Đỗ Phủ

712-770 Tiểu sử Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mĩ, hiệu Thảo Đường, người đời sau gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng Tẩu, Đỗ Công Bộ hay còn gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Tiểu Đỗ Đỗ Mục. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại lâu đời ở huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Cha là Đỗ Nhàn, có làm quan. Thời niên thiếu tính từ năm 712 khi ông mới trào đời cho đến năm 746 kết thúc đợt ngao du lần thứ ba, với khoảng thời gian ba mươi lăm năm, Đỗ Phủ sống gữa thời kỳ phồn vinh của xã hội phong kiến thời Đường. Công việc chính của ông lúc này là làm thơ, ngao du sơn thủy. Với trí thông minh hơn người, Đỗ Phủ bắt đầu sáng tác thơ ca vào lúc bẩy tuổi. Tài cộng với sự cần cù nhẫn nại: "Đọc sách vỡ muôn quyển, Hạ bút như có thần" (Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận) khiến ông đến năm mười bốn tuổi đã trở thành nhà thơ trẻ được các bậc đàn anh mến phục. Ông còn được các nhà tinh thông âm luật như Lý Phạm, Thôi Điều, danh ca Lý Quy Niên,... mến chuộng. Điều đó chứng tỏ ông còn là một nhà thẩm âm thành thạo. Năm hai mươi tuổi, đúng vào thời kỳ cực thịnh của thời Đường, "Đi xa không phải chọn này tốt", Đỗ Phủ bắt đầu đi ngao du trước sau ba lần với khoảng thời gian trên dưới mười năm. Lần thứ nhất ông đi suốt cả vùng Ngô Việt, Kim Lăng, Tường Châu, Tô Châu, Sơn Âm, Tiền Đường. Năm hai mươi bốn tuổi, ông trở về Lạc Dương thi tiến sĩ. Tuy thi hỏng nhưng ông rất bình thản, tiếp tục cuộc sống ngao du. Lần thứ hai ông đến vùng Tề Triệu, một dải Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, ngao du và săn bắt là việc làm chính của ông trong thời kỳ này. Năm 744, ông gặp Lý Bạch tại Lạc Dương. Đại thi hào Lý Bạch hơn ông mười một tuổi lúc này mới từ Trường An trở về vì sự dèm pha của Cao Lực Sĩ. Lần thứ ba Đỗ Phủ cùng Lý Bạch, Cao Thích rủ nhau đi săn bắn, uông rượu ngâm thơ, thăm hỏi kẻ ẩn sĩ gần xa. Mùa thu năm sau (745) hai người chia tay tại quận Lỗ (Duyện Châu, Sơn Đông). Từ đó hai người không gặp nhau lần nào nữa, nhưng tình bạn thì gắn bó suốt đời... Những năm ngao du sơn thủy này đã bồi dưỡng tinh thần lạc quan yêu đời và lòng dũng cảm, góp phần làm phong phú nội dung và phong cách thơ ca của Đỗ Phủ. Những bài thơ của Đỗ Phủ sáng tác trong thời kỳ này được truyền lại không nhiều nhưng những bài như: Họa ưng, Vọng nhạc, Tráng du, Phòng binh tào hồ mã,... cho thấy phần nào tài năng xuất chúng của nhà thơ từ những ngày còn trẻ. Năm 746, sau khi chia tay Lý Bạch, Đỗ Phủ trở về Trường An, kết thúc quãng đời ngao du đó đây. Lần này ông trở về không ngoài mục đích thực hiện hoài bão từ lâu ấp ủ trong lòng: "Trí quân Nghiêu, Thuấn thượng Tái sử phong tục thuần" ( Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận ) Đó chính là ước mơ và lý tưởng chính trị của ông. Theo ông thì đó là con đường duy nhất để thực hiện lý tưởng đó là phải thi đỗ và làm quan. Nhưng tiếc thay, đến đâu ông cũng vấp phải trở ngại. Lúc này Đường Huyền Tông bỏ bê triều chính, giao phó mọi việc cho hai tên gian thần là Lý Lâm Phủ và Dương Quốc Trung. Tuy Đường Huyền Tông hạ chiếu ai có tài thì đi dự thi, nhưng trong khóa thi này Tể tướng Lý Lâm Phủ đánh hỏng hết tất cả các thí sinh để khoe rằng trong những khóa thi trước y sáng suốt lựa chọn hết nhân tài, nên bây giờ chẳng còn một ai và đây cũng là dịp để Lý Lâm Phủ chặn đường tiến cử hiền tài, nhằm củng cố thế lực của phe cánh y. Đỗ Phủ cũng như những thí sinh khác trong đó có Nguyên Kết, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường bị đánh