Lý thuyết: Siêu hình học thế kỷ XVII
Lý thuyết: Siêu hình học thế kỷ XVII Thông thường khi nói đến danh từ "siêu hình" (metaphisica) chúng ta quen ám chỉ một cách thức tư duy phiến diện, cứng đờ, phản biện chứng về các sự vật. Nhưng ngoài ra, nó còn thể hiện khía cạnh bản thể luận nữa ...
Lý thuyết: Siêu hình học thế kỷ XVII
Thông thường khi nói đến danh từ "siêu hình" (metaphisica) chúng ta quen ám chỉ một cách thức tư duy phiến diện, cứng đờ, phản biện chứng về các sự vật. Nhưng ngoài ra, nó còn thể hiện khía cạnh bản thể luận nữa
Thông thường khi nói đến danh từ "siêu hình" (metaphisica) chúng ta quen ám chỉ một cách thức tư duy phiến diện, cứng đờ, phản biện chứng về các sự vật. Nhưng ngoài ra, nó còn thể hiện khía cạnh bản thể luận nữa. Trong nhiều thế kỷ, đo sự thống trị của quan niệm coi triết học là khoa học bao trùm mọi lĩnh vực nhận thức của con người, danh từ nay thường thể hiện bộ phận cơ bản nhất của triết học, làm nền tảng cho toàn bộ thế giới quan của con người. Nó nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của tồn tại nói chung, vạch ra những nguyên nhân cấu thành sự vật. Đây chính là nghĩa ban đầu của "siêu hình học”, được Arixtốt lần đầu tiên đưa ra khi đặt tên tác phẩm triết học quan trọng nhất của mình.
Thời cận đại, nhất là ở thế kỷ XVII, bên cạnh xu hướng duy vật và duy cảm của triết học Anh, xu hướng siêu hình học đặc biệt phát triển. Nó dựa trên sự gắn bó hữu cơ giữa triết học và các tri thức khoa học khác chưa tách ra khỏi cái nôi triết học của mình.
Thế kỷ XVII là thời kỳ hoàng kim của các hệ thống siêu hình học với các đại biểu chính như Đềcáctơ, Xpinôza, Lépnít V.V.. Họ là những nhà bách khoa toàn thư của nhân loại thời bấy giờ, uyên bác cả về triết học lẫn các lĩnh vực khác. Mặc dù không tránh khỏi tính tư biện, cũng như việc không đánh giá đúng mức giá trị của các khoa học khác so với triết học, nhưng các nhà tư tưởng trên có nhiều đóng góp to lớn trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới nói chung. Các phát kiến khoa học của Đềcáctơ, Lépnít, v.v. có ý nghĩa quan trọng đối với các lĩnh vực toán học và khoa học tự nhiên.
Một trong những nét nổi bật của các nhà tư tưởng trên đây là: chịu ảnh hưởng của sự phát triển các ngành khoa học tự nhiên lý thuyết, họ thể hiện lập trường duy lý, đặc biệt đề cao vai trò của trí tuệ, của tư duy lôgíc và các tri thức lý luận khoa học. Mặc dù có hạn chế ở việc không đánh giá đúng mức nhận thức cảm tính, nhưng quan niệm duy lý của Đềcáctơ, Xpinôza, Lépnít đã đóng vai trò to lớn đối với việc xây dựng hệ thống lý luận triết học, cũng như trong việc phát triển tư duy lý luận của nhân loại nói chung.
Loigiaihay.com