Địa lan
là tên gọi chung của nhiều loài thuộc họ hoa lan ( Orchidaceae ) , chi Huệ lan ( Cymbidium spp. ) ,được phân bố rộng khắp trên các vùng rừng núi ở Việt Nam và tập chung nhiều nhất ở các khu vực núi từng Đông Bắc. được chia thành nhiều loại , xác định dựa vào màu sắc , ...
là tên gọi chung của nhiều loài thuộc họ hoa lan ( Orchidaceae ) , chi Huệ lan ( Cymbidium spp. ) ,được phân bố rộng khắp trên các vùng rừng núi ở Việt Nam và tập chung nhiều nhất ở các khu vực núi từng Đông Bắc. được chia thành nhiều loại , xác định dựa vào màu sắc , phân bổ hoa , hương thơm , địa lan Bắc Hà cũng rất đa dạng và phong phú về cả kiểu dáng hoa , lá , thân củ…
gồm nhiều loài quý đặc biệt như: Thanh Lan , Hoàng Vũ , Hồng Ngọc , Huyền Lan , Nhất Điểm… Một số loài được tìm kiếm và thuần hóa lâu năm gọi là “lan truyền thống” , những loài mới sưu tầm và được khai thác về được những “biến thể lan rừng”.
Những biến thể lan rừng mang nhiều hình thái đặc sắc , về kiểu dáng , màu sắc , mùa nở , hương thơm. Sự đa dạng này là do sự lai tự nhiên mà thành , từng phân khu sẽ có những chủng loại nhất định: xanh , vàng , nâu , đen… vùng đông bắc; trắng điểm , hồng pha , vân lý… vùng tây bắc và trung , cao nguyên.
1.Chuẩn bị vườn , giá thể
* Vườn
- Vườn có một lớp mái che mưa: có chiều cao 3 , 0 – 3 , 5m , mái lợp bằng nhựa nylon không màu, trong suốt. Cần đảm bảo sự thông thoáng cho vườn lan , không giữ nhiệt và cho ánh sáng đi qua
- Vườn có 2 lớp mái che mưa và nắng: lưới che nắng nên nằm ngoài mái che mưa nhằm làm giảm nhiệt độ trong vườn. Phải đảm bảo ánh sáng trong vườn khoảng 3.000-4.500 lux.
- Nền vườn phải có rãnh thoát nước ,cũng có thể phủ bạt nylon chống cỏ , chiều cao đặt chậu cây từ 0 , 4-0 , 6 m. Nền vườn luôn giữ khô ráo và thoáng khí đó là điều kiện thuận lợi cho địa lan phát triển.
- Vườn cần có khu cách li để tiêu hủy nguồn bệnh ( dưới nguồn gió , dưới nguồn nước ). Có nhưng khu vực đệm khử trùng tại cửa vườn. Kho phân bón , thuốc bảo vệ thực vật , và vật dụng làm vườn.
*Giá thể:
Gồm các nguyên vật liệu như vỏ cà phê nung , vỏ trấu nung , vỏ đậu phộng , dớn , vỏ thông , xơ dừa được sử dụng dạng đơn hoặc phối trộn. Việc chọn giá thể cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Giữ ẩm tốt: độ ẩm giá thể từ 40-60% trong mùa khô
+ Thoát nước tốt: không tích, đọng nước trong mùa mưa , sau tưới 15 phút không còn nước đọng trong chậu.
+ Chậm phân hủy: giữ được cấu trúc giá thể tốt, không quá mục nát gây tích nước và kém thoáng khí.
Nếu dùng:
+ Phân hữu cơ thì chiếm không quá 20% trọng lượng của giá thể , bón 1 lần.