hỏng. Từ đây Đỗ Phủ nhận thức đầy đủ hơn bộ mặt chính trị nhà Đường do bọn gian quan nịnh thần khống chế. Để tìm lối thoát, nhiều lần ông gặp gỡ, dâng thư cho các bậc quyền quý mong được tiến cử, nhưng không có kết quả mà cuộc sống thì ngày càng nghèo khốn. Năm 751, nhân Đường Huyền Tông cử hành đại lễ, Đỗ Phủ dâng lên Tam đại lễ phú, được Đường Huyền tông khen ngợi cho ghi tên vào Tập hiền viện, chờ bổ dụng. Nhưng vì bị Lý Lâm Phủ cản trở nên Đỗ Phủ chờ mãi vẫn không có tin gì. Mãi đến năm 755, Đỗ Phủ được bổ làm Hà Tây huyện úy. Mặc dù bao năm sống khổ cực ở đất Trường An nhưng Đỗ Phủ quyết không nhận chức vì chức huyện úy này buộc ông phải cúi đầu vâng lệnh quan trên, đánh đập kẻ dưới. Bị ông cự tuyệt giai cấp thống trị nhà Đường giao cho ông chức quản lý kho quân giới. Thật mỉa mai thay, một con người nuôi hy vọng giúp vua vượt Nghiêu Thuẫn giờ đây chỉ làm anh quản lý kho! Đỗ Phủ nhận chức, ông xin phép về huyện Phụng Tiên thuộc tỉnh Thiểm Tây thăm gia đình. Có ngờ đâu khi vừa về đến nhà thì đứa con trai đã chết đói. Từ năm 746 đến năm 755, vì thất ý trên con đường công danh, lại thêm cuộc sống gian nan cực khổ, Đỗ Phủ đã sáng tác hàng loạt bài thơ giàu tính hiện thực xúc động lòng người. Lệ nhân hành, Binh xa hành, Xuất tái, Vịnh hoài ngũ bách tự,... đánh dấu khởi điểm mới trong sáng tác của nhà thơ, một bước phát triển mới trong phong cách sáng tác hiện thực phê phán. Trong số những bài thơ sáng tác thời kỳ này có thể kể bài Tự kinh phó Phụng Tiên vịnh hoài ngũ bách tự là bài thơ tổng kết mười năm khốn khổ trên đất Trường An của ông. Cùng lúc Đỗ Phủ ra làm quan thì thời cuộc cũng có những biến đổi lớn lao. Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn ở Phạm Dương và nhanh chống đánh xuống Lạc Dương, Đồng Quan, Trường An. Tháng 8 năm 756, nghe tin Lý Hanh con của Đường Minh Hoàng lên ngôi ở Linh vũ lấy hiệu Đường Túc Tông, Đỗ Phủ tìm Túc tông. Giữa đường ông bị giặc bắt giải về Trường An. Nửa năm trời sống trong vùng địch tận mắt thấy cảnh đất nước bị dày xéo, ông viết khá nhiều bài thơ lâm ly, thống thiết như Bi Trần Đào, Bi Thanh Bản, Xuân vọng, Ai giang đầu,... Tháng giêng năm Chí Đức thứ nhất (756), không chịu hợp tác với giặc Đỗ Phủ không quản nguy hiểm tìm đường chốn khỏi Trường An tìm về Phụng Tường, nơi chính quyền mới đóng. Đỗ Phủ được giữ chức Tả thập di. Tháng 9 năn 757, quân Đường lấy lại được Trường An, Đỗ Phủ bèn đưa gia quyến về Trường An. Ở Trường An không được bao lâu, vì dâng sớ cứu Phùng Quán thua trận Trần Đào, nên Đỗ Phủ bị gian thần hãm hại. Tháng 6 năm 758, ông bị biếm ra làm Tư công tham quân, một chức quan coi việc tế tự nghi lễ ở Hoa Châu. Mùa xuân năm 759, trên đường từ Lạc Dương đi Hoa Châu, nhìn thấy cảnh đau thương vô hạn của nhân dân ông viết sáu bài thơ nổi tiếng: Tam biệt, Tam lại được người đời truyền tụng. Tháng 7 năm 759, Đỗ Phủ xin từ quan đưa gia đình từ Hoa Châu đến Đồng Cốc. Tại đây, ông phải đi lượm hạt dẻ, đào hoàng tinh bao phen trở về tay không, con cái đói meo kêu khóc. Ông làm bảy bài Càn Nguyên Đồng Cốc huyện tác ca than thở cảnh khốn cùng lưu lạc, xa cách anh em. Chưa đầy hai tháng, ông lại từ Đồng Cốc đến Thành Đô - Tứ Xuyên. Mùa xuân năm 760, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè ông dựng mái nhà tranh bên suối Hoãn Hoa, đặt tên là Thảo Đường. Ông gửi thư đi các nơi xin đào, lý, mai, cúc,... các thứ cỏ hoa về trồng. Thảo Đường ở phía tây, quay lưng vào quách Thành Đô, ngoài là đường Thạch Tuân, phường Bích Khê, phía bắc đầm Bách Hoa, phía tây cầu Vạn Lý, suối Hoãn Hoa, gần sông Cẩm, phía tây bắc trông ra núi Tây