12/01/2018, 16:58

Phranxis Bêcơn (1561 - 1626)

Phranxis Bêcơn (1561 - 1626) Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Theo Mác, Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới với những màu sắc riêng. ...

Phranxis Bêcơn (1561 - 1626)

Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Theo Mác, Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới với những màu sắc riêng.

Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Theo Mác, Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới với những màu sắc riêng.

Bêcơn sinh năm 1561 trong một gia đình quý tộc Anh. Sau khi tốt nghiệp trường đại học tổng hợp Kembrigiơ, ông công tác nhiều năm về ngoại giao cho vương triều Xtiua. Mặc dù sống ở nước Anh thời kỳ trước cách mạng tư sản, nhưng Bêcơn vẫn nhiệt liệt ủng hộ những cải cách tư sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển khoa học và triết học Anh. Những tác phẩm lớn cuả ông là Đại phục hồi các khoa học ( 1605), Công cụ mới ( 1620), V.V..

a, Quan niệm của Bêcơn về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa học

Sống trong thời kỳ đêm trước cuộc cách mạng tư sản Anh, Bêcơn đã nhận thấy vai trò đặc biệt và sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triển khoa học và triết học như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế đất nước, ông coi đó là phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ mọi bất công và tệ nạn xã hội, xây dựng một cuộc sống phồn vinh. Khác với các nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, Bêcơn khẳng định sự cần thiết phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời dựa trên sự phát triển triết học và khoa học, chứ không phải tưởng tượng ra mô hình xã hội lý tưởng ở đâu đó. Vì thế theo ông, "mục đích của xã hội chúng ta là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được".

Theo Bêcơn, triết học là nền tảng của công cuộc canh tân đất nước. Chịu ảnh hưởng của quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học - quan niệm thống trị suốt thời cổ đại Bêcơn hiểu triết học theo nghĩa rộng. Nó là tổng thể các tri thức lý luận của con người về Thượng đế, về giới tự nhiên và về bản thân con người. Vì vậy "triết học chia làm ba học thuyết: học thuyết về Thượng đế, học thuyết về giới tự nhiên và học thuyết về con người ". Trong đó, học thuyết về Thượng đế được coi là thần học, nhưng chỉ có bộ phận thần học tự nhiên (tức học thuyết lý giải Thượng đế dưới góc độ nghiên cứu khoa học, vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó) mới thuộc về triết học. Còn bộ phận thần học Thượng đế (tức xem xét Thượng đế dưới góc độ tôn giáo) thì thuộc về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng... Học thuyết về tự nhiên trong triết học được Bêcơn gần như đồng nhất với các khoa học tự nhiên, còn học thuyết về con người thì được coi là nhân bản học. Theo Bêcơn, khác với bộ môn lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người, triết học và khoa học mang tính lý luận và khái quát cao. Tư duy triết học là tư duy lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất.

Để hiểu them bản chất và cấu trúc của triết học theo quan niệm của Bêcơn, chúng ta xem sơ đồ bên.

Theo sơ đồ trên, Bêcơn hiểu triết học theo hai cách. Theo nghĩa rộng, nó hầu như đồng nhất với các khoa học, bao chứa mọi lĩnh vực khoa học khác. Theo nghĩa hẹp, triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa học. Mượn ngôn ngữ của Arixtốt, ông gọi đó là "triết học thứ nhất", là nền tảng và cơ sở của mọi khoa học khác. Nhưng ngay bản thân triết học được hiểu theo nghĩa hẹp này cũng đã bao chứa toàn bộ các lĩnh vực khoa học tự nhiên rồi.

Nhiệm vụ của triết học là "đại phục hồi các khoa học, nghĩa là phải cải tạo lại toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. Phê phán những ai coi khoa học như một nghề thủ công có lãi. Bêcơn cho rằng khoa học đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại nói chung chứ không riêng cho ai. Vì thế mọi quan niệm hẹp hòi kiểu đó chỉ làm cho khoa bọc bị què quật. Bằng khoa học, con người tiếp cận với thế giới. Bản thân con người tựa như "đồ đệ và người thuyết minh giới tự nhiên. Và giới tự nhiên biểu hiện ra ở mức độ nào thì con người nắm bắt được trật tự của tự nhiên bằng việc làm hoặc bằng suy diễn ở mức độ đó, còn cao hơn điều đó thì con người không biết".

Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Bêcơn khẳng định “tri thức là sức mạnh". Từ đó ông đi lên một kết luận rất cách mạng đối với đương thời, coi "hiệu quả và sự sáng chế thực tiễn là người bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của các triết học“. Muốn chinh phục tự nhiên thì con người phải nhận thức các quy luật của nó, vận dụng và tuân theo chúng.

Trên cơ sở nhận thức đó, Bêcơn xây dựng triết học của mình.

b, Quan niệm của Bêcơn về thế giới:

Phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, Bêcơn cho rằng để lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ, và cách thức xây dựng quan niệm về thế giới một cách hợp lý nhất đó là cải biến học thuyết của Arixtốt về bốn nguyên nhân theo hướng duy vật.

Trước tiên, theo Bêcơn, phải phủ nhận sự tồn tại của nguyên nhân mục đích của các sự vật, vì đó là điểm duy tâm của Arixtốt. Mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân, là "hình dạng", "vật chất" và "vận động". Trong đó, "hình dạng của sự vật chính bản thân sự vật, và vật không khác gì với hình dạng ngoài cái khác của hiện tượng với tồn tại, cái bên ngoài với cái bên trong". Hình dạng của sự vật nằm trong chính bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó. Khắc phục những mặt không triệt để của Arixtốt trong quan niệm về hình dạng và mối quan hệ của nó với vật chất, Bêcơn khẳng định sự gắn bó hữu cơ giữa chúng. Không thể có cái gọi là "hình dạng của hình dạng phi vật chất, cũng như "vật chất đầu tiên" phi hình dạng là không có thực. Bản thân cả ba nguyên nhân "hình dạng", "vật chất" và "vận động", thực chất đều là bản tính của vật chất. Vì thế, vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ động.

Nhưng chìa khoá để cải biến triết học Arixtốt theo hướng duy vật, theo Bêcơn đó là khắc phục yếu tố duy tâm của nhà bách khoa thời cổ trong quan niệm về "hình dạng”. Nhà duy vật Anh hiểu phạm trù “hình dạng" của sự vật theo mấy khía cạnh sau:

(a)      Đây là nguồn gốc bên trong của sự vật, là cái mà nhờ đó sự vật là nó chứ không phải là cái khác.

(b)       Là nguyên nhân tất yếu và đầy đủ để sự vật đó xuất hiện.

(c)      Đó là phạm trù thể hiện bản chất chung của một nhóm sự vật có cùng những tính chất giống nhau, là quy luật vận động vật chất trong các sự vật đó.

Theo khía cạnh thứ nhất, thì hình dạng theo cách hiểu của Bêcơn tựa như nguyên nhân "vật chất" của Arixtốt. Theo khía cạnh thứ hai, thì nó tựa như "vận động". Từ hai khía cạnh (a) và (b) trên đây, Bêcơn khẳng định mọi "hình dạng" thực chất đều chỉ là "hình dạng" của vật chất.

Nhưng khía cạnh (c) chứng tỏ Bêcơn vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi quan niệm duy tâm của Arixtốt về "hình dạng". Điều này thể hiện ở chỗ, đôi khi ông coi "hình dạng" là khái niệm chung, thuộc về lĩnh vực tinh thần chứ không phải là bản chất riêng lẻ của sự vật. Mặc dù không thừa nhận tồn tại "hình dạng thuần tuý" phi vật chất, song quan niệm "hình dạng" tựa như là "linh hồn vật chất" của Bêcơn thể hiện sự chưa hoàn toàn triệt để duy vật của ông.

Tóm lại, quan niệm của Bêcơn vể "hình dạng" thể hiện ý đồ của ông muốn dung hợp giữa hai hướng trong cách hiểu phạm trù này trong triết học trước đó.

Xu hướng thứ nhất quan niệm “hình dạng" thiên về phương diện chất, coi "hình dạng" là bản chất chung của sự vật. Nhấn mạnh sự thống nhất của thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, xu hướng này thừa nhận sự tồn tại "linh hồn chết" trong các vật vô cơ, mọi sự vật đều có linh hồn, mặc dù ở các mức độ khác nhau.

Xu hướng thứ hai quan niệm "hình dạng" thiên về phương diện lượng. Đây là xu hướng của các nhà nguyên tử luận, coi Đêmôcrít là người nhận thức được cấu trúc bên trong của các sự vật một cách thông thái, đổng thời phê phán các quan niệm hoạt luận.