+ Phân hữu cơ không dùng trong giá thể địa lan <6 tháng tuổi
*Phối trộn giá thể: kích thước giữa các loại nguyên vật liệu không giống nhau sẽ tạo khó khăn khi phối trộn cho giá thể đồng nhất. Có 2 hình thức chuanan bị giá thể thường được sử dụng:
+ Nguyên vật liệu cần được trộn và ủ nhiều tháng ( >3 -6 tháng ) trước trồng giúp tăng nguồn dinh dưỡng trong giá thể. Lưu ý: Cần hạn chế nhất định số lượng nấm và vi sinh vật phân hủy hữu cơ có trong giá thể ( bằng cách che phủ , hun , sấy , sử dụng thuốc BVTV )
+ Nguyên vật liệu được trộn trong lúc trồng thường giữ được cấu trúc của nó nhưng có thể có hại cho hệ rễ bởi một số tạp chất ( xơ dừa , …. ) không tốt cho rễ còn trong vật liệu.
* Chuẩn bị dụng cụ: gồm khay ươm cây con , túi nylon , chậu nhựa , chậu đất nung , chậu sành với kích thước được chọn tùy thuộc vào tuổi cây và mức đầu tư của nhà vườn.
Chậu trồng phải được rửa sạch , phơi khô ( 2-4 tuần ) hoặc xử lí trong dung dịch diệt trùng chlorox , thuốc trừ nấm gốc đồng khoảng 10-20 phút , phơi khô. Đáy chậu , túi trồng , phải có ít nhất là 3 lỗ thoát nước , và được lót nguyên vật liệu có kích thước lớn như sạn , mảnh gốm , vỉ xốp , gạch vụn , khi vào giá thể nhằm tăng sự thoát nước. Khay ươm cây con nên dùng khay gỗ với đáy có kẽ hở cho không khí đi qua và thoát nước.
2. Chuẩn bị giống và cách trồng
* Cây giống: gồm cây con từ nuôi cấy mô và cây tách chiết ( 1 đơn vị trồng ) từ chậu địa lan nhiều năm tuổi.
+ Cây con từ bình mô được rửa sạch thạch bám vào rễ , đặt trên khay ươm có hoặc không có lót giấy , giữ 3-4 tuần trong mát , tưới phun sương nhẹ nhưng không được dư nước , hạn chế tối đa dùng thuốc trừ nấm để xử lí cho rễ , loại bỏ hoàn toàn các cây bệnh. Không dùng phân bón và thuốc hóa học trong thời gian này.
+ Cây tách chiết , 1 đơn vị , gồm ít nhất 1 cây con , 1 giả hành trẻ , và 2 giả hành già không có triệu chứng bệnh. Cắt bỏ các rễ hỏng , bỏ giá thể cũ , nhúng rễ trong dung dịch thuốc trừ nấm. Mắt mầm ở phần gốc giả hành sẽ tạo chồi khỏe tránh gây tổn thương quá lớn phần gốc khi tách giả hành.
* Cách trồng: Sang chậu và trồng mới ngay sau khi cắt phát hoa nhằm giúp cây nhanh bước vàochu kì sinh trưởng và phát triển mới.
* Sang chậu: khi chậu cũ không còn khoảng trống cho cây phát triển , rễ lồi lên giá thể và bám vượt ra thành chậu , khi giá thể bị phân hủy hết hoặc có hiện tượng ứ đọng nước trong chậu.
+ Chuyển cả cây từ chậu nhỏ sang chậu có kích thước lớn.Loại bỏ các rễ hỏng , bỏ giá thể cũ , thêm giá thể mới cho tới 1/4-1/3 giả hành , tưới đẫm 1 lần. Đặt trong mát 5-7 ngày không tưới , giúp cây thích nghi và hạn chế việc hư hỏng rễ. Sau 2-3 tuần tiến hành chăm sóc theo quy trình.
* Trồng mới: thường tiến hành vào tháng mùa khô.
+ Cây con cấy mô sau khi huấn luyện 4 tuần , chuyển sang khay ươm với giá thể là dớn sợi nhỏ hoặc xơ dừa được loại bỏ chất mặn và chát. Cây được phủ ½ chiều dài của rễ trong giá thể , tưới nước vừa đủ , loại bỏ cây bệnh.
