21/02/2018, 08:50

Người phụ nữ trong thời chiến qua ”tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn

Đề bài:Người phụ nữ trong thời chiến qua ”tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn Bài làm. Đặng Trần Côn là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Trung đại Việt Nam. Ông sống vào nửa đầu ...

Đề bài:Người phụ nữ trong thời chiến qua ”tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn

Bài làm.

Đặng Trần Côn là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Trung đại Việt Nam. Ông sống vào nửa đầu thế kỷ 18, khi đất nước nôi chiến liên miên, nhân dân nổi dậy khắp nơi, thanh niên , trai tráng phải từ dã người thân lên đường ra trận. Cảm thông trước tình cảnh người vợ lính trong chiến tranh, Đặng Trần Côn đã viết tác phẩm “ Chinh phụ ngâm” . Khúc ngâm là tiếng nói ai oán lên án chiến tranh phi nghĩa và đề cao quyền sống của con người.

Người chinh phụ trong tác phẩm vốn là dòng dõi trâm anh, nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công trạng khi trở về. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng ngay đêm lo lắng cho chồng và ngày càng thấm thía nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang đi qua và cảnh lứa đôi đoàn tụ ngày càng xa vời. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” từ câu 193 đến câu 288 tái hiện những cung bậc khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ trong tâm trạng người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Đoạn thơ có sự đặc biệt cả về thời gian và không gian. Thời gian kéo dài từ ngày sang đêm hay chính là nỗi buồn triền mien của người chinh phụ. Hơn nữa, đêm khuya thanh vắng là khoảng thời gian gợi buồn cho tâm hồn con người, để dễ đối diện với lòng mình và cảm nhận một cách chân thực, sâu sắc nhất nỗi cô đơn. Không gian trong đoạn thơ là hiên vắng và trong phòng – không gian nhỏ hẹp, mang sự tĩnh lặng gợi cảm giác buồn tẻ, ngột ngạt như chính tâm trạng người chinh phụ vậy. Thời gian và không gian đã nhất loạt thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, tâm trạng ấy dường như trải dài theo từng khoảnh khắc của tác giả, bao phủ nên không gian, xoáy sâu vào tâm can của người chinh phụ. Tâm trạng ấy còn được tác giả khắc hoạ qua một loạt hành động:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

Ngoài rem thước chẳng mach tin”

Người chinh phụ “dạo hiên vắng” để vơi đi nỗi buồn trong lòng nhưng không gian mang sự tĩnh lặng ấy kết hợp với nhịp thơ rời rạc và số từ “từng bước” gợi cho người đọc hình dung bước chân nặng nề hay cũng chính là tâm trạng nặng trĩu những âu lo, sầu muộn, càng khắc hoạ rõ nét dáng vẻ vô cùng lặng lẽ của người chinh phụ. Tâm trạng nặng nề, rối bời, đứng ngồi không yên, nàng liên tục thả rèm xuống, cuốn rèm lên, lặp đi lặp lại trong vô thức nhưng đằng sau đó là cả một sự rối bời trong tâm can. Trong sự rối bời ấy, người chinh phụ tìm tin tốt lành từ con chim thước thế nhưng “ thước chẳng mach tin” đã mang vô vọng dội vào tâm can của người chinh phụ khiến nàng càng thêm xót xa đau đớn. Mặc dù thất vọng nhưng người chinh phụ vẫn tiếp tục tìm kiếm sự sẻ chia nơi ngọn đèn:

“ Trong rèm giường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết giường bằng chẳng biết”

Người chinh phụ cất tiếng hỏi đầy tha thiết “ đèn có biết?”, “bằng chẳng biết” nhưng tiếc thay đèn chỉ là vật vô chi vô giác đâu thể san sẻ nỗi buồn cùng nàng được. Nàng khao khát mong muốn được giao cảm, được sẻ chia nhưng hỏi rồi nàng lại tự trả lời mình khiến cho vế sau của câu thơ như tiếng than ai oán, xót xa “ dường bằng chẳng biết”. Sau tiếng than ấy, chỉ còn người chinh phụ đối diện với chính mình: “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. Từ “riêng” kết hợp với cụm tính từ “bi thiết , mà thôi” nhấn mạnh nỗi đau đớn, cô đơn đến tột cùng của người chinh phụ. Bên cạnh đó, tác giả còn dùng cách miêu tả trực tiếp để khắc hoạ tâm trạng của nhân vật:

“Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bong người khá thương”

Nỗi buồn “ Nói chẳng nên lời” là nỗi buồn nuốt nghẹn vào trong, nói không nên lời, muốn than mà không ai thấu nghẹn ngào, đau xót. Trong tâm trạng nghẹn ngào ấy, người chinh phụ liên tưởng mình tới hình ảnh “Hoa đèn”. Nghệ thuật so sánh tương đồng độc đáo “Hoa đèn-bòng người” đều là những hình ảnh đầy sức gợi. “Hoa đèn” đã cháy, thành than cũng chẳng khác nào người chinh phụ đã chờ đợi đến héo hon, mỏi mòn như một chiếc bóng. Cả hai hình ảnh đều đáng thương nhưng đều sáng lên vẻ đẹp “nếu như đèn kia đã cháy cạn dầu, tàn bấc nhưng vẫn cố ánh lên như hoa thì người chinh phụ cũng vậy dù luôn sống trong sự cô đơn , chờ đợi đến cạn kiệt cả tâm can sức lực nhưng vẫn luôn ngóng chông, hi vọng tin tưởng vào một ngày đoàn tụ cho thấy tình yêu thuỷ chung son sắt của nàng với người chinh phụ nơi chiến trường khói lửa. Câu thơ không chỉ tái hiện số phận bất hạnh của người chinh phụ mà còn cho ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn nàng, tình yêu bất diệt, thuỷ chung và khát vọng thuỷ chung đến mãnh liệt.

Nỗi cô đơn của người chinh phụ không những kéo dài theo thời gian bao trùm lên không gian mà còn lan toả ra ngoại cảnh:

“Gà eo óc gáy sương năm trống

Hoè phất phơ rủ bong bốn bên”

Tiếng gà buồn thảm, “eo óc” từng tiếng báo hiệu chuyển canh gieo vào lòng người nỗi buồn thảm, não nề. Hình ảnh cây hèo kết hợp với tính từ “Phất phơ” cùng với cụm từ “Rủ bóng bốn bên” gợi không gian hoang lạnh, cô đơn, lạnh lẽo, mỗi giờ, mỗi khắc trôi qua mà người chinh phụ cảm nhận như cả một năm dài: “Khắc giờ đằng đẵng như niên”. Nỗi buồn phiền, sầu muộn cũng theo đó mà dâng đầy như biển lớn “mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”. Tính từ chỉ độ dài “dằng dặc” kết hợp với cụm từ “biển xa” càng nhấn mạnh nỗi buồn bủa vây tưởng như nhấn chìm người chinh phụ vậy. Trong tâm trạng sầu muộn ấy, nàng tìm đến với những hành động quen thuộc.

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”

Người chinh phụ cố tìm cách thoát khỏi nỗi cô đơn bủa vây: Nàng đốt hương để cầu bình an, nhưng lại “ gượng đốt hồn đà mê mải” cho thấy nỗi bất an, lo lắng, sợ hãi. Nàng gắng gượng điểm phấn to son để làm đẹp “soi gương” để gợi hạnh phúc chung bóng mà “lệ lại châu chan” bởi nàng cảm thương nhan sắc dần phai nhạt theo năm tháng. Nàng gượng gảy khúc loan phụ sum vầy để tìm kiếm hạnh phúc để gửi gắm khát vọng đoàn tụ thì lại lo lắng “dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”. Dây đàn đứt như dấu hiệu bào trước sự xa cách, là dự cũng chẳng lành về cơ duyên tan vỡ. Qua một loạt hành động của người chinh phụ cho ta cảm nhận sâu sắc sự đối lập trong tâm trạng của nàng giữa một bên là khát vọng, một bên là thực tại, một bên là hạnh phúc vợ chồng sum vầy, một bên là sự chia xa mãi mãi đẩy người chinh phụ vào  hoàn cảnh đầy bi kịch.

