Đỗ Hữu Lê Hữu Đỗ, Dao Ca, Nguyễn Xuân Thâm

Đỗ Hữu (1938-2009) tên thật là Lê Hữu Đỗ, sinh ngày 28-6-1938 tại làng Dưỡng Mong Thượng, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, anh kém Hữu Loan 22 tuổi, kém Quang Dũng 7 tuổi, làm thơ từ những năm 1949. Ông đã tốt nghiệp Đại học sư phạm, từng là hiệu trưởng Trường trung học Ninh Hoà, Khánh Hoà. Sau 1975, ông sang Hoa Kỳ định cư, lấy thêm bằng Đại học San José, từng làm chủ bút tờ Việt báo San José. Bạn bè cho anh là nhà thơ hiền lành, khả ái. Đỗ Hữu mất ngày 9-3-2009, vợ ông là bà Bích Diệp. Thơ Đỗ Hữu xuất hiện sau Hữu Loan, Quang Dũng một chút, được truyền tụng trong một số người yêu thơ miền Nam là 2 bài thơ Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc . Theo một số tài liệu, ngoài bút danh Đỗ Hữu, ông còn dùng các bút danh Dao Ca, Nguyễn Xuân Thâm. Đỗ Hữu: Nhà thơ tài hoa bị lãng quên Đăng bởi hảo liễu vào 08/02/2015 22:09 Tặng đại ca Nguyễn Hiếu Học Mộng Liên đường chủ nhân, trong bài tựa Truyện Kiều, đã viết "Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy" (Trần Trọng Kim dịch). Có tài mà không được gặp gỡ, đành phải đem chôn cuộc đời vào những chốn tầm thường dung tục, chịu cảnh vùi lấp của bao sự đời nhố nhế, từ ngàn xưa vẫn là bi kịch của kẻ tài hoa. Người xưa gọi đó là "Không cốc u lan" (Cánh hoa lan u buồn nơi cốc vắng), tức là cảnh ngộ "Biết bao hoa đẹp trong từng thẳm, Đem gởi hương cho gió phụ phàng, Mất một đời thơm trong kẽ núi, Không người du tử đến nhằm hang" (Xuân Diệu). Những tài năng bị vùi lấp đó thường phát tiết anh hoa ra ngọn bút, để tạo nên những vẻ đẹp hoặc bi tráng hoặc thiết tha cho cuộc sống, khiến ý nghĩa cuộc đời càng trở nên thăm thẳm, mênh mông. Song cũng có những trang tài tử đem hết tài hoa để gởi lại cho đời những trang diệu bút, mà lại bị người đời quên lãng một cách quá đỗi bất công. Bên cạnh nhà thơ Lý Hạ của Trung Quốc, tôi muốn nói đến nhà thơ Đỗ Hữu của Việt Nam. Tôi đã tìm tòi bao năm, kể cả trên mạng Internet, mà chỉ được một ít thông tin quá mơ hồ về Đỗ Hữu. Nhà thơ tiền chiến này chỉ được nhắc đến một cách tình cờ và được nhận xét chung chung "hay hơn thơ Quang Dũng", thậm chí những câu thơ tuyệt diễm của ông còn bị đem gán cho người khác! Không biết thuở sinh tiền ông có thấy cay đắng hay không, nhưng mấy mươi năm sau, kẻ hậu học là tôi vẫn không khỏi cảm thấy ngậm ngùi cho một nhà thơ tài hoa tột bậc bị lãng quên. Thế hệ chúng tôi, do những biến động của lịch sử, đã không có điều kiện tìm tòi và viết về Đỗ Hữu đã đành, nhưng không hiểu sao thế hệ đàn anh sao lại quá thờ ơ với ông. Tôi đã cất công sưu tầm bao nhiêu năm, nhưng cũng không tìm được thêm gì ngoài hai bài "Chiều Việt Bắc" và "Sầu Ai Lao", được in trong phần phụ lục cuốn "Một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan" của Bùi Giáng (NXB Tân Việt, 1957). Hai bài đó, tôi chỉ được đọc sau khi sách ra đời hơn mười lăm năm, và chúng đã để lại trong tôi dấu ấn không thể phai mờ. Điều làm tôi ngạc nhiên, thậm chí giận dỗi là sau này, trong hai cuốn ghi chép tản mạn thượng thừa về thi ca là "Đi vào cõi thơ" và "Thi ca Tư tưởng", lại không thấy nhà thơ Bùi Giáng nhắc đến Đỗ Hữu, dù trong đó, có lúc ông đã bốc đồng ca ngợi không tiếc lời những nhà thơ rất đỗi xoàng xĩnh hoặc vô danh. Nhà thơ họ Bùi đã quên mất người bạn cố tri mà ông đã từng trân trọng và gắn bó bằng những tình cảm đằm thắm từ thời bắt đầu cầm bút! Bởi vậy, tôi cảm động xiết bao khi một lần về chơi ở đất Bình Dương, một người bạn già vong niên chuyên nghiên cứu văn học khoe với tôi bài thơ "Chiều Việt Bắc" được chép trong cuốn sổ tay, gồm những bài thơ hay và lạ do anh sưu tập. Nhìn nét chữ nắn nót, bay bướm trên trang giấy của một người yêu thơ đã bước vào tuổi "cổ lai hy", ta mới thấy được tấm lòng trân trọng của anh dành cho bài thơ và cho tác giả. Có lẽ lúc đó anh cũng không nghĩ rằng tôi đã biết và đã yêu bài thơ này cách đó hơn ba thập kỷ, bởi cái tên Đỗ Hữu vẫn còn quá lạ lẫm đối với không ít những người làm thơ và yêu thơ của nhiều thế hệ. Thi ca – tôi chỉ muốn nói đến thi ca đúng nghĩa – quả là vưu vật đáng trân trọng của trần gian. Một dân tộc không còn biết yêu thi ca, hoặc lạm dụng thi ca quá mức, là nền văn hoá đã đến lúc suy đồi. Đoàn Phú Tứ được nhắc đến như một tài năng thi ca lớn, chỉ với một bài "Màu thời gian". Thế thì vì đâu mà bao nhiêu năm qua, chúng ta lại lãng quên Đỗ Hữu với hai tuyệt tác "Sầu Ai Lao" và "Chiều Việt Bắc", mà nhiều người cho rằng còn hay hơn cả thơ Quang Dũng? Tôi xin phép được ghi toàn văn hai bài thơ đó ra đây, như một lời cảm tạ Đỗ Hữu về những cảm xúc diệu kỳ, mà thơ ông đã đem lại cho tôi, giữa một buổi chiều xa xưa ở vùng trung du xứ Quảng. [lược trích 2 bài thơ...] Đã mấy mươi năm qua, nhạc điệu của hai bài thơ vẫn mãi ám ảnh tôi, nghe như nhạc điệu trong bài "Đôi bờ" của Quang Dũng. "Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai? Sông xa từng lớp lơp mưa dài... Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa, Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ, Thoáng hiện em về trong đáy cốc, Nói cười như chuyện một đêm mơ". Song trong hai bài thơ của Đỗ Hữu dường như trĩu nặng nỗi sầu cô lữ hơn cả "Đôi bờ", và bàng bạc nỗi "mang mang thiên cổ sầu" trong hồn thơ Huy Cận. Giai đoạn xa nhà để nổi trôi theo nợ áo cơm, một chiều đứng giữa rừng núi điệp trùng của một miền cao xứ Quảng, giữa "núi biếc chập chùng", giữa "Buồn xưa chiều đọng sầu lau lách", khi một mình lầm lũi trên "Dặm về lá đổ phấn tàn xiêu", khách lữ thứ chợt cảm nhận ra nỗi buồn diệu vợi mênh mông. Không phải là nỗi "Tư cố hương" nhớ quê nhà hay là "Sầu tương tư" một bóng hình nào chia xa biền biệt. Không! Nó mênh mông man mác, nó tràn ngập cả hồn khách bằng nỗi sầu hoài cổ, bằng niềm dự cảm xót xa về cảnh đời hư ảo, về sự mong manh của tình yêu, về sự phù du của một kiếp người. Một nỗi buồn mênh mông như nỗi buồn trong "Chiều xưa" của Huy Cận: "Buồn gieo theo gió veo hồ, Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa, Đồn xa quằn quại bóng cờ, Phất phơ buồn tự ngày xưa thổi về....". Sống trong đời, tôi cho đó chính là những phút giây hạnh ngộ, vì có khi chỉ trong những lúc ấy, chúng ta mới có cơ duyên cảm nhận hết được ý nghĩa kỳ diệu của thi ca. Cảnh vật tác động vào tâm hồn khiến những câu thơ như ngân lên những âm thanh huyền hoặc, và để lại những hình ảnh lắng đọng mà suốt đời ta không sao quên được. Và nó hé mở cho ta thấy ý nghĩa của cõi đời nhiều hơn là những trang luận thuyết dài dòng rối rắm về triết học, hay những trang kinh nặng nề màu sắc siêu huyền. Một buổi chiều đi lao động lấy củi, đứng giữa cảnh núi rừng, đột nhiên những câu thơ của Đỗ Hữu tràn ngập trong hồn tôi, giữa ánh