+ Cây con được đặt giữa trung tâm của chậu , túi trồng , và rễ được dàn đều ra các phía , giá thể mới được phủ đến ngang gốc rễ , nén giá thể giúp cây đứng vững , tưới nước đẫm 1 lần. Đặt cây nơi mát 5-10 ngày , không tưới giúp giảm sự hư rễ. Sau 2-3 tuần , rễ mới sẽ phát triển và cây phục hồi màu xanh. Tiến hành chăm sóc theo quy trình.
+ Cây tách chiết được đặt giữa trung tâm chậu và rễ được dàn đều ra các phía , giá thể mới được phủ đến 1/4-1/3 giả hành , nén giá thể giúp cây đứng vững , tưới nước đẫm 1 lần. Đặt cây nơi mát 5-10 ngày , không tưới nước giúp giảm sự hư rễ. Sau 2-3 tuần , rễ mới sẽ phát triển và cây phục hồi lại được màu xanh. Tiến hành chăm sóc theo quy trình.
Thành phần nguyên vật liệu trong giá thể mới phải gần tương đương với giá thể cũ , sự khác nhau quá nhiều sẽ gây tổn thương cho rễ. Vệ sinh dungj cụ làm vườn và chân tay sau mỗi lần trồng thật kỹ. Vi rút gây bệnh cho địa lan dễ lây nhiễm trong thời gian trồngvì vậy phải loại bỏ cây bệnh triệt để.
* Đặt cây:
Khay ươm được đặt cách mặt đất khoảng 0 , 8 mét , trong mát với ánh sáng tán xạ
Bầu ( chậu ) cây con được đặt trên giàn cao 0 , 6 mét theo luống là đảm bảo nhất. Một số nhà vướn đặt bầu trên luống mô có lót màng phủ. Bầu cây đặt sát nhau với chiều ngang luống đặt khoảng 10 bầu cây là hợp lý. Chỉnh chiều của cây theo ánh sáng , giảm sự che bóng lẫn nhau , tạo sự thông thoáng trong luống
Chậu được kê cao khoảng 0 , 4 mét thành hàng đôi với khoảng cách các cây sao cho có 1/3 chiều dài lá giao nhau , giữa các hàng sao cho có 1/2 chiều dài lá giao nhau. Khoảng cách giữa các hàng đôi rộng đủ cho việc đi lại chăm sóc , không làm gãy lá , đổ cây.
Cần sắp xếp lại khoảng cách chậu 3 tháng/1 lần giúp cho vườn thông thoáng , cây nhận đủ ánh sáng , duy trì độ ẩm , và hạn chế bệnh. Chậu trồng không kê cao sẽ giảm sự thông thoáng và thoát nước. Giống có tán lá xòe ngang cần nhiều khoảng không hơn giống lá đứng.
3. Phân bón và cách bón phân
- Phân bón: địa lan cần nhiều dinh dưỡng vì trong một chậu có cả chồi non , giả hành già và trẻ , phát hoa. Cần dựa vào số cá thể trong chậu và thơi gian sinh trưởng phát triển của cây để điều chỉnh số lượng phân và loại phân hợp lý.
- Bón phân qua gốc : thường sử dụng các loại phân chậm tan , cung cấp dinh dưỡng từ từ , kích hoạt rễ phát triển. Cần bón theo rìa trong của chậu
Bảng 3. Thành phần NPK yêu cầu bón vào giá thể cho địa lan
Tháng |
1-3 |
4-6 |
7-9 |
10-12 |
Cây < 24 tháng tuổi |
30-20-10 |
30-20-10 |
30-20-10 |
30-20-10 |
Cây > 24 tháng tuổi |
20-20-20 |
20-20-20 |
20-20-20 |
20-20-20 |
Cây > 36 tháng tuổi |
20-20-20 |
20-30-20 |
20-30-20 |
20-20-30 |
Số lần bón/tháng |
1 |
1 |
1 |
1 |
Liều lượng 1 lần |
Dùng 3 - 5 g/chậu theo tuổi cây |
|||
Cách bón |
Rải phân vào mép trong của thành chậu hoặc túi |
( Nên sử dụng các loại NPK tổng hợp có dạng lâu tan , chậm tan quy đổi theo liều lượng nguên chất như trên )
- Bón phân qua lá: vì các giống địa lan ngày nay đều có bộ lá và giả hành lớn , phát hoa cao , nên cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ , kịp thời , và cân bằng đặc biệt các chất khoáng , trung và vi lượng ( Bảng 4 ).
