Địch Nhân Kiệt 狄仁傑 (629-700) tự là Hoài Anh 懷英, người Thái Nguyên, Tinh Châu (Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây ngày nay). Ông là nhà chính trị nổi tiếng đời Đường. Ông thi đậu Tiến sĩ, sau đó bước vào con đường quan trường.
Năm 676, ông được bổ nhiệm làm Đại lý thừa. Là một quan thẩm phán, chỉ trong thời gian một năm, ông đã xét xử công bằng hơn 17000 vụ án rắc rối tồn đọng trong nhiều năm, người đương thời khen ông xử án công minh, đúng đắn. Khi Võ Tắc Thiên nắm triều chính, Địch Nhân Kiệt ra làm Thứ sử Ninh Châu. Ninh Châu (ở vùng huyện Ninh, Chính Ninh, tỉnh Cam Túc ngày nay) là một nơi thành phần dân tộc tương đối phức tạp. Địch Nhân Kiệt chú ý xử lý tốt quan hệ giữa dân tộc thiểu số và Hán tộc, thi hành chính sách coi các dân tộc như nhau, làm cho các dân tộc ở trong vùng hoà thuận chung sống, an cư lạc nghiệp, dân địa phương gọi ông là "Địch sứ quân" và dựng bia đức chính cho ông. Từ đó ông được Võ Tắc Thiên chú ý.
Năm 688, Địch Nhân Kiệt làm Thứ sử Dự Châu, trong thời gian nhậm chức, ông đã có cống hiến tương đối lớn đối với sự phồn vinh về kinh tế và sự ổn định về xã hội ở địa phương đó. Năm 691, Võ Tắc Thiên cử ông làm Tư mã Lạc Châu, Quyền Đại quan Thị lang, Đồng Phương các Loan đài Bình chương sự. Trong thời kỳ đầu làm Tể tướng, ông bị cháu Võ Tắc Thiên là Võ Thừa Tự và tên quan tàn bạo Lai Tuấn Thần hãm hại nên bị giáng chức. Năm 696, quý tộc Khiết Đan xâm phạm Ký Châu, dân Hà Bắc sợ hãi hoang mang, Võ Tắc Thiên điều ông làm Thứ sử Nguỵ Châu, người Khiết Đan nghe tin Địch Nhân Kiệt đến Nguỵ Châu và đang chuẩn bị nghênh chiến nên không dám đến xâm phạm nữa. Vì vậy Võ Tắc Thiên ban cho Địch Nhân Kiệt áo bào tía, đai hình rùa để biểu dương lòng trung thành của Địch Nhân Kiệt.
Năm 697, Địch Nhân Kiệt được cử làm Tể tướng lần thứ hai. Lúc bấy giờ, hai chàng trai được Võ Tắc Thiên yêu là anh em Trương Dị Chi và Trương Xương Tông, tuy địa vị không cao nhưng vì được Võ Tắc Thiên hết sức sủng ái nên uy danh chấn động cả thiên hạ. Võ Thừa Tự vì muốn thực hiện giấc mộng làm Hoàng Thái tử nên tìm cách tiếp cận họ. Địch Nhân Kiệt để thực hiện kế sách phục hưng nhà Đường và đập tan giấc mơ làm Hoàng Thái tử của Võ Thừa Tự, ông đã lợi dung quan hệ giữa mình với hai chàng được sủng ái ấy, xui Võ Tắc Thiên năm 698 đón Lý Hiển về Lạc Dương và nửa năm sau thì lập làm Thái tử. Để củng cố địa vị của Hoàng Thái tử và làm cho Thái tử sau này có thể lên làm vua một cách thuận lợi, Địch Nhân Kiệt lại tiến cử với Võ Tắc Thiên nhiều nhân vật trung thành với nhà Đường để họ có thể đứng vào vị trí những người nắm được thực quyền như Hoàng Ngạn Phạm, Kính Huy, Diêu Sùng, Trương Giản Chi v.v.... lịch sử gọi là "đào mận trong thiên hạ đều ra từ cửa Địch Công".
Quan hệ giữa Võ Tắc Thiên và Địch Nhân Kiệt tương đối mật thiết. Mặc dù Võ Tắc Thiên nhiều tuổi hơn Địch Nhân Kiệt nhưng bà vẫn gọi Địch Nhân Kiệt là "quốc lão", khi Địch Nhân Kiệt cùng Võ Tắc Thiên đi chơi, con ngựa Địch đang cưỡi bỗng hốt hoảng lồng lên, Võ Tắc Thiên bảo Thái tử ghìm dây cương để Địch Nhân Kiệt an toàn xuống ngựa. Tháng 9 năm 700, vào tuổi 71, Địch Nhân Kiệt bị bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên đã khóc và nói: "Triều Đường bị trống vắng rồi!".
Là một nhà chính trị lỗi lạc dưới triều đại nhà Đường, nhưng Địch Nhân Kiệt ít sáng tác thơ, trong "Toàn Đường thi" chỉ chép được một bài thơ duy nhất của ông nhan đề "奉和聖制夏日遊石淙山" (Hoạ thánh chế hạ nhật du Thạch Tông sơn).
(Theo Hứa Hữu Phong)
Nguồn: Tổng tập lược truyện các tể tướng trong lịch sử Trung Quốc (tập 1), Chu Thiệu Hầu, NXB Văn hoá thông tin, 2003
Địch Nhân Kiệt 狄仁傑 (629-700) tự là Hoài Anh 懷英, người Thái Nguyên, Tinh Châu (Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây ngày nay). Ông là nhà chính trị nổi tiếng đời Đường. Ông thi đậu Tiến sĩ, sau đó bước vào con đường quan trường.
Năm 676, ông được bổ nhiệm làm Đại lý thừa. Là một quan thẩm phán, chỉ trong thời gian một năm, ông đã xét xử công bằng hơn 17000 vụ án rắc rối tồn đọng trong nhiều năm, người đương thời khen ông xử án công minh, đúng đắn. Khi Võ Tắc Thiên nắm triều chính, Địch Nhân Kiệt ra làm Thứ sử Ninh Châu. Ninh Châu (ở vùng huyện Ninh, Chính Ninh, tỉnh Cam Túc ngày nay) là một nơi thành phần dân tộc tương đối phức tạp. Địch Nhân Kiệt chú ý xử lý tốt quan hệ giữa dân tộc thiểu số và Hán tộc, thi hành chính sách coi các dân tộc như nhau, làm cho các dân tộc ở trong vùng hoà thuận chung …