hoàng hôn đang dần tắt lịm, giữa núi đồi chập chùng. Khắp cả núi đồi, khắp cả đất trời như đắm chìm theo nỗi sầu bàng bạc. "Với núi xanh lơ, chòi tím nhạt, Mây trời bàng bạc sầu Ai Lao". Không phải là nỗi sầu Ai Lao mà là nỗi sầu cô lữ. Tự nhiên tôi thấy mình sao mà cô độc, sao mà lẻ loi giữa đất trời, và chợt cảm thấy mình sao như tên Do Thái đang lang thang phiêu bạc qua cõi đời để tìm về một vùng Đất Hứa mơ hồ, giữa những "Lá đổ sau chân một lối vàng" và "Hoàng hôn hoa bản phấn rưng rưng"! Giai điệu câu thơ "Mây trời bàng bạc sầu Ai Lao" nghe sao mà buồn đến mênh mông diệu vợi. Câu thơ có một âm trắc duy nhất, nhưng đọc lên lại nghe êm dịu như những câu thơ toàn vần bằng trong bài "Tỳ bà" của Bích Khê. "Ô hay buồn vương cây ngô đồng, Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông"! Câu thơ tuyệt diễm của Đỗ Hữu khiến cả xác thân ta như tan đi trong nỗi sầu bàng bạc giữa cảnh "Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm". "Nắng xuống phương nào người thấy không? Mà đây chiều tím rụng song song", ta nghe như cả không gian với bầu trời hoàng hôn tím ngát như cùng rụng xuống với câu thơ. Không phải thương nhớ một người, mà thương nhớ cả không gian. Hình ảnh người yêu đã hoá thân vào nắng chiều, vào khói thuốc để cùng tình yêu bay lên những vùng trời chiêm bao sương khói. "Khói thuốc lên mờ xanh bóng ai, Phương xa chiều xuống ngút sông dài". Nơi phương tôi chiều tím đang rụng xuống, nơi phương người cũng đang bảng lảng bóng hoàng hôn. "Mây phương tôi mộng xuống phương người" (H.N.). Hãy ngồi tĩnh lặng giữa bóng chiều hôm để cùng tìm gặp nhau trong cõi nhớ. Hồn thơ đã khiến cho không gian trở nên bao la hơn, nỗi sầu man mác hơn và khiến cho con người càng thấy nhỏ bé hơn trong nỗi sầu cô lữ. Và chính trong sự nhỏ bé ấy, trong niềm khắc khoải ấy, ta càng nhận ra ý nghĩa mênh mang của cõi đời, vốn đã bị cuộc sống xô bồ vùi lấp trong tiếng huyên náo của ngựa xe. Không biết rồi mai đây, những nỗi sầu của thế hệ "hiện đại" có tìm thấy được mình trong những vần thơ ngậm ngùi sâu lắng kia không, để cùng sẻ chia một chút ý nghĩa đời? Tối về, nằm trong lán trại, trong ánh đèn dầu leo lắt, suốt đêm nghe tiếng côn trùng rả rích, tôi mới cảm nhận được sự mênh mang của nỗi sầu cô lữ. "Tai vẫn nghe đều dòng thác đổ, Người ơi, thương nhớ biết bao nhiêu". Không có tiếng thác đổ, chỉ có tiếng gió lạnh xào xạc từng cơn trong kẽ lá, giữa vầng trăng sơ huyền ảm đạm "Đã lâu trăng cứ vàng hiu hắt, Mây cứ sầu tuôn núi võ vàng. Lá vẫn pha chàm trên sắc áo, Mưa nguồn thác đổ đá mù sương", khiến tôi cảm thấy thêm lạc loài cô độc, và thêm thương nhớ bâng khuâng. "Người ơi, thương nhớ biết bao nhiêu". Không phải thương nhớ một bóng hình, mà là bâng khuâng thương nhớ về một cõi nào đó rất đỗi mơ hồ và xa muôn trùng trong tâm tưởng. Cõi nào? Tôi không rõ. Người ơi! "Đêm nay gió thổi buồn ghê lắm". Tôi trằn trọc suốt đêm, ghi lại cảm xúc của mình bằng hai câu thơ: "Chung dạ trùng thanh thiết, Mang mang cô lữ sầu", rồi tự dịch: "Suốt đêm rả rích tiếng trùng, Kiếp cô lữ nặng nỗi buồn mênh mang". Và chợt thấy thêm thấm thía những câu thơ nói về cảnh đời lữ thứ trong cõi Đường thi. Thơ Đỗ Hữu khiến ta tưởng chừng như đang nghe lại những câu thơ thiết tha trong "Đôi bờ" của Quang Dũng. Không biết ai đã chịu ảnh hưởng của ai, vì chúng ta hoàn toàn không biết được hai bài thơ của Đỗ Hữu ra đời từ năm nào. Có người cho rằng Đỗ Hữu làm thơ trước cả Quang Dũng. Song điều đó không quan trọng, vì chỉ có những kẻ tài hoa mới có thể chịu ảnh hưởng của nhau theo lẽ "thanh khí ứng cầu" trong sáng tạo. Chỉ có những tâm hồn tài hoa như Quang Dũng và Đỗ Hữu mới có thể sáng tạo nên những vần thơ mênh mông đến thế. Còn kẻ bất tài khi bắt chước vẫn luôn cho ta thấy hắn đang khoác cái áo khổng lồ lên thân thể tí hon. Không biết trong thi ca Việt Nam có còn những câu thơ nào đẹp hơn, đằm thắm hơn, mênh mông hơn thế nữa hay không? Nhưng chỉ cần những câu thơ của Đỗ Hữu hay Quang Dũng còn sống thì ta vẫn còn giữ trọn vẹn niềm tin tuyệt đối vào hồn thơ Việt! Đỗ Phủ từng nói: "Văn chương thiên cổ sự, Đắc thất thốn tâm tri" (Văn chương là chuyện ngàn năm, Được hay mất chỉ tấc lòng biết thôi). Tôi tin rằng hai bài thơ của Đỗ Hữu không chỉ có "Thốn tâm tri", mà nó sẽ được nhiều người biết đến, và trân trọng như là những tặng vật quý báu của một tâm hồn tài hoa trong cõi thơ tiền chiến. 7/2007 Huỳnh Ngọc Chiến Nguồn: 1. Tạp chí Kiến thức ngày nay , số 611, ngày 21-7-2007 2. http://www.talawas.org/ta...php?res=10482&rb=0101 ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Bài thơ thứ ba của Đỗ Hữu Đăng bởi hảo liễu vào 08/02/2015 22:25 Ngày 30.7.2007 , KTNN có bài viết về nhà thơ Đỗ Hữu của tác giả Huỳnh Ngọc Chiến, phân tích rất cảm động hai bài thơ Sầu Ai Lao, Chiều Việt Bắc của Đỗ Hữu. Lần đầu tiên gặp mấy bài thơ của Đỗ Hữu, tâm trạng của chúng tôi cũng giống như ông Huỳnh Ngọc Chiến 30 năm về trước: "một cảm xúc kỳ diệu", dù chưa nghe nói tới tên tuổi nhà thơ này bao giờ. Bài thơ thứ ba sau hai bài Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc, có tựa là Nắng ngút đường dài. Riêng đây, chúng tôi xin được trang trong gởi tới quý bạn yêu thơ, đến ông Huỳnh Ngọc Chiến và ông cụ "Cổ Lai Hy đất Bình Dương": [lược trích bài thơ...] Đây là 100% nguyên tác, cả hình thức từ các chữ viết hoa hay không viết hoa cho đến từng dấu chấm, phết. Bài thơ đăng trên trang 21 tuần báo Đời Mới số 108, ra ngày 8.4.1954, ấn hành tại 117 Trần Hưng Đạo – Chợ Quán - Chợ Lớn. Chủ nhiệm: Trần Văn Ân. Cũng số báo này, mục hộp thư toà soạn trả lời... "Các bạn Ty Du, T.T (Dalat), Phan danh Quang, Bảo Kim, Tinh Huyền, Đỗ Hữu, Thế Phong: Bài các bạn đã nhận được". Sau bài Nắng ngút đường dài..., đến số 114 (phát hành ngày 20.5.1954) tại trang 22, báo cho đăng bài Chiều Việt Bắc. Bài thơ có 16 câu, nhưng 8 câu giữa không biết lý do gì không thấy ngắt ra 2 khổ, cò khổ cuối tôi xin chép lại cho đúng nguyên tác như sau: Rừng núi âm u sầu Việt Bắc (mặc dù nếu sửa lại "chiều" nghe hay hơn) Chầy ngày lạc bước ai ngồi than. Buồn xưa chiều đọng ngàn lau lách, Chòi cũ nằm nghe gió dặm trường. Riêng bài Sầu Ai Lao khoảng 30 năm trước chúng tôi cũng chép ra từ báo Đời Mới, nay cần tìm lại thì không gặp nữa vì xấp báo cũ mục nát nhiều quá! Rất tiếc không biết đã đăng trên số báo nào, ngày nào nhưng cũng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1954. Chúng tôi nghĩ, toà soạn Đời Mới trả lời Đỗ Hữu "bài đã nhận được" ở số báo 108 có thể là một loạt 3 bài thơ mà chúng ta ngưỡng mộ nói trên, vì nội dung lẫn bối cảnh na ná nhau, cũng có "chòi" có "đèo" có "quán"... Còn bối cảnh vừa Việt Bắc, vừa Ai Lao vừa "ải lạnh" cho phép ta nghĩ đến vùng Sơn