06/06/2017, 20:14

Điều chế Hiđro - Phản ứng thế

BÀI 33: ĐIỀU CHẾ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ Giải bài tập 1 trang 117 SGK hóa học 8: Những phản ứng hoá học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? a) Zn + H2SO4 —> ZnSO4 + H2 b) 2H2O 2H2 + O2 c) 2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2 Hướng dẫn giải Phản ứng hoá học điều chế H2 ...

BÀI 33: ĐIỀU CHẾ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ Giải bài tập 1 trang 117 SGK hóa học 8: Những phản ứng hoá học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? a) Zn + H2SO4 —> ZnSO4 + H2 b) 2H2O 2H2 + O2 c) 2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2 Hướng dẫn giải Phản ứng hoá học điều chế H2 trong phòng thí nghiệm: a) và c). Giải bài tập 2 trang 117 SGK hóa học 8: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc ...

BÀI 33: ĐIỀU CHẾ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ

 

Giải bài tập 1 trang 117 SGK hóa học 8: Những phản ứng hoá học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?

a) Zn + H2SO4   —>  ZnSO4 + H2

b) 2H2 2H2 + O2

c) 2Al + 6HCl    —>  2AlCl3 + 3H2

Hướng dẫn giải

Phản ứng hoá học điều chế H2 trong phòng thí nghiệm: a) và c).

 

Giải bài tập 2 trang 117 SGK hóa học 8: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hoá học nào?

a) Mg + O2   —>  MgO

b) KMnO4    —>  K2MnO4 + MnO2 + O2

c) Fe + CuCl2    —>  FeCl2 + Cu

Hướng dẫn giải

Phản ứng a) là phản ứng hoá hợp, phản ứng b) là phản ứng oxi hoá - khử (phản ứng phân hủy), phản ứng c) là phản ứng thế.

 

Giải bài tập 3 trang 117 SGK hóa học 8: Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách dẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm thế được không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Vì khí O2 (M = 32) nặng hơn không khí (M = 29) nên khi thu khí oxi ta có thế’ để ống nghiệm nghiêng hoặc để đứng, còn khí H2 nhẹ hơn không khí nên khi thu khí H2 phải úp ngược ống nghiệm, không được để đứng ống nghiệm.

 

Giải bài tập 4* trang 117 SGK hóa học 8: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunturic H2SO4 loãng:

a) Viết các phương trình hoá học có thể điều chế hidro;

b) Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc)?

Hướng dẫn giải

a) Phương trình hoá học của các phản ứng:

Fe + H2SO2 loãng  —>  FeSO4 + H2  (1)

Zn + H2SO  —>  ZnSO4 + H2          (2)

Fe + 2HCl   —>   FeCl2 + H2               (3)

Zn + 2HCl  —>  ZnCl2 + H2                 (4)

b) nH2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol

Theo phương trình:

(3) mFe cần dùng: 56 x 0,1 = 5,6g

(4) mZn cần dùng: 65 x 0,1 = 6,5g.

 

Giải bài tập 5* trang 117 SGK hóa học 8: Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric.

a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở dktc.

Hướng dẫn giải

nFe = 22,4 / 56 = 0,4 mol

nH2SO4 = 24,5 / 98 = 0,25 mol

a) Phương trình hoá học của phản ứng

  Fe    +    H2SO4  —> FeSO4 + H2 

 1 mol     1 mol

So sánh tỉ lệ: (0,4/1) > (0,25/1) -> khối lượng Fe dư. 

mFe dư: (0,4 - 0,25) x 56 = 8,4g.

b) Theo phương trình phản ứng trên:

Do khối lượng Fe dư nên tính thể tích khí H2 theo số mol H2SO4

VH2 = 0,25 x 22,4 = 5,6 lít.

0