Lĩnh quanh năm tuyết phủ. Phong cảnh hữu tình, ngôi nhà nhỏ càng đượm màu thanh nhã... Lúc này Thành Đô chưa có nạn binh đao. Ông được sống những ngày thư thái, đánh cờ với vợ, câu cá cùng con, uống rượu với người trong xóm. Ông sinh sống bằng chính mảnh đất của mình, trồng cây thuốc cây ngô. Thế là trong sáng tác xuất hiện một khoảng trời nghệ thuật mới với vẻ đẹp đẹp hoà bình, êm ả của thiên nhiên, xoa dịu những vất vả đắng cay trong cơn loạn lạc. Sáng tác thời kỳ này của ông chủ yếu là thể loại tuyệt cú, tả cảnh điền viên sơn thuỷ và gửi gắm ước mơ trở về cố hương... Tuy nhiên cảnh yên bình ấy không kéo dài được lâu. Mùa thu năm ấy, một cơn gió lốc lật mất mái tranh Thảo Đường, ông làm bài thơ nổi tiếng Mao ốc vi thu phong sở phá ca, mơ ước "Có ngôi nhà lớn muôn gian để che chở cho kẻ nghèo khắp thiên hạ. Bao giờ nhà lớn sừng sững hiện ra, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được". Đầu năm Bảo ứng (762) vì loạn ông đưa gia đình chạy loạn khắp nơi, gần hai năm sau mới trở về lại mái nhà tranh ở Thành Đô. Được Nghiêm Vũ tiến cử, Đỗ Phủ nhận chức Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang. Nghiêm Vũ mất, ông cũng thôi việc. Lúc này bao bạn thân của ông như Lý Bạch, Cao Thích lần lượt từ giã cõi đời, để lại cho ông nỗi buồn vô hạn. Ông lại phiêu bạt tới vùng Quỳ Châu. Qua bao nhiêu năm lưu lạc gian nan, giờ đây sức yếu, tuổi già, ông thường xuyên bị bệnh. Quỳ Châu là nơi có nhiều di tích nổi tiếng như thành Bạch Đế, Bát trận đồ của Gia Cát Võ Hầu, nhà Tống Ngọc, Dữu Tín,... nên ông làm năm bài Chư tướng, năm bài Vịnh hoài cổ tích, tám bài Thu hứng nổi tiếng. Trong hai năm ở Quỳ Châu ông sáng tác 437 bài thơ, chiếm ba phần mười toàn bộ thơ ca của ông, thơ luật chiếm đa số. Chất hiện thực trong thơ ông không thay đổi, vẫn dạt dào tình cảm yêu nước, yêu dân, tuy âm điệu có phần bi thương hơn trước. Ông bỏ công làm thơ luật nhiều hơn trước và đã đẽo gọt, đưa thơ luật lên đến đỉnh cao của nó. Năm Đại Lịch III (768), Đỗ Phủ rời Quỳ Châu, lênh đênh trôi dạt khắp nơi đến Giang Lăng, Công An (Hồ Bắc), Nhạc Châu (Nhạc Dương, Hồ Bắc), rồi theo sông Tương ra Đàm Châu (Tương Đàm, Hồ Nam). ở đây ông gặp lại danh ca Lý Quy Niên và làm bài tuyệt cú Giang Nam phùng Lý Quy Niên nổi tiếng. Đàm Châu có loạn, Đỗ Phủ lại cùng vợ con xuống thuyền đi Hành Châu (Hành Dương, Hồ Nam), dự định theo sông Hán về Trường An. Cuộc sống đói rét, bệnh tật, phiêu bạt cứ dày vò nhà thơ mãi. Mùa đông năm 770, bệnh tật nằm trên thuyền nghe gió thổi, Đỗ Phủ làm bài thơ ba mươi sáu vần Phong tật chu trung phục chẩm thư hoài. Đó là thiên tuyệt bút của nhà thơ. Vì chẳng bao lâu sau, mùa đông năm Đại Lịch thứ năm (770), Đỗ Phủ nhắm mắt lìa đời trong chiếc thuyền rách nát lênh đênh trên sông Tương. Những bước thăng trầm mà trầm nhiều hơn thăng của cuộc đời nhà thơ kết thúc. Các nhà thơ Đường hiếm có ai nghèo khổ, lao đao và chịu ảnh hưởng của chiến tranh và loạn lạc nhiều như ông. Sau khi Đỗ Phủ tạ thế, gia nhân vì nghèo túng quá, đành phải tạm đặt linh cữu thi sĩ tại Nhạc Châu (Nhạc Dương, Hoài Nam). Đến đời cháu là Đỗ Tự Nghiệp, mới đến Nhạc Châu, đem linh thần về táng tại chân núi Thủ Dương, ở Lạc Dương (Hà Nam), gần mộ Đỗ Dự và Đỗ Thẩm Ngôn. Khi Đỗ Tự Nghiệp đưa linh thân Đỗ Phủ qua Kinh Châu, có gặp thi sĩ Nguyên Chẩn trên đường đi. Nguyên Chẩn viết một bài minh đề trên mộ Đỗ Phủ, nói rằng: "Từ khi có thi nhân đến giờ, không có ai vĩ đại bằng Tử Mỹ!". Đúng thế, Đỗ Phủ chẳng những vĩ đại đối với Trung Quốc mà còn vĩ đại đối với cả nhân loại nữa... Nguồn: http://vi.wikipedia.org/ Tác phẩm tiêu biểu Xem thêm