La, Điện Biên, Lai Châu? Cũng xin nói thêm, bài thơ "Nắng ngút đường dài..." lên báo khi mặt trận Điện Biên Phủ đã diễn ra 26 ngày và đang hết sức ác liệt, đồng thời quân đội Việt Minh đánh rải rác khắp nơi trên đất nước. Còn bài "Chiều Việt Bắc" lên báo lúc chiến trường Điện Biên Phủ đã kết thúc 13 ngày. Ban đầu chúng tôi đoán Đỗ Hữu là một chiến sĩ Việt Minh như Quang Dũng, Huy Cận, nhưng lúc này chiến trường đang ác liệt thì ai mà rảnh để làm thơ đăng báo ở Sài Gòn? Như vậy thì không biết thi sĩ đang làm gì mà phiêu lãng ở núi rừng Việt Bắc, chòi cao heo hút, quán đứng lưng đèo bên xứ Ai Lao năm 1954... Thực ra mỗi bài thơ của Đỗ Hữu chỉ nằm khiêm tốn trong một cột báo ở trang thơ của bạn đọc bốn phương, bên cạnh những bài thơ, rất hay cũng có, trăn trở thời thế cũng có, mà than thở chồng bỏ vợ bỏ vớ vẫn cũng có! Trong đó có cả Kiên Giang, Tô Thuỳ Yên, Nguyễn Bính... Cái điều đáng lưu ý ở chỗ cùng một lúc mà nhiều người quan tâm đến nó, lại có cả "Trung Niên Thi Sĩ" Bùi Giáng, có thể khẳng định tài hoa của Đỗ Hữu. Tài hoa như vậy lẽ nào chỉ viết được có 3 bà thơ trong đời? Nhưng đã 53 năm trôi qua, người thơ đó không tái xuất thi đàn một lần nào nữa! Và cũng không để lại cho đời thêm chút thông tin nào về mình! Vấn đề tưởng đã chìm vào móc bụi thời gian, nay may sao, được ông Huỳnh Ngọc Chiến khơi lại, xin được cám ơn ông. Ba bài thơ của Đỗ Hữu chúng tôi không dám nói hay hơn thơ Quang Dũng, nhưng chắc hay hơn và thi vị hơn rất nhiều bài thơ khác. Thiết nghĩ, những người yêu quý thơ Việt thời kỳ trước, nếu chưa, cũng nên cập nhật vào trang sưu tập thơ của mình những dòng thơ Đỗ Hữu bên cạnh Quang Dũng, Huy Cận, Hoàng Cầm, Tế Hanh, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính... có lẽ cũng xứng đáng lắm. Còn câu hỏi về lai lịch nhà thơ xin hãy tạm để đó, hy vọng sẽ có người bổ sung về sau. Bài “Đỗ Hữu: Nhà thơ tài hoa bị lãng quên” của Huỳnh Ngọc Chiến đăng trên website talawas ghi ngày 21.7.2007. Hồ Công Trường Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay , số 627, ngày 10-1-2008 ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Nhà thơ Đỗ Hữu vẫn còn đó Đăng bởi hảo liễu vào 08/02/2015 22:32 Cách đây không lâu, trong KTNN số 611, ông Huỳnh Ngọc Chiến có viết một bài dài về nhà thơ Đỗ Hữu. Qua bài đó ông Huỳnh Ngọc Chiến hết lời ca tụng tài thơ họ Đỗ và lấy làm tiếc rằng tại sao một nhà thơ tuyệt vời như thế mà không ai nhắc nhở, bị chìm trong lãng quên, đến nỗi không còn để lại một tung tích gì. Huỳnh Ngọc Chiến đọc được hai bài thơ Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc của Đỗ Hữu in trong phần phụ lục một cuốn sách của Bùi Giáng viết về thơ văn của Bà Huyện Thanh Quan. Họ Huỳnh mê thơ Đỗ Hữu từ đó, và ông đã “ngạc nhiên, thậm chí giận dỗi” là sau này không thấy Bùi Giáng nhắc gì đến Đỗ Hữu mà chỉ “bốc đồng ca ngợi không tiếc lời những nhà thơ rất đỗi xoàng xĩnh hoặc vô danh”. Huỳnh Ngọc Chiến đã lục đăng hai bài thơ mà ông tìm được của Đỗ Hữu kèm theo những lời bình giải, phân tích rất kỹ vào KTNN số 611 đồng thời cho biết rằng ông đã cất công sưu tầm bao nhiêu năm nhưng vẫn không tìm thấy được gì thêm ngoài hai bài Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc. Đến KTNN số 627 thì một bạn đọc là Hồ Công Trừng cung cấp thêm một tài liệu rất quý, đó là thêm một bài thơ nữa của Đỗ Hữu gửi đăng báo Đời Mới tại Sài Gòn (số 108, ngày 8.4.1954). Bài này mang tên Nắng ngút đường dài. Ông Trừng cũng là người yêu thơ Đỗ Hữu và ngoài thơ ra, cũng như ông Huỳnh Ngọc Chiến, họ không biết gì về tiểu sử, thân thế của tác giả đến nỗi ông Trừng đoán Đỗ Hữu là một chiến sĩ Việt Minh như Quang Dũng, Huy Cận… Ông Chiến thì nghi rằng Đỗ Hữu “đã chết” vì ông viết: “Không biết thuở sinh tiền ông có thấy cay đắng hay không, nhưng mấy mươi năm sau, kẻ hậu học là tôi vẫn không khỏi cảm thấy ngậm ngùi cho một nhà thơ tài hoa tột bậc bị lãng quên”. Ông Chiến cũng nêu nhận xét là thơ Đỗ Hữu giống thơ Quang Dũng: “không biết ai chịu ảnh hưởng của ai… có người cho Đỗ Hữu làm thơ trước cả Quang Dũng”. Đỗ Hữu để lại ba bài thơ rồi biến mất. Bao nhiêu người mê thơ ông và mất công đi tìm tung tích tác giả, đặt nhiều câu hỏi và phỏng đoán, lại ngỡ rằng tác giả đã qua đời! Xin chư vị hãy yên lòng. Tôi góp một tin vui: Đỗ Hữu vẫn còn đó! Ông tên thật là Lê Hữu Đỗ, ký bút danh là Đỗ Hữu. Năm Quang Dũng đi Tây tiến nổi danh lừng lẫy với Đôi bờ , Quán bên đường , Đôi mắt người Sơn Tây … thì Đỗ Hữu đang theo học Đại học sư phạm ở Huế. Điều này cho biết ai làm thơ trước để có thể bình luận rằng ai chịu ảnh hưởng của ai. Ra trường, ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng một trường trung học tại quận Ninh Hoà thuộc tỉnh Khánh Hoà. Thời gian ở Huế ông thường sinh hoạt thơ với Thanh Thanh, Khang Lang, Hồ Đình Phương, Như Trị… trong nhóm Xây Dựng. “Từ năm 1950-1955, tôi cộng tác với báo Đời Mới đồng thời cùng Thanh Nam chủ biên tuần san Thẩm Mỹ, hai tờ này thường đăng thơ của các bạn ở Huế gửi vào như: Thanh Thuyền, Tường Phong, Châu Liêm, Diên Nghị, Diên An, Đỗ Hữu. Mãi đến năm 1954 Đỗ Hữu mới đăng thơ trong lúc Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm và các nhà thơ kháng chiến khác đã làm thơ từ năm 1945. Những bài thơ kháng chiến này từng được Tam Ích giới thiệu trên tờ Việt Báo tại Sài Gòn. Nhờ đó mà bài Đèo Cả của Hữu Loan được nhiều người trong Nam biết đến với những câu như: Đèo Cả Đèo Cả Nút cao vút Mây trời Ai Lao sầu đại dương Dặm về heo hút Đá bia mù sương Thương ai chầy ngày lạc giữa núi Sau lưng lối vàng xanh tuôn… Đỗ Hữu từng trải qua nhiều ngày ăn khoai mì thay cơm, từng lao động cải tạo, vác cây, đốn nứa… Sau này rời nước theo diện HO và hiện định cư ở San Jose, California. Ông từng làm chủ bút một tờ báo ở bắc Cali. Năm 2002, nhà xuất bản Dorrance có tiếng ở Mỹ đã ấn hành cho ông cuốn sách viết bằng tiếng Anh nhan đề Sounds of the bamboo forest , tên tiếng Việt là Âm vang rừng trúc nói về các ngôi chùa và các tông phái Phật giáo ở Việt Nam. Không thấy ông cho in thơ như ngày xưa, chỉ thấy ông mặn mà với việc nghiên cứu đạo Phật. Trong Âm vang rừng trúc người ta thấy ông dịch bài Ngôn hoài của Thiền sư Không Lộ ra tiếng Việt, nhà thơ Thanh Thanh dịch bài này ra tiếng Anh. Tại sao Đỗ Hữu không làm thơ nữa hay ông có làm mà không in ra? Thơ Đỗ Hữu chịu ảnh hưởng những ai? Những điều đó xin hẹn một dịp khác sẽ trở lại, còn bây giờ bạn Huỳnh Ngọc Chiến, bạn Hà Công Trừng và những người hâm mộ Đỗ Hữu (chắc là nhiều) muốn gặp Đỗ Hữu có thể liên lạc theo email: dohuu2005@yahoo.com. Tô Kiều Ngân Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay , số 641, ngày 1-6-2008, tr. 8-10 ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook

Đỗ Hữu (1938-2009) tên thật là Lê Hữu Đỗ, sinh ngày 28-6-1938 tại làng Dưỡng Mong Thượng, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, anh kém Hữu Loan 22 tuổi, kém Quang Dũng 7 tuổi, làm thơ từ những năm 1949. Ông đã tốt nghiệp Đại học sư phạm, từng là hiệu trưởng Trường trung học Ninh Hoà, Khánh Hoà. Sau 1975, ông sang Hoa Kỳ định cư, lấy thêm bằng Đại học San José, từng làm chủ bút tờ Việt báo San José. Bạn bè cho anh là nhà thơ hiền lành, khả ái. Đỗ Hữu mất ngày 9-3-2009, vợ ông là bà Bích Diệp. Thơ Đỗ Hữu xuất hiện sau Hữu Loan, Quang Dũng một chút, được truyền tụng trong một số người yêu thơ miền Nam là 2 bài thơ Sầu Ai LaoChiều Việt Bắc.

Theo một số tài liệu, ngoài bút danh Đỗ Hữu, ông còn dùng các bút danh Dao Ca, Nguyễn Xuân Thâm.

 

Ảnh đại diện

Đỗ Hữu: Nhà thơ tài hoa bị lãng quên

Tặng đại ca Nguyễn Hiếu Học

Mộng Liên đường chủ nhân, trong bài tựa Truyện Kiều, đã viết "Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy" (Trần Trọng Kim dịch). Có tài mà không được gặp gỡ, đành phải đem chôn cuộc đời vào những chốn tầm thường dung tục, chịu cảnh vùi lấp của bao sự đời nhố nhế, từ ngàn xưa vẫn là bi kịch của kẻ tài hoa. Người xưa gọi đó là "Không cốc u lan" (Cánh hoa lan u buồn nơi cốc vắng), tức là cảnh ngộ "Biết bao hoa đẹp trong từng thẳm, Đem gởi hương cho gió phụ phàng, Mất một đời thơm trong kẽ núi, Không người du tử đến nhằm hang" (Xuân Diệu). Những tài năng bị vùi lấp đó thường phát tiết anh hoa ra ngọn bút, để tạo nên những vẻ đẹp hoặc bi tráng hoặc thiết tha cho cuộc sống, khiến ý nghĩa cuộc đời càng trở nên thăm thẳm, mênh mông.

