31/05/2017, 12:12

Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. A. Mở bài Truyền kì mạn lục là một thiên cổ kỳ bút, được viết bằng chữ Hán. Đây là bức tranh hiện thực sinh động về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XVI. Nguyễn Dữ mượn yếu tố hoang đường để tái hiện hiện thực tiêu biểu nhất là ...

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. A. Mở bài Truyền kì mạn lục là một thiên cổ kỳ bút, được viết bằng chữ Hán. Đây là bức tranh hiện thực sinh động về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XVI. Nguyễn Dữ mượn yếu tố hoang đường để tái hiện hiện thực tiêu biểu nhất là Chuyện người con gái Nam Xương. B. Thân bài Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn lấy mô típ từ trong câu truyện cổ tích tên “Vợ chàng Trương”, tác giả ...

Đề bài: .

A.    Mở bài

Truyền kì mạn lục là một thiên cổ kỳ bút, được viết bằng chữ Hán. Đây là bức tranh hiện thực sinh động về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XVI. Nguyễn Dữ mượn yếu tố hoang đường để tái hiện hiện thực tiêu biểu nhất là Chuyện người con gái Nam Xương.


B.    Thân bài

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn lấy mô típ từ trong câu truyện cổ tích tên “Vợ chàng Trương”, tác giả đã sáng tạo, thêm vào các yếu tố kỳ ảo.


1.    Câu chuyện được bắt đầu bằng tình huống triều đình bắt Trương Sinh đi lính:

Lúc này: Vũ Nương có mang, chồng ra trận, nàng ở lại quê nhà nuôi mẹ và nuôi con.
–    Tình huống truyện đã gợi mỡ ra bức tranh xã hội đương thời. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên, vì vậy dẫn đến cảnh các gia đình phải ly tán trong đó có gia đình Trương Sinh.

2.    Chân dung của Vũ Nương:

–    Vũ Nương thùy mỵ nết na, xinh đẹp.
–    Cuộc đời của Vũ Nương thật là ngắn ngủi, nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ, biết giữ gìn khuôn phép. Vì vậy, cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm. Trương Sinh đi lính, nàng phải gánh bao vất vả, phải sinh nở và nuôi con một mình, chăm sóc mẹ già khi ốrn đau, khi mẹ mất, lo toan như cho mẹ mình. Nàng đã làm tròn bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ.
–    Vũ Nương cũng giống như bao nhiêu người chinh phụ khác, lúc nào nàng cũng ước mong người chồng trở về đoàn tụ. Khát vọng hạnh phúc ấy thật là bình thường giản dị. Người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm luôn khao khát chồng đi lính sẽ được phong tước, phong hầu, để rồi một ngày kia “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Còn Vũ Nương chẳng ham công danh, võng lọng, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ “bình yên”. Vũ Nương xem trọng hạnh phúc gia đình, xem đó là tất cả của cuộc đời mình.

3.    Cái chết của Vũ Nương:

–    Trương Sinh trở về, ước mong của Vũ Nương sắp trở thành hiện thực nhưng không ngờ lại có một cuộc chia ly vĩnh viễn.
–    Trương Sinh bế con, nó không theo, chàng dỗ con. Không ngờ thằng bé ngây thơ lại nói: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha tôi chỉ nín im thin thít…” Trương Sinh gặng hỏi con, thì đã được bé Đản nói rõ ràng: Cha nó ngày nào cũng đến, mẹ nó đi, cha nó cũng đi theo. Vốn tính cả ghen Trương Sinh cho rằng có người đàn ông thứ hai xen vào gia đình mình.
–    Nghi ngờ này sẽ được giải tỏa nếu Trương Sinh cho vợ biết câu nói của con. Nhưng Trương Sinh không làm như vậy. Cái thói ghen tuông thô lỗ ăn sâu vào tâm trí, khiến cho Trương Sinh mất lý trí, thiếu tỉnh táo đã mắng nhiếc Vũ Nương thậm tệ rồi đánh đuổi nàng đi. Trương Sinh bất chấp những lời thanh minh, van xin của Vũ Nương, khiến nàng chỉ còn một con đường là lấy cái chết để giãi bày lòng mình.
–    Từ đây ta nhận thấy nguyên nhân cái chết của Vũ Nương còn do: Chiến tranh ly tán, vợ phải xa chồng tạo nên mối ngờ vực, xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
–    Cái chết của Vũ Nương đã chứng minh rằng: Hạnh phúc lứa đôi chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương chân chính, có sự cảm thông, sẻ chia và tin tưởng lẫn nhau.
Hình ảnh cái bóng trong tác phẩm là một chi tiết nghệ thuật quan trọng.
–    Cái bóng là chi tiết đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, điều đó mới dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
–    Cái bóng đã đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm nhưng cũng lại là chi tiết cởi nút thắt của tình huống truyện, một mặt, nó là thủ phạm, mặt khác, nó cũng là sự minh oan, giải oan.
–    Nhờ cái bóng mà Trương Sinh hiểu tấm lòng của Vũ Nương, cái bóng chính là một sự sáng tạo độc đáo đạt đến sự hoàn chỉnh, nó thể hiện sự tập trung khái quát, hình tượng hóa cái hiểu lầm ngộ nhận. Điều đó khiến Vũ Nương phải chết oan, hai người còn lại đau khổ suốt cả cuộc đời.
–    Để minh oan cho Vũ Nương, siêu thoát cho linh hồn của nàng, tác giả đã đưa vào câu chuyện một mô típ kỳ ảo: Trương Sinh lập đàn giải oan, và Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa nói vọng vào: “Thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa?” Dẫu không thể trở về nhưng nỗi oan của nàng cũng đã được giải tỏa.
–    Góp phần thể hiện tính cách nhân vật: Bé Đản ngây thơ, Trương Sinh hồ đồ đa nghi, Vũ Nương thương chồng con.
–    Góp phần tố cáo xã hội phong kiến suy tàn khiến hạnh phúc của con người hết sức mỏng manh.

4.    Nghệ thuật.

Đây là tác phẩm thể hiện rõ nét đặc trưng trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Dữ.
–    Kết cấu chặt chẽ, lừ chỗ thô sơ đến nhuần nhuyễn, từ giản đơn đến phong phú đa dạng. Tạo tình huống rất hấp dẫn.
–    Xây dựng được chi tiết vừa có ý nghĩa tác động đến cấu trúc, vừa có ý nghĩa phát sáng.

0