Qua nhiều cách khắc hoạ nội tâm vừa đa dạng vừa tinh tế, sáng tạo, tác giả đã tái hiện nhiều cung bậc trong nỗi buồn, cô đơn, đau đớn xót xa của người chinh phụ. Chỉ có cảm thương, sẻ chia và sự đồng điệu trong tâm hồn thì tác giả và dịch giả mới thể hiện một cách chân thực và sâu sắc tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đến thế.

Tâm trạng người chinh phụ đầy cô đơn nhưng càng cô đơn bế tác thì nỗi nhớ nhung trong lòng nàng càng trào dâng mạnh mẽ

“Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non yên

Non yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”

“Lòng nay gửi gió đông có tiện?” câu hỏi tu từ đã nhấn mạnh khát vọng tình yêu, nỗi nhớ gửi vào gió đông, đó là nỗi nhớ mang theo niềm tin hi vọng. Tình cảnh ấy được tác giả so sánh với “Nghìn vàng” gợi cho ta tình yêu thuỷ chung, son sắc của người chinh phụ. Điển tích “Non yên” là địa danh phiến chỉ, chỉ chung miền biên ải xa xôi, gợi khoảng cách nghìn trùng giữa kẻ ở người đi. Nhưng dường như khoảng cách xa xôi ấy càng khiến người chinh phụ muốn vượt thời gian và không gian xa vời vợi kia để đến được với người chông nơi phương xa. Nhưng câu xác định “non yên dù chẳng tới  miền lại như một tiếng thở dài để xót xa bởi nàng ý thức được rằng miền biên ải kia quá xa xôi, khát vọng không thể mang đến sự đoàn tụ. Càng xa cách ngàn trung thì nỗi nhớ trong người chinh phụ càng mãnh liệt “Nhớ chàng thăm thẳm”. Từ láy “thăm thẳm” kết hợp với cụm từ “đường lên bằng trời” cho thấy nỗi nhớ mãnh liệt sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ. Thế nhưng trời đất đâu thể thấu hiểu được nỗi lòng của nàng “trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”. Nỗi nhớ ấy giờ đây đã biến thành nỗi đau “ đau đáu nào xong” như vò xé, cắt cứa vào tâm can người chinh phụ. Nỗi đau ấy như nhuốm vào từng cảnh vật :

“Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượng tiếng trùng mưa phun”

Tình yêu, nỗi đau, nỗi nhớ, thấm vào từng giọi mưa, giọt sương cứ miên man trong tiếng côn trùng rả rich, não nề. Từ láy “thiết tha” chỉ hoàn cảnh và tâm trạng của người chinh phụ khi nhìn không gian bên ngoài. Cảnh buồn, người buồn, nỗi buồn cộng hưởng thấm thía, hoà quyện vào nhau lan toả khắp không gian khiến thiên nhiên mùa đông càng trở nên lạnh lẽo, buồn thảm hơn.

Bằng nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật vô cùng điêu luyện qua không gian, thời gian, hành động,… kết hợp với nhịp thơ chậm rãi, ngôn ngữ trau truốt, điển tích, điển cố, cùng với các hình ảnh ước lệ, so sánh, câu hỏi tu từ,… Tác giả và dịch giả đã tái hiện chân thực thành công những cung bậc khác nhau, tinh tế trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi, lẻ loi của người chinh phụ. Cũng qua đó, người đọc thấy được tình cảm xót thương sẻ chia, đồng cảm, trân trọng hạnh phúc lứa đôi, bên cạnh đó đoạn trích cũng mang thái độ tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Đây cũng chính là biểu hiện sâu sắc của giá trị nhân đạo, nhân văn, giá trị ấy đã làm nên sức sống lâu bền cho đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” nói riêng và toàn tác phẩm nói chung.

“Chinh phụ ngâm” hay “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” nói riêng là tiếng than ai oán tố cáo chiến tranh đồng thời ngợi ca, trân trọng quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Tác giả và dịch giả đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi buồn tủi, cô đơn của người vợ lính trong chiến tranh, đó chính là lời khẳng định tài văn chương thiên phú của tác giả và dịch giả.

Đô Tiến.

0