Song cũng có những trang tài tử đem hết tài hoa để gởi lại cho đời những trang diệu bút, mà lại bị người đời quên lãng một cách quá đỗi bất công. Bên cạnh nhà thơ Lý Hạ của Trung Quốc, tôi muốn nói đến nhà thơ Đỗ Hữu của Việt Nam.

Tôi đã tìm tòi bao năm, kể cả trên mạng Internet, mà chỉ được một ít thông tin quá mơ hồ về Đỗ Hữu. Nhà thơ tiền chiến này chỉ được nhắc đến một cách tình cờ và được nhận xét chung chung "hay hơn thơ Quang Dũng", thậm chí những câu thơ tuyệt diễm của ông còn bị đem gán cho người khác! Không biết thuở sinh tiền ông có thấy cay đắng hay không, nhưng mấy mươi năm sau, kẻ hậu học là tôi vẫn không khỏi cảm thấy ngậm ngùi cho một nhà thơ tài hoa tột bậc bị lãng quên.

Thế hệ chúng tôi, do những biến động của lịch sử, đã không có điều kiện tìm tòi và viết về Đỗ Hữu đã đành, nhưng không hiểu sao thế hệ đàn anh sao lại quá thờ ơ với ông. Tôi đã cất công sưu tầm bao nhiêu năm, nhưng cũng không tìm được thêm gì ngoài hai bài "Chiều Việt Bắc" và "Sầu Ai Lao", được in trong phần phụ lục cuốn "Một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan" của Bùi Giáng (NXB Tân Việt, 1957). Hai bài đó, tôi chỉ được đọc sau khi sách ra đời hơn mười lăm năm, và chúng đã để lại trong tôi dấu ấn không thể phai mờ. Điều làm tôi ngạc nhiên, thậm chí giận dỗi là sau này, trong hai cuốn ghi chép tản mạn thượng thừa về thi ca là "Đi vào cõi thơ" và "Thi ca Tư tưởng", lại không thấy nhà thơ Bùi Giáng nhắc đến Đỗ Hữu, dù trong đó, có lúc ông đã bốc đồng ca ngợi không tiếc lời những nhà thơ rất đỗi xoàng xĩnh hoặc vô danh. Nhà thơ họ Bùi đã quên mất người bạn cố tri mà ông đã từng trân trọng và gắn bó bằng những tình cảm đằm thắm từ thời bắt đầu cầm bút!

Bởi vậy, tôi cảm động xiết bao khi một lần về chơi ở đất Bình Dương, một người bạn già vong niên chuyên nghiên cứu văn học khoe với tôi bài thơ "Chiều Việt Bắc" được chép trong cuốn sổ tay, gồm những bài thơ hay và lạ do anh sưu tập. Nhìn nét chữ nắn nót, bay bướm trên trang giấy của một người yêu thơ đã bước vào tuổi "cổ lai hy", ta mới thấy được tấm lòng trân trọng của anh dành cho bài thơ và cho tác giả. Có lẽ lúc đó anh cũng không nghĩ rằng tôi đã biết và đã yêu bài thơ này cách đó hơn ba thập kỷ, bởi cái tên Đỗ Hữu vẫn còn quá lạ lẫm đối với không ít những người làm thơ và yêu thơ của nhiều thế hệ.

Thi ca – tôi chỉ muốn nói đến thi ca đúng nghĩa – quả là vưu vật đáng trân trọng của trần gian. Một dân tộc không còn biết yêu thi ca, hoặc lạm dụng thi ca quá mức, là nền văn hoá đã đến lúc suy đồi. Đoàn Phú Tứ được nhắc đến như một tài năng thi ca lớn, chỉ với một bài "Màu thời gian". Thế thì vì đâu mà bao nhiêu năm qua, chúng ta lại lãng quên Đỗ Hữu với hai tuyệt tác "Sầu Ai Lao" và "Chiều Việt Bắc", mà nhiều người cho rằng còn hay hơn cả thơ Quang Dũng?

Tôi xin phép được ghi toàn văn hai bài thơ đó ra đây, như một lời cảm tạ Đỗ Hữu về những cảm xúc diệu kỳ, mà thơ ông đã đem lại cho tôi, giữa một buổi chiều xa xưa ở vùng trung du xứ Quảng.
[lược trích 2 bài thơ...]

Đã mấy mươi năm qua, nhạc điệu của hai bài thơ vẫn mãi ám ảnh tôi, nghe như nhạc điệu trong bài "Đôi bờ" của Quang Dũng. "Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai? Sông xa từng lớp lơp mưa dài... Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa, Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ, Thoáng hiện em về trong đáy cốc, Nói cười như chuyện một đêm mơ". Song trong hai bài thơ của Đỗ Hữu dường như trĩu nặng nỗi sầu cô lữ hơn cả "Đôi bờ", và bàng bạc nỗi "mang mang thiên cổ sầu" trong hồn thơ Huy Cận.

Giai đoạn xa nhà để nổi trôi theo nợ áo cơm, một chiều đứng giữa rừng núi điệp trùng của một miền cao xứ Quảng, giữa "núi biếc chập chùng", giữa "Buồn xưa chiều đọng sầu lau lách", khi một mình lầm lũi trên "Dặm về lá đổ phấn tàn xiêu", khách lữ thứ chợt cảm nhận ra nỗi buồn diệu vợi mênh mông. Không phải là nỗi "Tư cố hương" nhớ quê nhà hay là "Sầu tương tư" một bóng hình nào chia xa biền biệt. Không! Nó mênh mông man mác, nó tràn ngập cả hồn khách bằng nỗi sầu hoài cổ, bằng niềm dự cảm xót xa về cảnh đời hư ảo, về sự mong manh của tình yêu, về sự phù du của một kiếp người. Một nỗi buồn mênh mông như nỗi buồn trong "Chiều xưa" của Huy Cận: "Buồn gieo theo gió veo hồ, Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa, Đồn xa quằn quại bóng cờ, Phất phơ buồn tự ngày xưa thổi về....". Sống trong đời, tôi cho đó chính là những phút giây hạnh ngộ, vì có khi chỉ trong những lúc ấy, chúng ta mới có cơ duyên cảm nhận hết được ý nghĩa kỳ diệu của thi ca. Cảnh vật tác động vào tâm hồn khiến những câu thơ như ngân lên những âm thanh huyền hoặc, và để lại những hình ảnh lắng đọng mà suốt đời ta không sao quên được. Và nó hé mở cho ta thấy ý nghĩa của cõi đời nhiều hơn là những trang luận thuyết dài dòng rối rắm về triết học, hay những trang kinh nặng nề màu sắc siêu huyền.

Một buổi chiều đi lao động lấy củi, đứng giữa cảnh núi rừng, đột nhiên những câu thơ của Đỗ Hữu tràn ngập trong hồn tôi, giữa ánh hoàng hôn đang dần tắt lịm, giữa núi đồi chập chùng. Khắp cả núi đồi, khắp cả đất trời như đắm chìm theo nỗi sầu bàng bạc. "Với núi xanh lơ, chòi tím nhạt, Mây trời bàng bạc sầu Ai Lao". Không phải là nỗi sầu Ai Lao mà là nỗi sầu cô lữ. Tự nhiên tôi thấy mình sao mà cô độc, sao mà lẻ loi giữa đất trời, và chợt cảm thấy mình sao như tên Do Thái đang lang thang phiêu bạc qua cõi đời để tìm về một vùng Đất Hứa mơ hồ, giữa những "Lá đổ sau chân một lối vàng" và "Hoàng hôn hoa bản phấn rưng rưng"!