712-770

Tiểu sử

Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mĩ, hiệu Thảo Đường, người đời sau gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng Tẩu, Đỗ Công Bộ hay còn gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Tiểu Đỗ Đỗ Mục. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại lâu đời ở huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Cha là Đỗ Nhàn, có làm quan.
Thời niên thiếu tính từ năm 712 khi ông mới trào đời cho đến năm 746 kết thúc đợt ngao du lần thứ ba, với khoảng thời gian ba mươi lăm năm, Đỗ Phủ sống gữa thời kỳ phồn vinh của xã hội phong kiến thời Đường. Công việc chính của ông lúc này là làm thơ, ngao du sơn thủy. Với trí thông minh hơn người, Đỗ Phủ bắt đầu sáng tác thơ ca vào lúc bẩy tuổi. Tài cộng với sự cần cù nhẫn nại: "Đọc sách vỡ muôn quyển, Hạ bút như có thần" (Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận) khiến ông đến năm mười bốn tuổi đã trở thành nhà thơ trẻ được các bậc đàn anh mến phục.
 
Ông còn được các nhà tinh thông âm luật như Lý Phạm, Thôi Điều, danh ca Lý Quy Niên,... mến chuộng. Điều đó chứng tỏ ông còn là một nhà thẩm âm thành thạo.
Năm hai mươi tuổi, đúng vào thời kỳ cực thịnh của thời Đường, "Đi xa không phải chọn này tốt", Đỗ Phủ bắt đầu đi ngao du trước sau ba lần với khoảng thời gian trên dưới mười năm.

Lần thứ nhất ông đi suốt cả vùng Ngô Việt, Kim Lăng, Tường Châu, Tô Châu, Sơn Âm, Tiền Đường. Năm hai mươi bốn tuổi, ông trở về Lạc Dương thi tiến sĩ. Tuy thi hỏng nhưng ông rất bình thản, tiếp tục cuộc sống ngao du.