- Cung cấp trung và vi lượng: cho cây địa lan bằng 2 cách:
+ Phun phân trung , vi lượng 1 lần/tháng thay thế 1 lần dùng NPK
+ Phun phân hữu cơ dạng lỏng 1 lần/tháng thay thế 1 lần dùng NPK
( ví dụ: Super Humic , Komix , Agostim , Humat )
+ Sử dụng vôi dạng dolomite rải 2-4gram/chậu vào tháng 4 và 9 trong năm , nhằm thăng bằng pH và cung cấp can-xi , ma-giê cho cây.
4. Tưới nước:
Nhằm duy trì ẩm độ giá thể cung cấp nước cho cây , rửa sạch lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên cây và giá thể.
+ Tưới {thực hiện|thực hành} vào buổi sáng từ 9-10 giờ , không tưới vào lúc chiều tối.
+ Lượng nước tưới cho cây 1 năm tuổi khoảng 0 , 4 lít/chậu , cây 2 năm tuổi khoảng 0 , 6 lít/chậu , sau khi tưới 15 phút phải không còn nước dư trong chậu.
Tháng mùa khô cần tưới 2-3 lần/tuần , tháng mùa mưa có thể không cần tưới , hoặc 1 lần/tuần khi vườn có mái che mưa.
+ Tưới đẫm ( rửa cây ) cho toàn cây và giá thể trong chậu nhằm rửa sạch dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tích lũy. Tiến hành tưới 2 vòng trong vườn cho một lần , 3 tháng tưới rửa một lần.
Dựa vào sức căng giả hành , màu sắc và sức trương của vỏ rễ để xác định thời điểm tưới. Thiếu nước làm giả hành bị biến dạng , rễ bị khô héo , ảnh hưởng sự ra hoa trong các năm sau.
5. Vệ sinh vườn:
Giúp cây phát triển tốt ,hạn chế sâu bệnh hại , ngăn ngừa các tác động gây hại khác xảy ra trong vườn.
+ Thu hết các lá già , lá bệnh tiêu hủy
+ Cách li cây bệnh , chậu bệnh
+ Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ.
Trên địa lan , vi rút gây bệnh thường lây nhiêm qua các vết thương , vết cắt khi chăm sóc , vậy nên các dung cụ làm vườn , dao kéo , cần được khứ trùng thương xuyên trong khi làm việc.
6. Thu hoạch hoa
+ Thời điểm cắt hoa thích hợp: chiều dài phát hoa tùy thuộc vào đặc điểm giống và kỹ thuật chăm sóc bón phân. Các giống địa lan ngày nay đều có phát hoa cao và số hoa nhiều. Phát hoa cần được cắt khi hoa cuối cùng nở khoảng 7-10 ngày. Lưu phát hoa quá lâu sẽ làm cây yếu ảnh hưởng đến chất lượng hoa năm kế tiếp.
+ Tạo cây địa lan thương mại: Chậu địa lan ( đơn vị ) có nhiều phát hoa giá bán càng cao. Một số chậu ít phát hoa được ghép lại tạo nên những chậu hoa đẹp và nhiều màu sắc. Kỹ thuật ghép cây , lưu cây cần tham khảo từ các nghệ nhân trồng địa lan.
+ Bảo quản phát hoa: Dùng túi lưới nhỏ bao mỗi hoa và dùng túi giấy có lỗ thông hơi bao cả phát hoa. Thường trong 1 chậu địa lan được bán có 3-4 phát hoa. Các phát hoa đều được cột neo vào que đỡ có chiều dài hơn chiều cao phát hoa. Lá và phát hoa phải được bao cột với nhau tạo độ cứng tránh gãy đổ.