Giai điệu câu thơ "Mây trời bàng bạc sầu Ai Lao" nghe sao mà buồn đến mênh mông diệu vợi. Câu thơ có một âm trắc duy nhất, nhưng đọc lên lại nghe êm dịu như những câu thơ toàn vần bằng trong bài "Tỳ bà" của Bích Khê. "Ô hay buồn vương cây ngô đồng, Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông"! Câu thơ tuyệt diễm của Đỗ Hữu khiến cả xác thân ta như tan đi trong nỗi sầu bàng bạc giữa cảnh "Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm".

"Nắng xuống phương nào người thấy không? Mà đây chiều tím rụng song song", ta nghe như cả không gian với bầu trời hoàng hôn tím ngát như cùng rụng xuống với câu thơ. Không phải thương nhớ một người, mà thương nhớ cả không gian. Hình ảnh người yêu đã hoá thân vào nắng chiều, vào khói thuốc để cùng tình yêu bay lên những vùng trời chiêm bao sương khói. "Khói thuốc lên mờ xanh bóng ai, Phương xa chiều xuống ngút sông dài". Nơi phương tôi chiều tím đang rụng xuống, nơi phương người cũng đang bảng lảng bóng hoàng hôn. "Mây phương tôi mộng xuống phương người" (H.N.). Hãy ngồi tĩnh lặng giữa bóng chiều hôm để cùng tìm gặp nhau trong cõi nhớ. Hồn thơ đã khiến cho không gian trở nên bao la hơn, nỗi sầu man mác hơn và khiến cho con người càng thấy nhỏ bé hơn trong nỗi sầu cô lữ. Và chính trong sự nhỏ bé ấy, trong niềm khắc khoải ấy, ta càng nhận ra ý nghĩa mênh mang của cõi đời, vốn đã bị cuộc sống xô bồ vùi lấp trong tiếng huyên náo của ngựa xe. Không biết rồi mai đây, những nỗi sầu của thế hệ "hiện đại" có tìm thấy được mình trong những vần thơ ngậm ngùi sâu lắng kia không, để cùng sẻ chia một chút ý nghĩa đời?

Tối về, nằm trong lán trại, trong ánh đèn dầu leo lắt, suốt đêm nghe tiếng côn trùng rả rích, tôi mới cảm nhận được sự mênh mang của nỗi sầu cô lữ. "Tai vẫn nghe đều dòng thác đổ, Người ơi, thương nhớ biết bao nhiêu". Không có tiếng thác đổ, chỉ có tiếng gió lạnh xào xạc từng cơn trong kẽ lá, giữa vầng trăng sơ huyền ảm đạm "Đã lâu trăng cứ vàng hiu hắt, Mây cứ sầu tuôn núi võ vàng. Lá vẫn pha chàm trên sắc áo, Mưa nguồn thác đổ đá mù sương", khiến tôi cảm thấy thêm lạc loài cô độc, và thêm thương nhớ bâng khuâng. "Người ơi, thương nhớ biết bao nhiêu". Không phải thương nhớ một bóng hình, mà là bâng khuâng thương nhớ về một cõi nào đó rất đỗi mơ hồ và xa muôn trùng trong tâm tưởng. Cõi nào? Tôi không rõ. Người ơi! "Đêm nay gió thổi buồn ghê lắm". Tôi trằn trọc suốt đêm, ghi lại cảm xúc của mình bằng hai câu thơ: "Chung dạ trùng thanh thiết, Mang mang cô lữ sầu", rồi tự dịch: "Suốt đêm rả rích tiếng trùng, Kiếp cô lữ nặng nỗi buồn mênh mang". Và chợt thấy thêm thấm thía những câu thơ nói về cảnh đời lữ thứ trong cõi Đường thi.

Thơ Đỗ Hữu khiến ta tưởng chừng như đang nghe lại những câu thơ thiết tha trong "Đôi bờ" của Quang Dũng. Không biết ai đã chịu ảnh hưởng của ai, vì chúng ta hoàn toàn không biết được hai bài thơ của Đỗ Hữu ra đời từ năm nào. Có người cho rằng Đỗ Hữu làm thơ trước cả Quang Dũng. Song điều đó không quan trọng, vì chỉ có những kẻ tài hoa mới có thể chịu ảnh hưởng của nhau theo lẽ "thanh khí ứng cầu" trong sáng tạo. Chỉ có những tâm hồn tài hoa như Quang Dũng và Đỗ Hữu mới có thể sáng tạo nên những vần thơ mênh mông đến thế. Còn kẻ bất tài khi bắt chước vẫn luôn cho ta thấy hắn đang khoác cái áo khổng lồ lên thân thể tí hon.

Không biết trong thi ca Việt Nam có còn những câu thơ nào đẹp hơn, đằm thắm hơn, mênh mông hơn thế nữa hay không? Nhưng chỉ cần những câu thơ của Đỗ Hữu hay Quang Dũng còn sống thì ta vẫn còn giữ trọn vẹn niềm tin tuyệt đối vào hồn thơ Việt!

Đỗ Phủ từng nói: "Văn chương thiên cổ sự, Đắc thất thốn tâm tri" (Văn chương là chuyện ngàn năm, Được hay mất chỉ tấc lòng biết thôi). Tôi tin rằng hai bài thơ của Đỗ Hữu không chỉ có "Thốn tâm tri", mà nó sẽ được nhiều người biết đến, và trân trọng như là những tặng vật quý báu của một tâm hồn tài hoa trong cõi thơ tiền chiến.

7/2007

Huỳnh Ngọc Chiến

Nguồn:
1. Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 611, ngày 21-7-2007
2. http://www.talawas.org/ta...php?res=10482&rb=0101
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bài thơ thứ ba của Đỗ Hữu

Ngày 30.7.2007, KTNN có bài viết về nhà thơ Đỗ Hữu của tác giả Huỳnh Ngọc Chiến, phân tích rất cảm động hai bài thơ Sầu Ai Lao, Chiều Việt Bắc của Đỗ Hữu.

Lần đầu tiên gặp mấy bài thơ của Đỗ Hữu, tâm trạng của chúng tôi cũng giống như ông Huỳnh Ngọc Chiến 30 năm về trước: "một cảm xúc kỳ diệu", dù chưa nghe nói tới tên tuổi nhà thơ này bao giờ.

Bài thơ thứ ba sau hai bài Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc, có tựa là Nắng ngút đường dài. Riêng đây, chúng tôi xin được trang trong gởi tới quý bạn yêu thơ, đến ông Huỳnh Ngọc Chiến và ông cụ "Cổ Lai Hy đất Bình Dương":
[lược trích bài thơ...]

Đây là 100% nguyên tác, cả hình thức từ các chữ viết hoa hay không viết hoa cho đến từng dấu chấm, phết. Bài thơ đăng trên trang 21 tuần báo Đời Mới số 108, ra ngày 8.4.1954, ấn hành tại 117 Trần Hưng Đạo – Chợ Quán - Chợ Lớn. Chủ nhiệm: Trần Văn Ân. Cũng số báo này, mục hộp thư toà soạn trả lời... "Các bạn Ty Du, T.T (Dalat), Phan danh Quang, Bảo Kim, Tinh Huyền, Đỗ Hữu, Thế Phong: Bài các bạn đã nhận được".