Lần thứ hai ông đến vùng Tề Triệu, một dải Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, ngao du và săn bắt là việc làm chính của ông trong thời kỳ này. Năm 744, ông gặp Lý Bạch tại Lạc Dương. Đại thi hào Lý Bạch hơn ông mười một tuổi lúc này mới từ Trường An trở về vì sự dèm pha của Cao Lực Sĩ.

Lần thứ ba Đỗ Phủ cùng Lý Bạch, Cao Thích rủ nhau đi săn bắn, uông rượu ngâm thơ, thăm hỏi kẻ ẩn sĩ gần xa. Mùa thu năm sau (745) hai người chia tay tại quận Lỗ (Duyện Châu, Sơn Đông). Từ đó hai người không gặp nhau lần nào nữa, nhưng tình bạn thì gắn bó suốt đời...

Những năm ngao du sơn thủy này đã bồi dưỡng tinh thần lạc quan yêu đời và lòng dũng cảm, góp phần làm phong phú nội dung và phong cách thơ ca của Đỗ Phủ. Những bài thơ của Đỗ Phủ sáng tác trong thời kỳ này được truyền lại không nhiều nhưng những bài như: Họa ưng, Vọng nhạc, Tráng du, Phòng binh tào hồ mã,... cho thấy phần nào tài năng xuất chúng của nhà thơ từ những ngày còn trẻ.

Năm 746, sau khi chia tay Lý Bạch, Đỗ Phủ trở về Trường An, kết thúc quãng đời ngao du đó đây. Lần này ông trở về không ngoài mục đích thực hiện hoài bão từ lâu ấp ủ trong lòng:

                                         "Trí quân Nghiêu, Thuấn thượng
                                           Tái sử phong tục thuần"
                                                         (Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận)

Đó chính là ước mơ và lý tưởng chính trị của ông. Theo ông thì đó là con đường duy nhất để thực hiện lý tưởng đó là phải thi đỗ và làm quan. Nhưng tiếc thay, đến đâu ông cũng vấp phải trở ngại. Lúc này Đường Huyền Tông bỏ bê triều chính, giao phó mọi việc cho hai tên gian thần là Lý Lâm Phủ và Dương Quốc Trung. Tuy Đường Huyền Tông hạ chiếu ai có tài thì đi dự thi, nhưng trong khóa thi này Tể tướng Lý Lâm Phủ đánh hỏng hết tất cả các thí sinh để khoe rằng trong những khóa thi trước y sáng suốt lựa chọn hết nhân tài, nên bây giờ chẳng còn một ai và đây cũng là dịp để Lý Lâm Phủ chặn đường tiến cử hiền tài, nhằm củng cố thế lực của phe cánh y. Đỗ Phủ cũng như những thí sinh khác trong đó có Nguyên Kết, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường bị đánh hỏng. Từ đây Đỗ Phủ nhận thức đầy đủ hơn bộ mặt chính trị nhà Đường do bọn gian quan nịnh thần khống chế. Để tìm lối thoát, nhiều lần ông gặp gỡ, dâng thư cho các bậc quyền quý mong được tiến cử, nhưng không có kết quả mà cuộc sống thì ngày càng nghèo khốn.

Năm 751, nhân Đường Huyền Tông cử hành đại lễ, Đỗ Phủ dâng lên Tam đại lễ phú, được Đường Huyền tông khen ngợi cho ghi tên vào Tập hiền viện, chờ bổ dụng. Nhưng vì bị Lý Lâm Phủ cản trở nên Đỗ Phủ chờ mãi vẫn không có tin gì. Mãi đến năm 755, Đỗ Phủ được bổ làm Hà Tây huyện úy. Mặc dù bao năm sống khổ cực ở đất Trường An nhưng Đỗ Phủ quyết không nhận chức vì chức huyện úy này buộc ông phải cúi đầu vâng lệnh quan trên, đánh đập kẻ dưới. Bị ông cự tuyệt giai cấp thống trị nhà Đường giao cho ông chức quản lý kho quân giới. Thật mỉa mai thay, một con người nuôi hy vọng giúp vua vượt Nghiêu Thuẫn giờ đây chỉ làm anh quản lý kho! Đỗ Phủ nhận chức, ông xin phép về huyện Phụng Tiên thuộc tỉnh Thiểm Tây thăm gia đình. Có ngờ đâu khi vừa về đến nhà thì đứa con trai đã chết đói.