Theo nhận xét của Bêcơn, xu hướng thứ nhất giải thích được cả tính đa dạng lẫn tính thống nhất của thế giới, nhưng lại rơi vào quan niệm vật hoạt luận trong việc lý giải nguồn gốc của vận động – điều mà ông không muốn. Còn xu hướng thứ hai giải thích được nguồn gốc của vận động một cách duy vật, coi đó là sự va chạm của các nguyên tử, nhưng lại không giải thích được sự đa dạng của thế giới.

Từ nhận xét trên, Bêcơn muốn dung hoà cả hai xu hướng trên, tiếp thu những điểm hợp lý, đồng thời khắc phục những hạn chế của chúng. Nhưng ông đã không hoàn toàn thực hiện được điều đó, vì thế không tránh khỏi quan niệm vật hoạt luận. Tuy vậy, nhìn chung ông ngả về xu hướng thứ hai hơn.

Coi "hình dạng" là bản chất của các sự vật, Bêcơn khẳng định các biểu hiện bên ngoài của nó lẫn “tự nhiên” (natura). Theo cách hiểu của ông, “tự nhiên' là sự biểu hiện ra bên ngoài của hình dạng tức bản chất sự vật, mà con người nhận biết được bằng các giác quan. Đó chính là hiểu biết của con người về vật chất. Việc phân biệt hai phạm trù trên cho thấy Bêcơn, đòi hỏi nhận thức sự vật một cách khách quan. Đây là một yêu cầu rất tiến bộ trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XVII. Mặc dù chưa thật dứt khoát trong việc xác định mối quan hệ giữa chúng, nhưng tư tưởng cơ bản của ông là khẳng định sự thống nhất giữa "hình dạng’’ và "tự nhiên".

Khẳng định vận động là đặc tính của sự vật, Bêcơn cho rằng nhận thức bản chất cúa các sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Theo nhận xét của C.Mác và Ph.Ăngghen: Bêcơn đã hiểu rằng: “Trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận dộng là đặc tính thứ nhất và quan trọng nhất, không phải chỉ với tính cách là vận động máy móc và toán học mà hơn nữa còn với tính cách là xu hướng, sức sống, sự khẩn trương... của vật chất".

Không dừng lại ở việc khẳng định tính tất yếu và phổ biến của vận động, Bêcơn đã tìm cách phân loại các dạng. Theo ông có 19 dạng vận động là: 1) Vận động xung đối; 2) Vận động móc nối, kết hợp; 3) vận động giải phóng mà thông qua đó sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực; 4) Vận động, trong đó sự vật hướng tới khối lượng và kích thước mới; 5) Vận động liên tục; 6) Vận động có lợi; 7) Vận động tự hợp lại với quy mô lớn; 8) Vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ; 9) Vận động từ tính; 10) Vận động sản sinh ra; 11) Vận động chạy trốn; 12) Vận động thức tỉnh; 13) Vận động mô tả, ghi nhận; 14) Vận động ngoại tuyến; 15) Vận động theo xu hướng; 16) Vận động hùng tráng; 17) Vận động tự quay; 18) Vận động rung động; 19) Đứng yên“ .

Ở đây, về cơ bản, Bêcơn phân loại các dạng vận động theo cảm tính, chưa theo các cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học. Tuy nhiên, việc coi đứng yên là một dạng vận động, cũng như coi vận động là đặc tính cố hữu của vật chất ở Bêcơn là một quan niệm duy vật và cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi đó. Ông là một trong những người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới.

c, Nhận thức luận và phương pháp luận

Bêcơn là người nhiệt thành ủng hộ sự phát triển của khoa học. Ông nói: "Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà không cần phải tô vẽ và cường điệu, và ... làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của nó" .

Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, Bêcơn đồng thời chỉ ra những hạn chế trong các khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các ảo tưởng (idola theo tiếng cổ Hy Lạp nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc). Để nhận thức chân lý và khắc phục được các ảo tưởng, thì phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Do vậy, Bêcơn coi học thuyết về các ảo tưởng tựa như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình.

Các ảo tưởng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi vì chúng một phần có trong bản chất của trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lý và nhân cách của mỗi người. Theo Bêcơn, “trí tuệ con người tự đặt ra chướng ngại vật và cạm bẫy cho mình... Vì các ảo tưởng thường xuyên ám ảnh con người, tạo nên cho nó những tư tưởng và hình ảnh giả dối, xuyên tạc bộ mặt thật của thế giới, nói tóm lại, cản trở con người xâm nhập vào thế giới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu". Vì vậy, quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình.

