12/01/2018, 16:58

Đêni Điđrô (1713 - 1784)

Đêni Điđrô (1713 - 1784) Đêni Điđrô là nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp, người chủ biên của bộ Bách khoa toàn thư - một trong những di sản văn hoá vĩ đại không chỉ của nước Pháp, mà cả Tây Âu thế kỷ XVIII nói chung ...

Đêni Điđrô (1713 - 1784)

Đêni Điđrô là nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp, người chủ biên của bộ Bách khoa toàn thư - một trong những di sản văn hoá vĩ đại không chỉ của nước Pháp, mà cả Tây Âu thế kỷ XVIII nói chung

Đêni Điđrô là nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp, người chủ biên của bộ Bách khoa toàn thư - một trong những di sản văn hoá vĩ đại không chỉ của nước Pháp, mà cả Tây Âu thế kỷ XVIII nói chung.

Đêni Điđrô sinh năm 1713 tại một thành phố ở đông bắc nước Pháp, trong một gia đình thợ thủ công. Chịu nhiều ảnh hưởng của các nhà khai sáng tiến bộ, sau nhiêu năm học ở Pari, ông từ bỏ ý định trở thành nhà tín ngưỡng như mong ước của Bố. Đêni Điđrô là người khởi xướng và chủ biên bộ Bách khoa toàn thư của khoa học, nghệ thuật và thủ công nghiệp (1751 - 1780), một trong những bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của thế giới. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng và truyền bá thế giới quan khai sáng, ông có nhiều tác phẩm như Các tư tường triết học (1746), Cuộc dạo chơi của nhà hoài nghi luận hay là Alleax (1747), đồng thời là tác giả của nhiều tác phẩm văn học mang đầy tính triết lý như Nữ tu sĩ, Người cháu của ông Ramô V. V..

a, Quan niệm duy vật về tự nhiên và con người

Nhấn mạnh “vật chất là nguyên nhân duy nhất của mọi cảm giác chúng ta”, Điđrô đồng thời phê phán mạnh mẽ những điểm không triệt để của ... chủ nghĩa duy vật Anh, đặc biệt là của Lốccơ trong việc thừa nhận lý tính như dạng kinh nghiệm bên trong độc lập với mọi cảm giác. Mỉa mai quan niệm duy tâm chủ quan của Béccơly quy cả thế giới thành các cảm giác của một chủ thể. Điđrô ví chủ thể của Béccơly tựa như một chiếc đàn pianô ngộ nhận tưởng rằng nó là nhạc cụ duy nhất trên thế giới, và mọi sự hài hoà vũ trụ đều diễn ra trong đó. Theo ông, trên thực tế “trong vũ trụ chỉ có một thực thể - cả trong con người lẫn động vật”, cũng như các sự vật khác. Đó là vật chất. Bản tính cố hữu của nó là vận động, chính vận động là năàng lực sống động của vật chất. “Sự dịch chuyển của vật thể từ vị trí này sang vị trí khác, không phải là vận động mà chỉ là sự di động, còn vận động thì có cả ở vật đang vận động lẫn vật đang đứng yên”.

Không dừng lại ở đó, Điđrô còn đi đến tư tưởng khẳng định trong quá trình vận động và phát triển, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những gì giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những vật nào không thích nghi hoặc không tuân theo quy luật của nó. Do vậy, cấu trúc và trạng thái của các sinh vật, chẳng hạn, là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên. Với quan niệm này, Điđrô là bậc tiền bối của thuyết chọn lọc tự nhiên của Đácuyn.

Con người, theo Điđrô, được cấu thành từ linh hồn và thể xác trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn là một tổng thể các hiện tượng tâm lý. Bản thân nó cũng là đặc tính của vật chất. Do đó, “không có cơ thể con người thì nó (tức linh hồn) không là cái gì cả. Tôi khẳng định rằng, không có cơ thể con ngưòi thì không thể giải thích được cái gì cả”. Bước chuyển tiếp từ vô tri vô giác tới các khả năng cảm giác, tư duy đều gắn liền với quá trình phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ, hữu cơ, đến sự sống và cơ thể con người. Do đó, mọi quan niệm duy tâm thừa nhận tồn tại địa ngục, thiên đàng V.V., cũng vô lý tự như quan niệm cho rằng “có thể nhìn mà không cần mắt, có thể nghe mà không cần tai, có thể suy nghĩ mà không cần cái đầu, có thể cảm giác mà không cần đến các cơ quan cảm giác vậy”.

Siêu hình học thế kỷ XVII, theo nhận xét của Điđrô có hạn chế ở tính duy lý cực đoan của nó. Ông ủng hộ lập trường duy lý theo kiểu mới, nó đề cao cả các khả năng cảm tính trong nhận thức. “Phương pháp triết lý đúng đắn đã và sẽ phải là chỗ ở sao cho kiểm tra trí tuệ bằng trí tuệ, sao cho bằng trí tuệ và thực nghiệm kiểm soát các cảm tính, bằng cảm tính nhận thức giới tự nhiên”. Lẽ tự nhiên, việc Điđrô cũng như nhiều nhà khai sáng phê phán siêu hình học thế kỷ XVII là hợp lý, bởi vì tính tư biện cũng như quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học của các đại biểu siêu hình học, đến thời Điđrô đã bắt đầu trở nên không hợp lý. Nhưng cả Điđrô và các nhà phê phán siêu hình học thời kỳ này đều không nhận thấy tầm quan trọng của các hệ thống siêu hình học trong sự phát triển tư duy lý luận, cũng như trong việc hệ thống lại toàn bộ các tri thức con người. Họ phê phán các học thuyết siêu hình học nhưng với tầm tư duy không cao hơn các nhà siêu hình học, mặc dù có chỉ ra các hạn chế của chúng.