Từ năm 746 đến năm 755, vì thất ý trên con đường công danh, lại thêm cuộc sống gian nan cực khổ, Đỗ Phủ đã sáng tác hàng loạt bài thơ giàu tính hiện thực xúc động lòng người. Lệ nhân hành, Binh xa hành, Xuất tái, Vịnh hoài ngũ bách tự,... đánh dấu khởi điểm mới trong sáng tác của nhà thơ, một bước phát triển mới trong phong cách sáng tác hiện thực phê phán.
 
Trong số những bài thơ sáng tác thời kỳ này có thể kể bài Tự kinh phó Phụng Tiên vịnh hoài ngũ bách tự là bài thơ tổng kết mười năm khốn khổ trên đất Trường An của ông.
 
Cùng lúc Đỗ Phủ ra làm quan thì thời cuộc cũng có những biến đổi lớn lao. Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn ở Phạm Dương và nhanh chống đánh xuống Lạc Dương, Đồng Quan, Trường An. Tháng 8 năm 756, nghe tin Lý Hanh con của Đường Minh Hoàng lên ngôi ở Linh vũ lấy hiệu Đường Túc Tông, Đỗ Phủ tìm Túc tông. Giữa đường ông bị giặc bắt giải về Trường An. Nửa năm trời sống trong vùng địch tận mắt thấy cảnh đất nước bị dày xéo, ông viết khá nhiều bài thơ lâm ly, thống thiết như Bi Trần Đào, Bi Thanh Bản, Xuân vọng, Ai giang đầu,...
 
Tháng giêng năm Chí Đức thứ nhất (756), không chịu hợp tác với giặc Đỗ Phủ không quản nguy hiểm tìm đường chốn khỏi Trường An tìm về Phụng Tường, nơi chính quyền mới đóng. Đỗ Phủ được giữ chức Tả thập di. Tháng 9 năn 757, quân Đường lấy lại được Trường An, Đỗ Phủ bèn đưa gia quyến về Trường An.

Ở Trường An không được bao lâu, vì dâng sớ cứu Phùng Quán thua trận Trần Đào, nên Đỗ Phủ bị gian thần hãm hại. Tháng 6 năm 758, ông bị biếm ra làm Tư công tham quân, một chức quan coi việc tế tự nghi lễ ở Hoa Châu. Mùa xuân năm 759, trên đường từ Lạc Dương đi Hoa Châu, nhìn thấy cảnh đau thương vô hạn của nhân dân ông viết sáu bài thơ nổi tiếng: Tam biệt, Tam lại được người đời truyền tụng.

Tháng 7 năm 759, Đỗ Phủ xin từ quan đưa gia đình từ Hoa Châu đến Đồng Cốc. Tại đây, ông phải đi lượm hạt dẻ, đào hoàng tinh bao phen trở về tay không, con cái đói meo kêu khóc. Ông làm bảy bài Càn Nguyên Đồng Cốc huyện tác ca than thở cảnh khốn cùng lưu lạc, xa cách anh em. Chưa đầy hai tháng, ông lại từ Đồng Cốc đến Thành Đô - Tứ Xuyên. Mùa xuân năm 760, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè ông dựng mái nhà tranh bên suối Hoãn Hoa, đặt tên là Thảo Đường. Ông gửi thư đi các nơi xin đào, lý, mai, cúc,... các thứ cỏ hoa về trồng. Thảo Đường ở phía tây, quay lưng vào quách Thành Đô, ngoài là đường Thạch Tuân, phường Bích Khê, phía bắc đầm Bách Hoa, phía tây cầu Vạn Lý, suối Hoãn Hoa, gần sông Cẩm, phía tây bắc trông ra núi Tây Lĩnh quanh năm tuyết phủ. Phong cảnh hữu tình, ngôi nhà nhỏ càng đượm màu thanh nhã...

Lúc này Thành Đô chưa có nạn binh đao. Ông được sống những ngày thư thái, đánh cờ với vợ, câu cá cùng con, uống rượu với người trong xóm. Ông sinh sống bằng chính mảnh đất của mình, trồng cây thuốc cây ngô. Thế là trong sáng tác xuất hiện một khoảng trời nghệ thuật mới với vẻ đẹp đẹp hoà bình, êm ả của thiên nhiên, xoa dịu những vất vả đắng cay trong cơn loạn lạc. Sáng tác thời kỳ này của ông chủ yếu là thể loại tuyệt cú, tả cảnh điền viên sơn thuỷ và gửi gắm ước mơ trở về cố hương...