Bêcơn phân loại các dạng ảo tưởng như sau:

(a)         Dạng ảo tưởng loài: nó sinh ra do việc loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật. Ai cũng dễ dàng gán cho sự vật những đặc tính riêng con người. Bêcơn nói: “Các ảo tưởng loài có cơ sở trong chính bản thân loài người, bởi vì thật là sai lầm khi khẳng định rằng các cảm giác, cảm tính của chúng ta là thước đo các sự vật. Ngược lại, tất cả các giác quan cũng như trí tuệ đều được dựa trên sự tương đồng của con người, chứ không phải dựa trên sự tương đồng của thế giới. Trí tuệ con người củng tương tự như chiếc gương méo, khi nó pha trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì nó phản ánh các sự vật dưới dạng bị xuyên tạc, bóp méo".

Sở dĩ có loại ảo tưởng này, theo Bêcơn, là do các giác quan cũng như trí tuệ con người còn chưa thật hoàn thiện. Một trong những biểu hiện của ảo tường này là ở chỗ người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến và suy nghĩ chủ quan của mình là thước đo tất thảy mọi vật. Ảo tưởng loài do vậy Tất bền vững. Chúng ta chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của các ảo tưởng này bằng cách hoàn thiện các phương tiện nhận thức của con người như thực nghiệm V.V..

Ở đây ta thấy việc Bêcơn đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là hợp lý. Ông nhận xét đúng rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình. Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận hoàn toàn vai trò của cái chủ quan trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải "khách quan thuần tuý" của ông là một điều không tưởng, tuy nhiên nó có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán các quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó, vì sự tiến bộ của khoa học.

(b)       Dạng ảo tưởng hang động: ngoài những ảo tưởng đối với cả loài người, thì mỗi người còn có các đặc tính chủ quan, tâm lý, tính cách đặc thù của mình làm xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật. Chúng còn xuất hiện do hoàn cảnh giáo dục của mỗi người cũng khác nhau nữa. Thực chất ảo tưởng hang động chính là ảo tưởng loài, nhưng biểu hiện ở mỗi người cụ thể ở mức độ và hình thức khác nhau. Sở dĩ gọi là “ảo tưởng hang động" bởi vì mượn câu chuyện của Platôn về hang dộng. Bêcơn ví trí tuệ của mỗi người tựa như hang động méo mó của Platôn, mà trong đó thể hiện cái bóng của các sự kiện diễn ra bên ngoài.

Để hạn chế dạng ảo tưởng này, mỗi người cần phải hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm tập thể V.V..

(c)      Dạng ảo tưởng nơi công cộng: nó xuất hiện do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín, hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán truyền thống, trong đó bên cạnh nhiều yếu tố tích cực, cũng chứa dựng không ít những điều lạc hậu. Các ảo tưởng này còn xuất hiện do ngôn ngữ khoa học của chúng ta nhiều chỗ chưa thật chuẩn xác. “Nhiều định nghĩa, phạm trù và dẫn giải mà các nhà khoa học vẫn quen sử dụng và giữ gìn cũng hoàn toàn không giúp

được vấn đề. Nhiều từ ngữ trực tiếp cưỡng bức lý tính, làm xáo trộn tất cả, và dẫn mọi người đến những cuộc cãi vã và diễn giải vô bổ, trống rỗng"’ .

Quan niệm trên đây của Bêcơn có nhiều điểm hợp lý và tiến bộ. Trong khoa học cần phải có sự nghiên cứu và xem xét mọi cái một cách khách quan, chứ không nên chạy theo uy tín cá nhân của ai đó hoặc số đông V.V.. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuật ngữ, khái niệm chưa chính xác là điều cản trở sự phát triển khoa học, mà chúng ta cần khắc phục.

(d)       Dạng ảo tưởng nhà hát: nó đề cập đến ảnh hưởng có hại của nhiều học thuyết, quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý. Phê phán tệ sùng bái cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó, Bêcơn khẳng định "chân lý là con gái của thời gian chứ không phải của uy tín" . Để tìm ra chân lý, chúng ta không nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận, nhưng cũng không nên giáo điều trong nhận thức.