Sâu bệnh hại cây địa lan
I. Sâu hại cây địa lan
1. Bọ trĩ : ( Thrips )
+ Tập tính sinh sống và gây hại:
- Bọ trĩ màu vàng: Chích hút lá non tạo đốm vuông , vết bệnh chuyển từ màu vàng trắng sang nâu đen.
- Bọ trĩ màu đen: Gây hại trên hoa , tạo những đốm tròn trong như giọt dầu , ở giữa có một chấm vàng.
- Bọ trĩ di chuyển rất nhanh , khi trời nắng chúng chui nấp trong bẹ lá hoặc trong các lớp lá non ở ngọn. Sau khi bị hại , các chồi non , lá non , nụ hoa không phát triển , cánh hoa bị quăn lại. Bọ trĩ gây hại cho lan lúc đang ra hoa , chúng thường phát triển trong mùa khô.
+ Biện pháp để phòng trừ:
- Nhà lưới luôn thoáng mát , dọn sạch cỏ rác xung và trong khu vực nhà lưới , tưới mát cho nhà lưới trong những ngày nắng nóng.Có thể tham khảo và sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Imdacloprid , Abamectin , Cypermethrin , Dinotefuran , Emamectin benzoate…- Khi thấy có triệu chứng trên lá non , phun thuốc liên tục 3 ngày , sau đó phun thuốc phòng chống 2-3 tuần một lần.
2. Nhện đỏ ( Tetranychus tricatus )
+ Đặc điểm gây hại của nhện đỏ:
Nhện đỏ sống giữa bẹ lá , thân và cả mặt dưới lá. Nhện đỏ phá hại lan bằng cách đeo ở dưới lá rồi chích hút diệp lục của lá , tạo ra những chấm nâu nhỏ dưới mặt lá gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lá , làm cho nụ hoa và hoa bị hư hỏng và kém chất lượng.
Nhện đỏ phát triển trong điều kiện ngoại cảnh khô và nóng. Vòng đời của nhện đỏ khoảng 15 ngày và mỗi con có thể đẻ đến hàng trăm trứng.
Nhện đỏ là tác nhân truyền virus trên hoa lan
+ Biện pháp phòng trừ:
- Giữ nhà lưới luôn thoáng mát , tưới phun tăng độ ẩm cho nhà lưới trong những ngày nắng nóng để hạn chế nhện phát triển.-Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Diafenthiuron , Hexythiazox , Propargite , Abamectin , Fenpyroximate , Emamectin benzoate…
3. Rầy mềm: ( Myzus persicea )
+ Tập tính sinh sống và gây hại:
Chúng thường bám và chích hút ở đọt non , mầm hoa và nụ hoa. Rệp sáp và rệp nâu thường hay bám ở mặt dưới lá dọc theo 2 bên mép. Rệp chích hút làm lá , hoa bị đốm nâu , lá bị dị dạng và không phát triển được hoàn toàn. Chúng còn là tác nhân gây và truyền bệnh virus
+ Biện pháp phòng trừ:
Có thể tham khảo và sử dụng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Emamectin benzoate , Abamectin , Cypermethrin , Dinotefuran…
4. Ốc sên , nhớt: Zonitoides arboreus , Achatina fullica Deroceras laeve
+ Tập tính sinh sống và gây hại:
Sên , nhớt cắn phá rễ non , chồi non và nhất là các phát hoa.
+ Biện pháp phòng trừ:
Để phòng trừ một cách tốt nhất bà con nên phối hợp các biện pháp sau:
- Rải vôi bột trên mặt đất , trên kệ kê chậu , trên mặt chậu gần gốc cây ( khi hoa bắt đầu xổ bao ) , và rải quanh vườn lan 2-3 tháng một lần.
- Bắt giết khi sên nhớt ra ăn vào khoảng 8 giờ tối và vào lúc sáng sớm.CŨng có thể dùng vài loại rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên , nhớt để dụ chúng.
- Để bảo vệ được cành hoa , khi hoa sắp xổ bao , dùng 1 túm bông gòn cột chặt quanh gốc cành hoa , có thể dùng 1 tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành 1 cái phễu với phần đáy quay lên trên , dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên , nhớt bò lên theo cành hoa và lọt vào đáy phễu , chúng không thể tìm được cách bò qua thành phễu để lên phía trên nụ hoa.
