiếm được việc khi tốt nghiệp bởi vì cuộc khủng hoảng tài chính này có thể kéo dài vài năm. Bà ấy cũng bảo tôi rằng con bà ấy giỏi về toán và máy tính và nó đang xem xét đăng kí học kĩ nghệ phần mềm hay quản lí hệ thông tin.
Tôi bảo bà ấy rằng sự sụp đổ của thị trường tài chính và cuộc khủng hoảng toàn cầu này có thể giúp cho nghề phần mềm thêm hấp dẫn với sinh viên hơn trước đây. Vài năm trước, hầu hết sinh viên đều đi học ngân hàng, tài chính, kế toán và kinh doanh bởi vì đó là “nghề nóng” có thể làm ra nhiều tiền. Tôi ước là tôi có thể nói với các sinh viên rằng nếu họ chọn lựa dựa trên cái gì là “nóng” thay vì điều họ thích, khi họ sắp sửa tốt nghiệp trong bốn năm, lĩnh vực đó có thể không còn nóng chút nào thì họ sẽ định làm gì? Trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, sinh viên phải xác định tương lai của mình bằng việc lựa cái gì đó họ thích để cho họ có thể xây dựng được nghề nghiệp cả đời thay vì điều chỉ là sự thăng giáng trong thị trường việc làm. Tôi đã thấy nhiều sinh viên chọn một lĩnh vực đặc thù ngay cả khi họ không có kĩ năng, không thích học trong đó bởi vì họ nghĩ họ có thể làm được nhiều tiền hơn. Tôi mạnh mẽ khuyên các sinh viên kiểm điểm lại thái độ của họ, hiểu vai trò, trách nhiệm của họ với chính họ, với gia đình, với xã hội, và với quốc gia. Là thế hệ tương lai, họ nên nỗ lực vì những lí tưởng cao cả và được chuẩn bị cho đóng góp của mình hơn là chỉ làm tiền và kiếm các thứ vật chất.
Điều đáng buồn là trong năm năm qua, không chỉ ở Mĩ mà ở hầu mọi nước, số sinh viên đăng kí vào lĩnh vực phần mềm giảm đi trong khi số đăng kí vào lĩnh vực kinh doanh tăng lên đáng kể. Dường như là mọi người đều muốn làm việc trong ngân hàng, thị trường chứng khoán, tài chính, thương mại, xuất khẩu và làm ra nhiều tiền. Rất ít người dự đoán rằng tham lam, tham vọng và những thực hành vô luân của vài người đã dẫn tới sự sụp đổ của toàn thể nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay cuộc khủng hoảng tài chính đã đặt dấu chấm hết cho tất cả những điều đó, làm tan tành nhiều giấc mơ, nhiều tham vọng, và nhiều gia đình. Khi các công ti kinh doanh và tài chính bắt đầu giảm chi phí và giảm nhân viên, nhiều sinh viên kinh doanh bây giờ hoảng sợ và không biết phải làm gì.
Bởi vì việc tuyển sinh thấp, hầu hết các nước bây giờ đang bị thiếu hụt những nhà chuyên môn công nghệ, đặc biệt là những người có kĩ năng tính toán và phần mềm. Theo nghiên cứu của chính phủ Mĩ năm 2007, “Số sinh viên hiện thời là không tương xứng với những nhà chuyên môn phần mềm, khi nhiều người về hưu và nhiều công ti đang dùng máy tính. Mĩ sẽ cần ít nhất 300.000 người làm phần mềm ngày nay và 1 triệu người làm phần mềm đến năm 2010.” Một nghiên cứu khác đã đưa con số này lên 5 triệu người được cần cho yêu cầu toàn cầu, mặc cho sự kiện là Ấn Độ và Trung Quốc đang cho tốt nghiệp trên một triệu người về kĩ nghệ mỗi năm.
Cho nên dựa trên sự kiện này, tôi nói với bà ấy rằng bằng việc chọn lĩnh vực phần mềm, con bà ấy đang làm điều đúng và khi nó tốt nghiệp trong bốn năm nữa, thị trường sẽ vẫn mở bởi vì không thể nào đáp ứng được mọi yêu cầu việc phần mềm trong thời gian ngắn đó. Bà ấy dường như sung sướng với câu trả lời của tôi nhưng dầu vậy vẫn không chắc về chọn lựa nghề nghiệp này: “Thầy nghĩ gì về kĩ sư phần mềm trong so sánh với việc quản lí hệ thông tin? Cái nào tốt hơn?”
