24/05/2018, 17:01

Đề xuất quy trình đánh giá sự cố nổ thiết bị chứa LPG

Hiện có khá nhiều quy trình đánh giá SCMT công nghiệp với các mức độ phức tạp khác nhau nhưng các quy trình này đều gồm các bước cơ bản là nhận diện rủi ro, đánh giá xác suất, đánh giá mức độ ảnh hưởng và cuối cùng là xác định đặc tính rủi ro. ...

Hiện có khá nhiều quy trình đánh giá SCMT công nghiệp với các mức độ phức tạp khác nhau nhưng các quy trình này đều gồm các bước cơ bản là nhận diện rủi ro, đánh giá xác suất, đánh giá mức độ ảnh hưởng và cuối cùng là xác định đặc tính rủi ro.

Trên cơ sở các quy trình hiện có, luận án đề xuất sử dụng quy trình đánh giá sự cố nổ thiết bị chứa LPG gồm các bước về hình thức như quy trình chung nhưng nội dung quy trình đánh giá sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết được trình bày trong phần 4.2 như trình bày sau đây:

Quy trình đánh giá được giới thiệu trong sơ đồ hình 4.18

Quy trình đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng LPG

Sử dụng các phương pháp và công cụ nhận diện rủi ro kết hợp với khảo sát thực tế, phương pháp nhận diện SCMT trong sử dụng LPG được luận án đề xuất như sau: áp dụng tam giác cháy để nhận diện nguồn gây sự cố và nhận diện nguy cơ xảy ra sự cố, nhận diện nguồn gây cháy, nguồn đánh lửa và ô xy trong không khí tạo thành điều kiện gây cháy, nổ như trình bày sau đây:

Do LPG được tồn trữ ở dạng khí hóa lỏng, có áp suất làm việc ở trạng thái bão hòa khá cao, trong khoảng từ 5 đến 10 bar tùy thuộc vào nồng độ các cấu tử thành phần và nhiệt độ môi trường bên ngoài (hình 1.6) nên khi gặp điều kiện sẽ xảy ra sự cố rò rỉ LPG hoặc nổ thiết bị chứa LPG để giải phóng năng lượng và cân bằng áp suất. Từ đó dẫn tới các hậu quả là gây độc hay ngạt thở, gây cháy, nổ … tác động tới con người (bị thương, gây tử vong) và môi trường, gây thiệt hại về tài sản.

  • Nguy cơ rò rỉ LPG từ thiết bị ra môi trường

LPG có thể bị rò rỉ từ thiết bị ra môi trường (nước, không khí hoặc đất) qua van, bích, chỗ nối hoặc do nứt, vỡ đường ống, phát tán trong môi trường, gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây cháy, nguy hại tới con người và môi trường.

  • Nguy cơ nổ thiết bị chứa LPG

Tuỳ điều kiện xảy ra vụ nổ, nổ thiết bị chứa LPG gồm nổ hóa học và nổ vật lý. Khi nổ vật lý xảy ra, LPG dãn nở đoạn nhiệt từ áp suất trong thiết bị đến áp suất khí quyển. Do thể tích riêng của hơi LPG ở áp suất khí quyển lớn hơn nhiều so với ở áp suất trong thiết bị nên thể tích LPG tăng đột ngột tạo ra năng lượng lớn.

trình bày ma trận mối nguy hại – địa điểm trong sử dụng LPG.
Mối nguy hạiKhu vực
Tác động của sự cố
Nổ Mùi Cháy Nhiệt
Bồn tồn trữ và phân phối LPG x x x x x
Bồn LPG công nghiệp x x x x x
Bồn LPG trong GTVT x x x x x
Bồn LPG thương mại và dân dụng x x x x x
Đường ống dẫn LPG x x x x x

Trong cả hai nguy cơ trên, khi LPG thoát ra ngoài có thể gây cháy hoặc hiệu ứng “domino” vì các dây chuyền công nghệ thường lắp đặt nhiều thiết bị khác trong cùng một khu vực sản xuất nên khả năng xảy ra sự cố liên hoàn trong sử dụng LPG là rất lớn.