* Trong việc dùng thuốc trừ sâu , cần đặc biệt chú ý dùng đúng liều lượng , nồng độ đã khuyến cáo cho mỗi loại thuốc. Nên phun vào buổi chiều , sáng hôm sau phải tưới rửa lá , không nên phun vào lúc trời nắng gắt vì dễ làm cháy lá và nhất là các phát hoa. Cũng có thể kết hợp phun thuốc phòng trừ sâu với thuốc phòng trừ nấm.
II. Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ
1. Bệnh thối chồi non và hư giả hành do nấm Phytophthora sp.
+ Triệu chứng của bệnh:
- Giả hành: Có bẹ lá gần ngọn bị hư với màu nâu đen. Khi xẻ dọc , mô bên trong giả hành bị thâm đen ở gần gốc , ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe khá rõ ràng, có mùi thối nhẹ nhưng không thối nhũn.
- Chồi và phát hoa: Vết bệnh mới đầu là một điểm nhỏ có hình dạng bất định , ủng nước màu nâu đen , bệnh có thể hình thành dịch trong điều kiện ngoại cảnh có ẩm độ cao ( giọt nước , giọt sương , mưa nhỏ ) và nhiệt độ thấp ( khoảng 20oC ) , ở gốc phát hoa không nhày nhưng vẫn úng nước và ngửi có mùi hôi thối nhẹ. Thời tiết khô , vết bệnh khô lại và có màu xanh đen , ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe được phân biệt khá rõ ràng.
Sự phát triển của bệnh theo qui luật: từ dưới lên trên và từ phía trong ra phía ngoài. CÓ thể dùng tay rút phát hoa hoặc chồi bệnh lên một cách dễ dàng.
+ Biện pháp phòng trừ:
Kiểm soát ẩm độ bằng chế độ tưới hợp lý , lợp mái che mưa làm giảm lượng mưa trực tiếp xuống chậu cây , không đặt cây quá dày , tiêu hủy cây bệnh , chậu bệnh triệt để.
Sử dụng thuốc Chitosan ( Biogreen 4.5 SL ) để phòng trừ bệnh. Bên cạnh đó có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ: Matalaxyl + Mancozeb; Fosetyl –Aluminium , Metalaxyl
2. Bệnh thối chồi non và giả hành do nấm Fusarium sp.
+ Đặc điểm triệu chứng:
- Trên lá: Lá bị bệnh có sự chuyển màu trên các mô lá còn non từ xanh chuyển sang vàng nâu , cong queo , biến dạng. Ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe không rõ ràng. Khi thời tiết ẩm , trên mô bệnh xuất hiện những sợi nấm trắng như tơ nhện.
- Trên giả hành: Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ , bẹ lá ôm giả hành có màu nâu đen , ấn nhẹ giả hành bị nhiễm bệnh vẫn cứng , sau đó vết bệnh lớn dần làm khô tóp đoạn thân gần gốc và cổ rễ , thân gốc có màu đen. Khi xẻ dọc giả hành , mô bệnh có màu vàng cam sũng nước , mùi hôi thối nhẹ nhưng không thối nhũn. Cây con thường chết sau 2-3 tuần bị nhiễm bệnh.
+ Biện pháp phòng trừ:
Không dùng cây giống tách từ chậu có triệu chứng bệnh , xử lí cây giống trước khi trồng , tiêu hủy hoàn toàn tất cả cây bệnh , không dùng lại giá thể cũ.
Các chậu cần được cách li với mặt đất bằng màng phủ hoặc bạt có kê gạch , đá. Đồng thời tham khảo để sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Iprodine , Thiophanate-Methyl , Metalaxyl + Mancozeb phun vào gốc theo liều lượng khuyến cáo.
