Di sản thế giới tại Việt Nam
Hoàng thành Thăng Long Vịnh Hạ Long Phong Nha-Kẻ Bàng Cố đô Huế Hội An Mỹ Sơn Di sản đã được công nhận Hiện tại, Việt Nam đã có 13 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế ...
Hoàng thành Thăng Long
Vịnh Hạ Long
Phong Nha-Kẻ Bàng
Cố đô Huế
Hội An
Mỹ Sơn
Di sản đã được công nhận
Hiện tại, Việt Nam đã có 13 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:
3 Di sản thiên nhiên thế giới:
* Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III).
* Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I).
* Cao nguyên đá Đồng Văn, năm 2010 được gia nhập mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu do unesco công nhận.
10 Di sản văn hóa thế giới gồm:
* Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV).
* Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V).
* Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III).
* Nhã nhạc cung đình Huế, Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
* Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
* Quan họ Bắc Ninh, Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
* Ca trù, Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
* Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III) và (VI).
* Hội Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn, năm 2010 được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
* 82 bia Tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, năm 2010 được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Các đề cử bị gác lại
Bên cạnh các di sản được công nhận, Việt Nam có 5 đề cử di sản bị thất bại. Các di sản này vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề cử lại, đó là:[1][2]
* Chùa Hương (hỗn hợp) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
* Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
* Cố đô Hoa Lư (văn hoá) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
* Hồ Ba Bể (thiên nhiên) - đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997.
* Bãi đá cổ Sa Pa (văn hoá) - đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997.
Các đề cử mới
Tính đến năm 2011, Việt Nam có các di sản sau đã và đang được đề cử di sản thế giới gồm:[3]
* Các ứng cử di sản văn hóa thế giới: Thành Tây Đô, cố đô Hoa Lư, chùa Hương, Bãi đá cổ Sa Pa, Nhà tù Côn Đảo, Hang Con Moong.
* Các ứng cử di sản thiên nhiên thế giới: Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu sinh thái Tràng An, Vườn quốc gia Cúc Phương, Hồ Ba Bể.