Xác suất rủi ro được thiết lập trên cơ sở phân tích thống kê sự cố đã xảy ra. Nghiên cứu các trường hợp sự cố đã xảy ra cho thấy quy luật phân bố sự cố tuân theo quy luật Poisson [94]. Theo quy luật này, xác suất xảy ra x sự cố trong khỏang thời gian Δt size 12{Δt} {} được xác định như sau [101]:

Ở đây, λ là tham số của định luật Poisson, phụ thuộc cường độ sự cố i [101]:

Đối với đặc trưng ổn định (i=const) thì:

Các công thức 4.33, 4.34, 4.35 cho thấy rằng xác suất xảy ra sự cố là hàm số phụ thuộc thời gian. Xác suất của các sự cố có thể xảy ra trong chế biến và sử dụng LPG trên thế giới được giới thiệu trong sơ đồ hình 4.19 [127].

Bảng đánh giá tần suất sự cố
Tần suất Thang điểm
Luôn luôn xảy ra 5
Thường xuyên xảy ra 4
Thỉnh thoảng xảy ra 3
Ít khi xảy ra 2
Không xảy ra 1

Hình 4.19 cho thấy khả năng xảy ra các sự cố trong sử dụng LPG rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện xảy ra sự cố như: trạng thái nóng (bị gia nhiệt từ bên ngoài) lạnh (không bị gia nhiệt từ bên ngoài), vị trí thiết bị, điều kiện đánh lửa, độ ổn định của khí quyển… Xác suất xảy ra sự cố từ trạng thái nóng, lạnh là 50:50.

  • Nếu xảy ra sự cố từ trạng thái nóng thì ngay lập tức xuất hiện quả cầu lửa và sau đó quả cầu lửa phát tán trong không gian;
  • Nếu sự cố xảy ra từ trạng thái lạnh thì kịch bản sự cố tiếp theo sẽ phụ thuộc vào thiết bị đặt ỏ trên cao hay thấp, điều kiện đánh lửa, độ ổn định của khí quyển …như đã trình bày trong phần kịch bản sự cố (phần 4.1).

Xác suất xảy ra SCMT do nổ bồn chứa LPG

Ghi chú: VCE: Vapor cloud explosion-Nổ đám mây hơi; FF: Flash fire-Cháy bùng; Fire ball: Qủa cầu lửa; A, B, C, D, E: Cấp ổn định của khí quyển; E2: Cấp E ứng với tốc độ gió 2 m/s; D5: Cấp D trong bảng cấp ổn định của khí quyển ứng với tốc độ gió 5 m/s.

Căn cứ vào điều kiện thực tế trong sử dụng LPG, có thể xác định được tần suất phơi nhiễm của các đối tượng có liên quan đối với từng địa điểm cụ thể. Bảng 4.9 trình bày tần suất phơi nhiễm cho từng đối tượng

Bảng mô tả tần suất phơi nhiễm cho từng đối tượng
Đối tượng gây tác động
Đối tượng bị ảnh hưởng
Nhân viên vận hành thiết bị Người lao động trong doanh nghiệp Nhân viên văn phòng Dân cư xung quanh Người đi đường
Bồn tồn trữ và phân phối LPG Thường xuyên Thỉnh thoảng Thỉnh thoảng Ít khi Ít khi
Bồn LPG công nghiệp Thường xuyên Thỉnh thoảng Thỉnh thoảng Thỉnh thoảng Ít khi
Bồn LPG trong GTVT Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Luôn luôn Thường xuyên
Bồn LPG thương mại và dân dụng Luôn luôn Thỉnh thoảng Thỉnh thoảng Thường xuyên Thỉnh thoảng
Đường ống dẫn LPG Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Ít khi Ít khi

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã xảy ra các vụ nổ thiết bị chứa LPG trên hầu hết các địa phương trong cả nước [2] nhưng cho đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức về các sự cố đã xảy ra kể từ khi LPG được sử dụng trở lại ở Việt Nam kể từ năm 1994 tới nay [57], [97]. Cùng với những sự cố như đã trình bày trong chương I, sau đây là một số sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam năm 2007 được tác giả luận án thống kê