Nhìn chung, trong việc xác định bản chất và nguyên nhân của các ảo tưởng, Bêcơn còn mang nặng tính trực quan. Chủ yếu ông chỉ nhận thấy khía cạnh nhận thức luận của vấn đề, vì vậy chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục ảo tưởng một cách hợp lý. Trên thực tế các quan niệm sai lệch về sự vật mà con người mắc phải còn xuất phát từ hạn chế lịch sử của thời đại, từ những cơ sở kinh tế - xã hội cũng như cơ chế quan hệ xã hội. Song, công lao của Bêcơn trong học thuyết về ảo tưởng là ở chỗ nó đặt vấn đề về cơ sở xã hội của quá trình nhận thức. Mục đích xuyên suốt học thuyết ảo tưởng của ông là khẳng định nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan, xem xét mọi cái trên tinh thần phê phán và cách mạng chứ không giáo điều. Những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn không chỉ trong bối cảnh lịch sử thời đó, mà cả hiện nay.

Nhận thức luận và phương pháp luận của Bêcơn không dừng lại ở học thuyết về các ảo tưởng, ông là một trong những người đầu tiên nhận thấy hạn chế của tam đoạn luận và nói chung của lôgíc hình thức của Arixtốt mà từ trước tới giờ vẫn được coi là phương pháp nhận thức vạn năng. Tam đoạn luận Arixtốt, nhất là dưới hình thức diễn giải của phái kinh viện trungcổ, theo Bêcơn, mang nặng tính tư biện và máy móc trong nghiên cứu hiện thực. Từ lập trường duy vật, ông hiểu rằng, "sự tinh xảo của giới tự nhiên vượt hơn nhiều so với sự tinh thông của lý tính, trí tuệ và tình cảm" của con người. Khẳng định sự không đáp ứng được của thứ lôgíc hình thức thời đó, nhà duy vật Anh nhận xét: "thứ lôgíc học mà hiện nay người ta vẫn đang sử dụng chỉ làm củng cố và bảo vệ những sai lầm đã có cơ sở trong các khái niệm lưu hành phổ biến hơn là tìm ra chân lý. Cho nên nó có hại hơn là có lợi".

Như vậy, Bêcơn là một trong những người khởi xướng ra tư tưởng lôgíc mới, vì tam đoạn luận, - như nhà duy vật Anh nhận xét, - còn lâu nó mới tương xứng được với quy mô (và đòi hỏi) của giới tự nhiên. Cho nên nó quy phục ý kiến của dư luận chứ không phải là các sự vật".

Tiếp theo học thuyết về ảo tưởng, phương pháp luận của Bêcơn bắt đầu triển khai từ việc liệt kê những phương pháp nhận

thức cơ bản được sử dụng một cách phổ biến, để từ đó đưa ra một phương pháp nhận thức mới trên cơ sở kế thừa những mặt hợp lý của chúng.

Theo Bêcơn từ trước đến nay người ta chủ yếu sử dụng hai phương pháp nhận thức sau:

Thứ nhất, "phương pháp con nhện" là phương pháp xuất phát từ một vài bằng chứng và cứ liệu vụn vặt, người ta đã vội vã đưa ra các tiền đề và khẳng định một cách vô căn cứ về bản chất sự vật. Phương pháp này chẳng khác gì con nhện chăng tơ chỉ trong khoảnh khắc đã xong, nhưng không chắc chắn. Phê phán phương pháp này, Bêcơn khẳng định: "không cho phép các tiền đề được suy diễn ra bằng sự suy nghĩ, tư duy, diễn giải..., vì quy mô, tầm cỡ của giới tự nhiên đồ sộ và có ưu thế hơn tầm cỡ của mọi sự diễn giải".

Thứ hai, "phương pháp con kiến" là miêu tả, lượm nhặt, sưu tầm từng ít một các dữ kiện về sự vật, nhưng rốt cuộc chẳng biết khái quát, rút ra những kết luận đúng đắn trên cơ sở các dữ kiện đó. Như vậy, phương pháp này chỉ giúp ta hiểu được những gì bề ngoài, vụn vặt, chứ không thể khám phá được bản chất đích thực của sự vật.

Trên cơ sở đó, Bêcơn đưa ra "phương pháp con ong" nhằm khắc phục những hạn chế cùa hai phương pháp trên, đồng thời kế thừa những ưu điểm của chúng. "Những tiền đề được suy ra từ những sự kiện, bằng chứng xác thực, đến lượt mình cũng dễ dàng chỉ ra và xác định những bằng chứng mới, và bằng phương pháp đó, mọi người làm cho khoa học trở thành hiện thực". Thực chất của "phương pháp con ong" là hướng tư duy và trí tuệ không phải để tưởng tượng ra những thuyết ảo tưởng chủ quan, mà để khái quát và diễn giải những tư liệu do cảm tính đem lại, “chế biến' lại chúng tựa như con ong biến mật hoa thành mật ong vậy. Nó giúp ta kết hợp được những ưu điểm của cả "phương pháp con nhện” và "phương pháp con kiến"; đồng thời khắc phục được những hạn chế của cả chủ nghĩa duy cảm lẫn chủ nghĩa duy lý cực đoan. Phương châm của Bêcơn là: hãy ban cho lý tính "một lượng chì" để nó không được bay bổng theo ý chủ quan, đồng thời hãy cho nó 'đôi cánh" để nó vượt lên khỏi mặt đất.