Sau bài Nắng ngút đường dài..., đến số 114 (phát hành ngày 20.5.1954) tại trang 22, báo cho đăng bài Chiều Việt Bắc. Bài thơ có 16 câu, nhưng 8 câu giữa không biết lý do gì không thấy ngắt ra 2 khổ, cò khổ cuối tôi xin chép lại cho đúng nguyên tác như sau:
Rừng núi âm u sầu Việt Bắc (mặc dù nếu sửa lại "chiều" nghe hay hơn)
Chầy ngày lạc bước ai ngồi than.
Buồn xưa chiều đọng ngàn lau lách,
Chòi cũ nằm nghe gió dặm trường.
Riêng bài Sầu Ai Lao khoảng 30 năm trước chúng tôi cũng chép ra từ báo Đời Mới, nay cần tìm lại thì không gặp nữa vì xấp báo cũ mục nát nhiều quá! Rất tiếc không biết đã đăng trên số báo nào, ngày nào nhưng cũng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1954.

Chúng tôi nghĩ, toà soạn Đời Mới trả lời Đỗ Hữu "bài đã nhận được" ở số báo 108 có thể là một loạt 3 bài thơ mà chúng ta ngưỡng mộ nói trên, vì nội dung lẫn bối cảnh na ná nhau, cũng có "chòi" có "đèo" có "quán"... Còn bối cảnh vừa Việt Bắc, vừa Ai Lao vừa "ải lạnh" cho phép ta nghĩ đến vùng Sơn La, Điện Biên, Lai Châu?

Cũng xin nói thêm, bài thơ "Nắng ngút đường dài..." lên báo khi mặt trận Điện Biên Phủ đã diễn ra 26 ngày và đang hết sức ác liệt, đồng thời quân đội Việt Minh đánh rải rác khắp nơi trên đất nước. Còn bài "Chiều Việt Bắc" lên báo lúc chiến trường Điện Biên Phủ đã kết thúc 13 ngày. Ban đầu chúng tôi đoán Đỗ Hữu là một chiến sĩ Việt Minh như Quang Dũng, Huy Cận, nhưng lúc này chiến trường đang ác liệt thì ai mà rảnh để làm thơ đăng báo ở Sài Gòn? Như vậy thì không biết thi sĩ đang làm gì mà phiêu lãng ở núi rừng Việt Bắc, chòi cao heo hút, quán đứng lưng đèo bên xứ Ai Lao năm 1954...

Thực ra mỗi bài thơ của Đỗ Hữu chỉ nằm khiêm tốn trong một cột báo ở trang thơ của bạn đọc bốn phương, bên cạnh những bài thơ, rất hay cũng có, trăn trở thời thế cũng có, mà than thở chồng bỏ vợ bỏ vớ vẫn cũng có! Trong đó có cả Kiên Giang, Tô Thuỳ Yên, Nguyễn Bính...

Cái điều đáng lưu ý ở chỗ cùng một lúc mà nhiều người quan tâm đến nó, lại có cả "Trung Niên Thi Sĩ" Bùi Giáng, có thể khẳng định tài hoa của Đỗ Hữu. Tài hoa như vậy lẽ nào chỉ viết được có 3 bà thơ trong đời? Nhưng đã 53 năm trôi qua, người thơ đó không tái xuất thi đàn một lần nào nữa! Và cũng không để lại cho đời thêm chút thông tin nào về mình!

Vấn đề tưởng đã chìm vào móc bụi thời gian, nay may sao, được ông Huỳnh Ngọc Chiến khơi lại, xin được cám ơn ông. Ba bài thơ của Đỗ Hữu chúng tôi không dám nói hay hơn thơ Quang Dũng, nhưng chắc hay hơn và thi vị hơn rất nhiều bài thơ khác. Thiết nghĩ, những người yêu quý thơ Việt thời kỳ trước, nếu chưa, cũng nên cập nhật vào trang sưu tập thơ của mình những dòng thơ Đỗ Hữu bên cạnh Quang Dũng, Huy Cận, Hoàng Cầm, Tế Hanh, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính... có lẽ cũng xứng đáng lắm. Còn câu hỏi về lai lịch nhà thơ xin hãy tạm để đó, hy vọng sẽ có người bổ sung về sau.

Hồ Công Trường

Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 627, ngày 10-1-2008
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhà thơ Đỗ Hữu vẫn còn đó

Cách đây không lâu, trong KTNN số 611, ông Huỳnh Ngọc Chiến có viết một bài dài về nhà thơ Đỗ Hữu. Qua bài đó ông Huỳnh Ngọc Chiến hết lời ca tụng tài thơ họ Đỗ và lấy làm tiếc rằng tại sao một nhà thơ tuyệt vời như thế mà không ai nhắc nhở, bị chìm trong lãng quên, đến nỗi không còn để lại một tung tích gì. Huỳnh Ngọc Chiến đọc được hai bài thơ Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc của Đỗ Hữu in trong phần phụ lục một cuốn sách của Bùi Giáng viết về thơ văn của Bà Huyện Thanh Quan. Họ Huỳnh mê thơ Đỗ Hữu từ đó, và ông đã “ngạc nhiên, thậm chí giận dỗi” là sau này không thấy Bùi Giáng nhắc gì đến Đỗ Hữu mà chỉ “bốc đồng ca ngợi không tiếc lời những nhà thơ rất đỗi xoàng xĩnh hoặc vô danh”.

Huỳnh Ngọc Chiến đã lục đăng hai bài thơ mà ông tìm được của Đỗ Hữu kèm theo những lời bình giải, phân tích rất kỹ vào KTNN số 611 đồng thời cho biết rằng ông đã cất công sưu tầm bao nhiêu năm nhưng vẫn không tìm thấy được gì thêm ngoài hai bài Sầu Ai Lao và Chiều Việt Bắc.

Đến KTNN số 627 thì một bạn đọc là Hồ Công Trừng cung cấp thêm một tài liệu rất quý, đó là thêm một bài thơ nữa của Đỗ Hữu gửi đăng báo Đời Mới tại Sài Gòn (số 108, ngày 8.4.1954). Bài này mang tên Nắng ngút đường dài. Ông Trừng cũng là người yêu thơ Đỗ Hữu và ngoài thơ ra, cũng như ông Huỳnh Ngọc Chiến, họ không biết gì về tiểu sử, thân thế của tác giả đến nỗi ông Trừng đoán Đỗ Hữu là một chiến sĩ Việt Minh như Quang Dũng, Huy Cận… Ông Chiến thì nghi rằng Đỗ Hữu “đã chết” vì ông viết: “Không biết thuở sinh tiền ông có thấy cay đắng hay không, nhưng mấy mươi năm sau, kẻ hậu học là tôi vẫn không khỏi cảm thấy ngậm ngùi cho một nhà thơ tài hoa tột bậc bị lãng quên”. Ông Chiến cũng nêu nhận xét là thơ Đỗ Hữu giống thơ Quang Dũng: “không biết ai chịu ảnh hưởng của ai… có người cho Đỗ Hữu làm thơ trước cả Quang Dũng”.

Đỗ Hữu để lại ba bài thơ rồi biến mất. Bao nhiêu người mê thơ ông và mất công đi tìm tung tích tác giả, đặt nhiều câu hỏi và phỏng đoán, lại ngỡ rằng tác giả đã qua đời!