Nhưng công lao của Điđrô là ở chỗ phê phán các học thuyết siêu hình học từ lập trường duy vật. Chống lại mọi quan niệm duy tâm coi cái “Tôi” của con người như một thực thể, ông nhấn mạnh, cơ thế con người là một khí quan vật chất của tư duy, ý thức cũng như mọi quá trình tâm lý của anh ta. Nhân cách của con người là sản phẩm của hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, nhà duy vật Pháp vẫn chưa hiểu được rằng bản thân môi trường và hoàn cảnh đó cũng là sản phẩm cuả hoạt động con người, và vì vậy mang tính lịch sử. Đây cũng là hạn chế chung của các nhà triết học trước Mác trong quan niệm về thế giới.

Đề cao vai trò đặc biệt của quá trình nhận thức đối với sự phát triển của xã hội, Điđrô đưa ra tư tưởng biện chứng khẳng định tính vô cùng tận trong sự phát triển của tự nhiên, cũng như quá trình nhận thức của con người. Mặc dù khả năng nhận thức của mỗi cá nhân là hữu hạn, nhưng nhân loại về nguyên tắc có thể nhận thức toàn bộ thế giới, mặc dù quá trình đó là vô cùng tận.

b, Các quan điểm chính trị - xã hội

Điđrô là một trong những nhà duy vật và vô thần triệt để nhất của triết họt Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Khẳng định vật chất là thực thể duy nhất của mọi vật, ông phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, coi đó chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người. Vì thế không phải tôn giáo sáng tạo ra con người, mà chính con người sáng tạo ra tôn giáo. “Nếu như lý tính là của trời cho và tín ngưỡng cũng tương tự như vậy, nghĩa là trời cho chúng ta hai vật mà không thể dung hợp được với nhau... Để loại trừ bế tắc đó, cần phải thừa nhận rằng tín ngưỡng là một nguyên lý huyền thoại, không tưởng”. Khoa học thì hướng tới vũ trang cho chúng ta quan niệm đúng về thế giới, làm cho con người lớn mạnh thêm lên, còn tôn giáo thì chỉ đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con người mềm yếu đi. “Thượng đế của những người cơ đốc giáo - đó là người bố chỉ coi trọng những đám mây, chứ chẳng để tâm gì đến những đứa con của mình” trên trần gian cả.

Điđrô kịch liệt phê phán cả những quan niệm đạo đức của tôn giáo, coi đó chỉ là trò giáo dục con người tới chỗ cả tin vào số mệnh. Thực chất tôn giáo chỉ là chiếc dây cương yếu ớt ngăn chặn các hành vi tội phạm của con người. “Sự cám dỗ rất gần gũi, còn sự đe doạ trừng phạt cúa địa ngục thì rất xa xôi, do vậy đừng có chờ đợi điều gì tốt lành ở hệ thống các quan điểm lạ kỳ mà chỉ có trẻ con mới có thể nghe được”. Khẳng định chính môi trường và hoàn cảnh tạo nên bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con người. Điđrô kêu gọi xoá bỏ các quan hệ phong kiến của nước Pháp trước cách mạng đã thông qua tôn giáo làm hư hỏng con người. Ông cho rằng, chính “sự giáo dục ngu xuẩn, những ví dụ tối nghĩa, các đạo luật dốt nát đó là những cái làm trụy lạc chúng ta”. Vì vậy, con người cần xây dựng cuộc sống một cách hiện thực, chứ đừng tin vào tôn giáo.

Đi sâu vào phân tích bản chất và lịch sử của đạo cơ đốc, Điđrô cho rằng cơ đốc giáo được cấu từ các huyền thoại cũng như chúa Giêsu là không có thực, bởi vì không có ai cùng thời với Giêsu biết gì về ông ta cả. Ngay cả các nhà sử học sau này cũng không tìm được một bằng chứng xác đáng nào về sự có thực của chúa Giêsu. Vì thế cần phải bãi bỏ mọi ảnh hưởng của giáo hội ở trường học, xoá bỏ khoa thần học ở các trường đại học, và xây dựng một xã hội của những người vô thần.

Tuy phê phán mạnh mẽ tôn giáo, khẳng định tôn giáo là biểu hiện sự kém hiểu biết của con người, nhưng Điđrô chưa nhìn thấy cơ sở kinh tế - xã hội của sự tồn tại tôn giáo. Ông chỉ nhìn thấy nguồn gốc của tôn giáo là ở yếu tố tâm lý sợ chết của mọi người, cũng như bọn giáo hội cố tình lừa đảo mọi người. Vì vậy, theo nhà duy vật Pháp, “hãy xoá bỏ nỗi lo sợ địa ngục của người theo đạo cơ đốc, thì cũng sẽ xoá bỏ được tín ngưỡng ở anh ta”. Để xoá bỏ tôn giáo, theo Điđrô, chỉ cần mở rộng hệ thống giáo dục trong nhân dân, đồng thời tiêu diệt giới tu hành.

Lẽ dĩ nhiên việc phê phán tôn giáo của Điđrô mang nhiều yếu tố tích cực, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử thời đó. Nhưng việc Cách mạng tư sản Pháp không triệt tiêu tôn giáo, cũng như sự tồn tại dai dẳng cho thấy vấn đề không đơn giản như nhà duy vật Pháp nghĩ.

soanbailop6.com

0