Đoc báo: Làm thế nào để có được "trí thông minh cảm xúc"?
How to be emotionally intelligent What makes a great leader? Knowledge, smarts and vision, to be sure. To that, Daniel Goleman, author of "Leadership: The Power of Emotional Intelligence," would add the ability to identify and monitor emotions — your own and others' — and to manage ...
How to be emotionally intelligent
What makes a great leader? Knowledge, smarts and vision, to be sure. To that, Daniel Goleman, author of "Leadership: The Power of Emotional Intelligence," would add the ability to identify and monitor emotions — your own and others' — and to manage relationships.
Qualities associated with such "emotional intelligence" distinguish the best leaders in the corporate world, according to Mr. Goleman, a former New York Times science reporter.
He is also a psychologist and co-director of a consortium at Rutgers University to foster research on the role emotional intelligence plays in excellence. He shares his short list of the competencies.
1. Self- Awareness
Realistic self-confidence: You understand your own strengths and limitations; you operate from competence and know when to rely on someone else on the team.
Emotional insight: You understand your feelings. Being aware of what makes you angry, for instance, can help you manage that anger.
2. Self-Managemnent
Resilience: You stay calm under pressure and recover quickly from upsets. You don't brood or panic. In a crisis, people look to the leader for reassurance; if the leader is calm, they can be, too.
Emotional balance: You keep any distressful feelings in check — instead of blowing up at people, you let them know what's wrong and what the solution is.
Self-motivation: You keep moving toward distant goals despite setbacks.
3. Empathy
Cognitive and emotional empathy: Because you understand other perspectives, you can put things in ways colleagues comprehend. And you welcome their questions, just to be sure. Cognitive empathy, along with reading another person's feelings accurately, makes for effective communication.
Good listening: You pay full attention to the other person and take time to understand what they are saying, without talking over them or hijacking the agenda.
4. Relationship skills
Compelling communication: You put your points in persuasive, clear ways so that people are motivated as well as clear about expectations.
Team playing: People feel relaxed working with you. One sign: They laugh easily around you.
By: Daniel Goleman (NYTimes)
Bản dịch:
4 khác biệt giữa lãnh đạo tốt và lãnh đạo xuất sắc
Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo tuyệt vời? Kiến thức, trí thông minh và tầm nhìn – chắc chắn là cần những yếu tố đó. Nhưng Daniel Goleman – tác giả cuốn: "Tài lãnh đạo: Sức mạnh của trí thông minh cảm xúc" đã bổ sung thêm khả năng xác định và kiểm soát cảm xúc – của chính bạn và của người khác – vào danh sách này để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc.
Các phẩm chất gắn liền với "trí thông minh cảm xúc" là cái để phân biệt các nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới doanh nghiệp – theo ông Goleman, cựu phóng viên khoa học củaNew York Times.
Ông cũng là nhà tâm lý học, đồng giám đốc một trung tâm của ĐH Rutgers chuyên nghiên cứu về vai trò của trí thông minh cảm xúc. Ông có một vài chia sẻ về năng lực này.
1. Tự nhận thức
Tự tin thực sự: Bạn hiểu những ưu và nhược điểm của mình, bạn khai thác những khả năng đó và biết khi nào nên tin tưởng ai đó.
Nhìn thấu tình cảm: Bạn hiểu cảm xúc của mình. Ví dụ như, việc bạn biết rõ điều gì sẽ làm bạn tức giận sẽ giúp bạn kiểm soát cơn giận đó.
2. Tự kiểm soát
Khả năng phục hồi: Bạn bình tĩnh khi gặp áp lực và phục hồi nhanh sau khi gặp chuyện không hay. Bạn không đau buồn hay hoảng sợ. Khi gặp khủng hoảng, người ta sẽ nhìn vào người lãnh đạo để được yên lòng, nếu người lãnh đạo bình tĩnh thì họ cũng vậy.
Cân bằng cảm xúc: Bạn kìm nén tất cả những cảm xúc tiêu cực thay vì nổi nóng với mọi người. Bạn hãy cho họ biết cái gì là sai và hướng giải quyết.
Tự tạo động lực: Bạn tiếp tục đặt ra những mục tiêu xa bất chấp thất bại
3. Đồng cảm
Đồng cảm cảm xúc và nhận thức: Vì bạn nhìn nhận vấn đề theo một cách khác nên bạn có thể đưa mọi thứ về cách mà đồng nghiệp hiểu. Và bạn đón nhận những câu hỏi của họ chỉ để chắc chắn. Đồng cảm về nhận thức cộng với việc đọc được cảm xúc của người khác một cách chính xác giúp cho giao tiếp hiệu quả hơn.
Lắng nghe: Bạn chú ý tới người khác và dành thời gian để hiểu họ đang nói gì mà không cần phải bàn luận qua lại hoặc ngắt lời.
4. Kỹ năng quan hệ
Giao tiếp thuyết phục: Bạn thuyết phục mọi người tin vào quan điểm của mình và bạn tạo động lực cũng như làm rõ những kỳ vọng đặt ra.
Làm việc nhóm: Mọi người cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn. Dấu hiệu là họ dễ dàng cười xung quanh bạn.