Tuy nhiên cảnh yên bình ấy không kéo dài được lâu. Mùa thu năm ấy, một cơn gió lốc lật mất mái tranh Thảo Đường, ông làm bài thơ nổi tiếng Mao ốc vi thu phong sở phá ca, mơ ước "Có ngôi nhà lớn muôn gian để che chở cho kẻ nghèo khắp thiên hạ. Bao giờ nhà lớn sừng sững hiện ra, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được". Đầu năm Bảo ứng (762) vì loạn ông đưa gia đình chạy loạn khắp nơi, gần hai năm sau mới trở về lại mái nhà tranh ở Thành Đô. Được Nghiêm Vũ tiến cử, Đỗ Phủ nhận chức Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang. Nghiêm Vũ mất, ông cũng thôi việc. Lúc này bao bạn thân của ông như Lý Bạch, Cao Thích lần lượt từ giã cõi đời, để lại cho ông nỗi buồn vô hạn. Ông lại phiêu bạt tới vùng Quỳ Châu.

Qua bao nhiêu năm lưu lạc gian nan, giờ đây sức yếu, tuổi già, ông thường xuyên bị bệnh. Quỳ Châu là nơi có nhiều di tích nổi tiếng như thành Bạch Đế, Bát trận đồ của Gia Cát Võ Hầu, nhà Tống Ngọc, Dữu Tín,... nên ông làm năm bài Chư tướng, năm bài Vịnh hoài cổ tích, tám bài Thu hứng nổi tiếng. Trong hai năm ở Quỳ Châu ông sáng tác 437 bài thơ, chiếm ba phần mười toàn bộ thơ ca của ông, thơ luật chiếm đa số. Chất hiện thực trong thơ ông không thay đổi, vẫn dạt dào tình cảm yêu nước, yêu dân, tuy âm điệu có phần bi thương hơn trước. Ông bỏ công làm thơ luật nhiều hơn trước và đã đẽo gọt, đưa thơ luật lên đến đỉnh cao của nó.

 

Năm Đại Lịch III (768), Đỗ Phủ rời Quỳ Châu, lênh đênh trôi dạt khắp nơi đến Giang Lăng, Công An (Hồ Bắc), Nhạc Châu (Nhạc Dương, Hồ Bắc), rồi theo sông Tương ra Đàm Châu (Tương Đàm, Hồ Nam). ở đây ông gặp lại danh ca Lý Quy Niên và làm bài tuyệt cú Giang Nam phùng Lý Quy Niên nổi tiếng. Đàm Châu có loạn, Đỗ Phủ lại cùng vợ con xuống thuyền đi Hành Châu (Hành Dương, Hồ Nam), dự định theo sông Hán về Trường An. Cuộc sống đói rét, bệnh tật, phiêu bạt cứ dày vò nhà thơ mãi. Mùa đông năm 770, bệnh tật nằm trên thuyền nghe gió thổi, Đỗ Phủ làm bài thơ ba mươi sáu vần Phong tật chu trung phục chẩm thư hoài. Đó là thiên tuyệt bút của nhà thơ. Vì chẳng bao lâu sau, mùa đông năm Đại Lịch thứ năm (770), Đỗ Phủ nhắm mắt lìa đời trong chiếc thuyền rách nát lênh đênh trên sông Tương. Những bước thăng trầm mà trầm nhiều hơn thăng của cuộc đời nhà thơ kết thúc.

Các nhà thơ Đường hiếm có ai nghèo khổ, lao đao và chịu ảnh hưởng của chiến tranh và loạn lạc nhiều như ông. Sau khi Đỗ Phủ tạ thế, gia nhân vì nghèo túng quá, đành phải tạm đặt linh cữu thi sĩ tại Nhạc Châu (Nhạc Dương, Hoài Nam). Đến đời cháu là Đỗ Tự Nghiệp, mới đến Nhạc Châu, đem linh thần về táng tại chân núi Thủ Dương, ở Lạc Dương (Hà Nam), gần mộ Đỗ Dự và Đỗ Thẩm Ngôn.