Xin chư vị hãy yên lòng. Tôi góp một tin vui: Đỗ Hữu vẫn còn đó! Ông tên thật là Lê Hữu Đỗ, ký bút danh là Đỗ Hữu. Năm Quang Dũng đi Tây tiến nổi danh lừng lẫy với Đôi bờ, Quán bên đường, Đôi mắt người Sơn Tây… thì Đỗ Hữu đang theo học Đại học sư phạm ở Huế. Điều này cho biết ai làm thơ trước để có thể bình luận rằng ai chịu ảnh hưởng của ai. Ra trường, ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng một trường trung học tại quận Ninh Hoà thuộc tỉnh Khánh Hoà. Thời gian ở Huế ông thường sinh hoạt thơ với Thanh Thanh, Khang Lang, Hồ Đình Phương, Như Trị… trong nhóm Xây Dựng.

“Từ năm 1950-1955, tôi cộng tác với báo Đời Mới đồng thời cùng Thanh Nam chủ biên tuần san Thẩm Mỹ, hai tờ này thường đăng thơ của các bạn ở Huế gửi vào như: Thanh Thuyền, Tường Phong, Châu Liêm, Diên Nghị, Diên An, Đỗ Hữu. Mãi đến năm 1954 Đỗ Hữu mới đăng thơ trong lúc Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm và các nhà thơ kháng chiến khác đã làm thơ từ năm 1945. Những bài thơ kháng chiến này từng được Tam Ích giới thiệu trên tờ Việt Báo tại Sài Gòn. Nhờ đó mà bài Đèo Cả của Hữu Loan được nhiều người trong Nam biết đến với những câu như:
Đèo Cả
Đèo Cả
Nút cao vút
Mây trời Ai Lao sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương
Thương ai chầy ngày lạc giữa núi
Sau lưng lối vàng xanh tuôn…
Đỗ Hữu từng trải qua nhiều ngày ăn khoai mì thay cơm, từng lao động cải tạo, vác cây, đốn nứa… Sau này rời nước theo diện HO và hiện định cư ở San Jose, California. Ông từng làm chủ bút một tờ báo ở bắc Cali. Năm 2002, nhà xuất bản Dorrance có tiếng ở Mỹ đã ấn hành cho ông cuốn sách viết bằng tiếng Anh nhan đề Sounds of the bamboo forest, tên tiếng Việt là Âm vang rừng trúc nói về các ngôi chùa và các tông phái Phật giáo ở Việt Nam. Không thấy ông cho in thơ như ngày xưa, chỉ thấy ông mặn mà với việc nghiên cứu đạo Phật. Trong Âm vang rừng trúc người ta thấy ông dịch bài Ngôn hoài của Thiền sư Không Lộ ra tiếng Việt, nhà thơ Thanh Thanh dịch bài này ra tiếng Anh.

Tại sao Đỗ Hữu không làm thơ nữa hay ông có làm mà không in ra? Thơ Đỗ Hữu chịu ảnh hưởng những ai? Những điều đó xin hẹn một dịp khác sẽ trở lại, còn bây giờ bạn Huỳnh Ngọc Chiến, bạn Hà Công Trừng và những người hâm mộ Đỗ Hữu (chắc là nhiều) muốn gặp Đỗ Hữu có thể liên lạc theo email: dohuu2005@yahoo.com.

Tô Kiều Ngân

Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 641, ngày 1-6-2008, tr. 8-10
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Bài liên quan

Tạ Hữu Yên

Tạ Hữu Yên (1927-) quê ở thôn Đông Hội, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977). Nhà thơ Tạ Hữu Yên từng làm các công tác tuyên truyền, địch vận, cán bộ, dân quân trong quân đội, thư ký tòa soạn báo Quân khu Hữu ...

Tô Vũ Nghiêm 蘇武嚴

Tô Vũ Nghiêm 蘇武嚴 (1905-1993) là nhà thơ Việt Nam dân tộc Tày. Ông sinh ở Đồng Nón, xã Tân Trại, tổng Hà Đàm, châu Thạch Lâm (nay là xã Hưng Đạo, huyện Hà An) tỉnh Cao Bằng. Ông là người giỏi Nho học, từng đi dạy ở Kim Mã, Tam Lộng (Nguyên Bình). Thơ ông hiện còn một số bài được sáng tác bằng Hán ...

Văn Duy

Văn Duy (1928-) quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, là thiếu tướng, bác sĩ quân đội, đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, công tác ở Tổng cục chính trị. Ông là bác sĩ chăm sóc đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong kháng chiến chống Mỹ, hiện đã nghỉ hưu. Tác phẩm: - Sáng tối một vùng ...

Lý Lăng 李陵

Lý Lăng 李陵 (? - 74 tr.CN) tự Thiếu Khanh 少卿, người Thành Kỷ, Lũng Tây (nay là nam Tĩnh Ninh, Cam Túc, Trung Quốc), danh tướng đời Tây Hán, cháu của danh tướng Lý Quảng 李廣. Ông từng làm Thị sử kiến chương giám, đời Hán Vũ Đế làm Kỵ đô uý, đánh nhau thua rồi hàng Hung Nô, chết nơi xứ người. Ông giỏi ...

Hồ Ngọc Sơn

Hồ Ngọc Sơn sinh năm 1932 tại Quảng Ngãi.

Hoàng Song Liêm

Hoàng Song Liêm sinh năm 1934 tại Hà Nội. Ông làm thơ rất sớm khi còn đang ở tuổi học trò trong những năm đầu của thập kỷ 1950, thuộc thế hệ "văn học dinh tê" cùng thời với các nhà thơ Hoàng Phụng Tỵ, Nguyễn Quốc Trinh và Nghiêm Huy Giao. Ông từng cộng tác với các báo Tia sáng , Hồ Gươm , Giác ngộ , ...

Vi Khuê Trần Trinh Thuận, Đoàn Văn, Nguyễn Thị Bình Thường, Đào Thị Khánh

Vi Khuê còn có các bút hiệu Đoàn Văn, Nguyễn Thị Bình Thường, Đào Thị Khánh, tên thật Trần Trinh Thuận, sinh ngày 20-5-1931 tại Thạch Bình, Ngũ Xã, Thừa Thiên. Cử nhân văn chương Việt Hán, nguyên hiệu trưởng trường trung học tư thục Văn Khoa, Đà Lạt. Chính thức sinh hoạt văn học nghệ thuật từ 1971, ...

Phạm Đình Nhân

Phạm Đình Nhân (1932-2016) pháp danh Chánh Tuệ Định. Ông là kỹ sư, nhà sử học, dịch giả, nhà thơ; quê ở Yên Mô, Yên Mạc, tỉnh Ninh Bình. Là Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật và là Phó giám đốc Trung tâm Unesco Thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Tác ...

Vũ Minh Am

Vũ Minh Am (1932-) là nhà văn, nhà thơ và dịch giả văn học Việt Nam. Ông quê ở Cự Trữ, Phương Định, Trực Ninh, Nam Định. Nguyên là kiến trúc sư. Vũ Minh Am là Hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Kiến trúc sư, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Nam Định, hiện là Phó giám đốc Công ty tư vấn kiến ...

Quang Huy Nguyễn Quang Huy

Quang Huy tên thật là Nguyễn Quang Huy, sinh năm 1936 tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thể loại sáng tác: thơ, truyện ngắn. Tác phẩm: - Sao và đất - Nơi giáp mặt - Gió từ đâu - Đêm mùa hạ - Kể chuyện chim - Dòng suối thức - Hoa Xuân Tứ - Chuyện xóm Lèn - Ngôi nhà trống - Bến sông - Thuyền trường thuyền số ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...