3. Bệnh thán thư ( Colletotrichum spp. )
+Triệu chứng của bệnh:
- Trên lá: Vết bệnh trên bản lá thường có hình elip hoặc ovan màu nâu xám đến đen , mặt dưới vết bệnh có những chấm đen nhỏ thấy rõ bằng mắt thường. Khi bệnh gây hại nặng các vết bệnh liên kết lại thành mảng cháy khô , gây rách lá , và gây khô cả cây.
- Trên hoa và cuống hoa: Vết bệnh trên cuống hoa thường lõm xuống ,hình dạng không xác định hình, có màu nâu đen , mô bệnh thường bị hoại tử. Vết bệnh trên cánh hoa với nhiều đốm đen tại trung tâm và trong mờ tại viền. Hoa bị bệnh mau tàn , dễ rụng , cách hoa không cân đối.
- Trên đỉnh sinh trưởng: giả hành bệnh khi chẻ dọc với triệu chứng các lá ngọn , mầm lá bị thâm đen thành mảng , đỉnh sinh trưởng bị mềm với màu nâu sáng với ranh giới phần bệnh không rõ ràng.
Nấm lây lan bằng bào tử phát sinh từ ổ bệnh do nước mưa , nước tưới , do gió và các công cụ cắt tỉa sử dụng khi chăm sóc cây. Nấm tích lũy trong bẹ lá , đỉnh sinh trưởng theo thời gian dẫn đến gây chết giả hành. Nước dư trên lá , tại nách lá , ngọn cây là điều kiện thuận lợi cho nấm tấn công và gây bệnh.
+ Biện pháp phòng trừ:
Cắt bỏ các phần lá bệnh , điều chỉnh lượng nước tưới không để nước dư. Đối với các giống địa lan có bộ lá xòe ngang cần giảm vết thương tạo ra trong quá trình chăm sóc.Khoảng cách giữa các chậu , cây cần được sắp xếp một cách hợp lý nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh một cách trực tiếp. Có thể tham kháo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ như: Carbendazim , Benomyl , Thiophanate-Methyl , Azoxytrobin
4. Bệnh thối vi khuẩn
+ Dựa vào màu sắc vết bệnh có thể chia thành 2 triệu chứng bệnh khác nhau: bệnh thối nâu đen và bệnh thối nâu vàng.
Bệnh thối đen nâu: do vi khuẩn ( Pseudomonas gladioli )
- Trên thân: Bệnh lây lan từ trên xuống giả hành. Vết bệnh đầu tiên có màu nâu nhạt , sau chuyển sang màu nâu đen , không có dịch nhày , có mùi hôi.
- Trên giả hành: Đầu tiên bộ lá chuyển vàng nhưng chậm , giả hành mềm ít đôi khi vỏ giả hành hơi nhăn , mô giả hành có màu nâu đen , nhày ít , có mùi hôi nhẹ. Bộ lá vàng và rụng dần , giả hành mềm rỗng ruột chỉ còn lại xơ bên trong.
Bệnh thối vàng: do vi khuẩn Erwinia
- Trên thân: Mô bệnh có màu nâu vàng , vết bệnh nhầy , sũng nước , lá ngọn dễ rút ra khỏi thân chính dễ dàng , ngửi thấy mùi hôi thối và rất khó chịu. Khi gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng , thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.
- Trên giả hành: Triệu chứng để nhận biết là giả hành mềm nhũn ra , mô giả hành có màu nâu vàng , bị nhày , ướt , ngửi có mùi rất khó chịu , không phân biệt được phần bệnh và không bệnh. Vết bệnh đầu tiên từ gốc bẹ lá , gốc thân ngầm , và vết cắt của phát hoa cũ.
+ Biện pháp để phòng trừ:
Rửa sạch và xử lý các công cụ làm vườn như dao , kéo thường xuyên bằng dung dịch khủ trùng bề mặt. Trồng giống cấy mô được xác nhận sạch bệnh vi rút , không dùng cây giống trong chậu có cây mang triệu chứng bệnh. Tiêu hủy cây bệnh triệt để.
Có thể tham khảo để sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Thuốc gốc đồng , Kasugamycin , Bismerthiazol , Cytosinpeptidemycin ,