Khi Đỗ Tự Nghiệp đưa linh thân Đỗ Phủ qua Kinh Châu, có gặp thi sĩ Nguyên Chẩn trên đường đi. Nguyên Chẩn viết một bài minh đề trên mộ Đỗ Phủ, nói rằng: "Từ khi có thi nhân đến giờ, không có ai vĩ đại bằng Tử Mỹ!". Đúng thế, Đỗ Phủ chẳng những vĩ đại đối với Trung Quốc mà còn vĩ đại đối với cả nhân loại nữa...

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/

Tác phẩm tiêu biểu Xem thêm

Bài liên quan

Astrid Lindgren

14/11/1907 - 28/01/2002 Tiểu sử Astrid Lindgren is a Swedish born author. She was born as Astrid Anna Emilia Ericsson on 1907 in Vimmerby in the province of Smaland, in Southern Sweden where she grew up on a farm. Her early childhood was spent with cows and discovering hidden forest paths. Astrid ...

Virginia Woolf

25/01/1882 - 28/03/1941 Tiểu sử Virginia Woolf (tên thời con gái Stephen ) (sinh 25 tháng 1 , 1882 - mất 28 tháng 3 , 1941 ) là một tiểu thuyết gia và là một nhà văn tiểu luận người Anh, bà được coi là một trong những nhân vật văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỉ 20. Trong suốt thời gian giữa ...

Brian Jacques

15/06/1939 - 05/05/2011 Tiểu sử An English novelist, Brian Jacques is extremely renowned for his Castaways of the Flying Dutchman and Redwall series. He was born in Liverpool, England on 15 June, 1939, however his roots lie in a number of Irish countries. His father was of French descent. To avoid ...

Arthur Miller 1

17/10/1915 - 10/02/2005 Tiểu sử Arthur Miller was born on October 17, 1915, in New York City, the son of Isidore and Augusta Miller. His father lost his wealth during the Great Depression of the 1920s and the family, like many others, suffered economic hardship and could not afford to send him to ...

Mikhail Bulgakov

15/05/1891 - 10/03/1940 Tiểu sử Mikhail Afanasyevich Bulgakov sinh ngày 15 tháng 5 năm 1891 tại thành phố Kiev , nay là thủ đô của Ukraina . Mikhail là con cả trong một gia đình có bố là một giáo sư về thần học dạy học ở một trường dòng và biết nhiều thứ tiếng; mẹ cũng là người có học và là con gái ...

F. Scott Fitzgerald

24/09/1896 - 21/12/1940 Tiểu sử Francis Scott Key Fitzgerald là một nhà văn Mỹ, nổi tiếng với các tác phẩm về "thời đại nhạc Jazz". Sinh ra trong một gia đình theo đạo Cơ đốc Ireland . Năm 1913 Fitzgerald vào Đại học Princeton nhưng sắp tốt nghiệp thì bỏ học vào lính. Thời gian phục vụ trong quân ...

Anton Chekhov

29/01/1960 - 15/07/1904 Tiểu sử Anton Pavlovich Chekhov (tiếng Nga: Антон Павлович Чехов; 1860–1904) là nhà viết kịch người Nga nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trên thế giới với thể loại truyện ngắn. Tiểu sử và sự nghiệp Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860 (lịch Julian: 17 tháng 1 năm 1860) ở thị ...

Rudyard Kipling

30/12/ 1865-18/01/ 1936 Tiểu sử Rudyard Kipling is one of the most favorite English writers of all times, amongst the first masters of English short stories and also the first to use Cockney dialect in serious poetry. His early stories about life in colonial India were highly appreciated by readers. ...

Roald Dahl

13/09/1916 – 23/11/1990 Tiểu sử Roald Dahl was a British novelist, writer of short stories, screen writer and fighter pilot. He was born in Wales in 13th September 1916. Before writing he also served in the Air Force and fought in the World War two. He was a flying ace and also an intelligence ...

Nguyễn Đức Phước

Nguyễn Đức Phước sinh năm 1967, quê tại Quảng Trị, hiện làm nghề bác sĩ tại Đồng Nai. Đã xuất bản: - Sông Thiêng - Tập thơ NXB Thanh niên năm 2000 - Lời Biển - Tập thơ – NXB Hội Nhà văn năm 2003 - Đêm Khát - Tập thơ - NXB Hội Nhà văn năm 2008 Giải thưởng: - Tặng thưởng tập thơ Lời Biển năm 2003 của ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...