Tôi bảo bà ấy rằng cả hai môn này đều là những chọn lựa tuyệt hảo nhưng điều đó là tuỳ ở con bà ấy quyết định điều đó. Kĩ nghệ phần mềm hội tụ nhiều vào khía cạnh kĩ thuật trong khi quản lí hệ thông tin lại hội tụ vào khía cạnh kinh doanh. Môn này hướng tới chuyên môn kĩ thuật trong khi môn kia hướng tới quản lí. Cả hai nghề này đều có lương cao, là chọn lựa tốt để tiến tới các vị trí cao cấp và tương đối “an toàn” trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này. Dù thị trường thay đổi thế nào cũng không thành vấn đề, mọi công ti đều vẫn cần người làm phần mềm bởi vì ngày nay phần mềm là mọi thứ, từ công nghiệp chế tạo tới công nghiệp viễn thông, từ khu vực tư nhân tới khu vực chính phủ. Theo Cục Thống kê lao động Mĩ, công nghệ thông tin và kĩ nghệ phần mềm ở trong số những lĩnh vực có sự tăng trưởng nhanh nhất về số lượng nghề. Trên đỉnh của danh sách này là người làm hệ thống mạng và người phân tích nghiệp vụ. Dự phóng của chính phủ Mĩ về số lượng các nghề này tăng từ 300,000 năm 2006 lên 600,000 năm 2010. Số lượng việc trong kĩ sư phần mềm, nhà khoa học máy tính, những người xây dựng ứng dụng phần mềm được trông đợi tăng từ 800,000 tới 1.200,000 năm 2010. Số lượng người quản trị cơ sở dữ liệu sẽ tăng từ 150,000 tới 250,000 trong cùng thời kì.
“Thế về khoa học máy tính thì thế nào?” bà ấy hỏi.
Tôi bảo bà ấy rằng Khoa học máy tính cũng là chọn lựa rất tốt nhưng có sự khác biệt lớn giữa đào tạo kĩ nghệ phần mềm và khoa học máy tính. Nhiều người tin tri thức phần mềm là công nghệ như: Java, C++, Linux, Windows NT, .Net, v.v. tri thức cho phép người lập trình xây dựng phần mềm có thể chạy được trên máy tính. Chẳng hạn nếu công ti thuê họ viết chương trình trong Java, họ phải biết cái gì đó về Java và nếu công ti muốn .Net thì họ cần biết .Net. Mặc dầu các kĩ năng kĩ thuật là quan trọng, nhiều công ti cũng muốn thuê sinh viên tốt nghiệp có tri thức quản lí và công nghiệp, họ cũng muốn có các kĩ năng mạnh về trao đổi, lãnh đạo, và hoạt động tổ. Đây là những kĩ năng được dạy trong các chương trình Kĩ nghệ phần mềm và Quản lí hệ thông tin. Có khả năng kĩ thuật là KHÔNG đủ nhưng sinh viên phải linh hoạt hơn trong các miền phụ. Họ cần hiểu cách thức vòng kinh tế ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tác động vào nền kinh tế và ảnh hưởng tới thế giới. Trong thế giới cạnh tranh cao này, sinh viên phải được chuẩn bị bởi vì họ sẽ cạnh tranh với các sinh viên, không chỉ ở nước của họ, mà còn từ các nước khác nữa. Trong quá khứ, đại học dạy sinh viên phải im lặng, tuân theo chỉ dẫn, làm việc cần mẫn nhưng toàn cầu hoá đã thay đổi điều đó, sinh viên phải chứng tỏ điều họ có khả năng làm nhiều thứ như đảm bảo chất lượng, phần mềm như dịch vụ, thiết kế mạng, an ninh hệ thống v.v. Họ phải tiếp tục học những công nghệ mới nhất mà có thể cung cấp cách thức mới, cơ hội mới để xây dựng phần mềm và giải quyết các vấn đề doanh nghiệp. Họ phải là người chuyên nghiệp có thực hành đạo đức bởi vì một số trong họ sẽ là người lãnh đạo tổ hay công ti. Họ sẽ phải chứng tỏ rằng họ có tri thức và kĩ năng lãnh đạo tổ hay công ti đạt thành công. Họ sẽ phải duy trì trao đổi với thái độ tích cực nhưng chân thành với mọi người, giải quyết các vấn đề khi chúng tới. Họ sẽ phải vẫn còn bình thản khi mọi sự không làm việc tốt, họ sẽ phải tạo ra chiến lược và mục đích để áp ứng nhu cầu toàn cầu và họ sẽ phải kèm cặp ai đó sẽ thay thế họ. Có nhiều điều phải học cho nên tất cả mọi người làm phần mềm sẽ phải là người học cả đời bởi vì chẳng cái gì sẽ còn như cũ mãi cả.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University