Phương pháp nhận thức tối ưu, theo Bêcơn, là phương pháp quy nạp, và do đó "khoa học là khoa học kinh nghiệm, và thực chất đó là áp dụng phương pháp hợp lý vào trong các tư liệu cảm tính". Quá trình nhận thức, vì vậy, chia thành các bước sau:

(a)       Lịch sử tự nhiên: hiểu biết giới tự nhiên thông qua các giác quan con người với sự đa dạng và sinh động của nó.

(b)       Lập bảng và so sánh các dữ kiện: trên cơ sở những gì mà các giác quan thu được, ta lập bảng, so sánh, hệ thống lại và phân tích chúng.

(c)       Quy nạp: đây là giai đoạn nhận thức quan trọng nhất giúp ta khám phá ra "hình dạng” tức bản chất của sự vật. Ví phương pháp quy nạp tựa như chiếc la bàn của khoa học, Bêcơn đều không thoả mãn với các phương pháp quy nạp mà người ta vẫn sử dụng trước đó, như quy nạp đầy đủ hoặc quy nạp không đầy đủ. Ông khẳng định "để xây dựng các tiền đề cần phải nghĩ ra một hình thức quy nạp khác so với những dạng quy nạp mà người ta vẫn sử dụng từ trước tới giờ".

Bêcơn là người đầu tiên khám phá ra phương pháp quy nạp lọai trừ, tức là thu thập mọi dữ kiện mà ta biết về sự vật, sau đó phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ. Từ đó chúng ta đi đến khẳng định bản chất của sự vật.

Nhìn chung, trong vấn đề phương pháp luận, Bêcơn là nhà tuy cảm (mặc dù không cực đoan), thiên về sự phát triển khoa học tự nhiên thực nghiệm. Công lao của ông là ở chỗ ông là người khởi xướng ra tư tưởng cần thiết phải xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học thời cận đại. Hơn nữa, ông còn phê phán nhiều tư tưởng trước đó chỉ nghiên cứu các nguyên lý của giới tự nhiên như chúng đã hoàn toàn hoàn thiện, chứ không phải là chúng đang hoạt động”. Điều đó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển khoa  học sau này.

d, Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo

Con người, theo Bêcơn, là sản phẩm của tạo hoá, do vậy khoa học về con người cũng chính là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu các quan niệm của Arixtốt về con người, Bêcơn chia linh hồn hành các dạng "linh hồn thực vật", "linh hồn động vật" và lý tính. Hai phần đầu thuộc về linh hổn cảm tính, có cả ở thực vật và động vật. Trong con người chúng là một dạng chất lỏng được pha loãng trong cơ thể. Chúng vận động theo các dây thần kinh tựa như các đường ống tác động lên các giác quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể. Bộ phận cảm tính của linh hồn này có thể bị huỷ hoại cùng với cơ thể, khi con người chết.

Còn phần linh hổn lý tính thì có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là một khả năng kỳ diệu mà Chúa ban cho con người, và do vậy mang tính thần thánh. Và chính vì trong con người có cả hai dạng linh hồn cảm tính và lý tính, cho nên, một mặt, con người rất gần gũi với động vật, nhưng, mặt khác, lại là một cái gì đó rất siêu phàm.

Vì xuất phát từ cả hai nguồn gốc trên (tức cả giới tự nhiên và Thượng đế) cho nên bên cạnh các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật, V.V., con người còn cần đến tôn giáo. Bản tính của con người do vậy, không cho phép anh ta theo hoàn toàn lập trường vô thần. Con người cần đến tôn giáo để vượt qua những lúc mềm yếu, bất lực. Tôn giáo đem lại cho người ta niềm tin. Nhưng mặt khác nhà thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, cũng như không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người.

Nhìn chung quan niệm của Bêcơn thể hiện sự thoả hiệp của giai cấp tư sản Anh thời đó đối với các vấn đề tôn giáo.

soanbailop6.com

0