Số liệu tổng hợp từ các báo năm 2007
:
  • Ngày 19/7/007 xảy ra vụ nổ bình gas ở xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá làm cả gia đình gồm bốn người bị thiệt mạng.
  • Vụ nổ bình gas năm 2007 tại thôn Văn, xã Quảng Thọ, huyện Thọ Xương, tỉnh Thanh Hoá làm 02 người chết, 03 người bị bỏng nặng.
  • Vụ cháy, nổ LPG xảy ra vào lúc 11 giờ 20 ngày 3-2-2007 ở km4, quốc lộ 2, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội làm chết 01 người.
Đánh giá tần suất xảy ra trong SCMT
Khả năng xảy ra các tác động Điểm
Thường xuyên xảy ra (25 lần/năm) 5
Thỉnh thoảng xảy ra (5 lần/năm) 4
Ít xảy ra (1 lần/năm) 3
Rất ít xảy ra (1 lần/5 năm) 2
Khó xảy ra (thỉnh thoảng trong 25 năm) 1

Như vậy, chỉ trong năm 2007 đã xảy ra 3 sự cố trong sử dụng LPG ở nước ta. So sánh xác suất xảy ra sự cố trong bảng 4.10 với số liệu thống kê sự cố đã xảy ra có liên quan tới sử dụng LPG trong năm 2007 ở Việt Nam, luận án cho rằng mức độ xảy ra sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam có thể xếp vào mức 4, do sự cố trong sử dụng LPG đã xảy ra trong thực tế lớn hơn 1 lần trong 1 năm.

Sau đây là một số tác động tới con người, môi trường và thiệt hại về tài sản của sự cố nổ thiết bị chứa LPG:

Tác động tới con người

Do độc tính của LPG [162]

Mặc dù LPG tinh khiết không phải là chất có độc tính cao đối với người và sinh vật, nhưng khi bị rò rỉ ra ngòai môi trường, LPG có thể tích tụ trong không gian kín, khi đạt tới nồng độ cao sẽ làm giảm nồng độ ôxy trong không khí xuống dưới ngưỡng có thể hô hấp, gây khó thở, thậm chí gây tử vong cho người và động vật sống trong vùng bị ảnh hưởng.

  • Các triệu chứng khi thiếu oxy: Nồng độ LPG quá cao có thể chiếm chỗ của oxy trong không khí và gây ngạt khi nồng độ oxy trong không khí thấp hơn 18% theo thể tích. Từ 12÷16% gây thở gấp; từ 10÷14%: cảm giác mệt mỏi bất thường, rối loạn cảm xúc; từ 6÷10%: nôn ói và mất khả năng tự chủ; dưới 6%: co giật và suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.
  • Các ảnh hưởng của LPG lên hệ hô hấp: ở nồng độ dưới 0,1%, hơi LPG không phải là chất độc; ở nồng độ dưới 1%, LPG không gây triệu chứng đặc biệt nào; nồng độ LPG cho phép làm việc lâu dài là 0,25%; nồng độ hơi LPG trên 1% có thể gây choáng nhẹ sau vài phút nhưng không gây kích thích lên mũi và họng;
  • Các ảnh hưởng của LPG lên da: LPG lỏng phun ra dưới áp suất có thể gây hiện tượng bỏng lạnh. Vùng da bị bỏng bị phồng giộp và có thể bị hoại tử.
  • Các ảnh hưởng của LPG lên mắt: LPG lỏng bắn vào mắt có thể gây đóng băng tại mắt và gây mù;

Do cháy LPG sau vụ nổ thiết bị

Do hàm lượng lưu huỳnh thấp (< 0,02%), nên LPG được coi là nhiên liệu sạch, nhưng khi cháy, LPG tạo ra khí CO, CO2, gây ảnh hưởng đến môi trường và con nguời. Ngay sau khi hỗn hợp LPG lỏng và hơi thóat ra sau vụ nổ, nếu gặp nguồn nhiệt, LPG sẽ phát cháy ngay gây ảnh hưởng tới môi trường và con nguời. Đánh giá ảnh hưởng của vụ cháy tạo thành sau sự cố nổ thiết bị chứa LPG do làm giảm lượng oxy trong không khí, do tạo thành khói, do ảnh hưởng của bức xạ nhiệt thông qua kết quả tính mức độ tiêu thụ oxy trong không khí, lượng khói tạo thành và lượng nhiệt tỏa ra môi trường do đám cháy theo tính toán dựa trên kết quả nghiên cứu của phần 4.1. So sánh với tiêu chuẩn cho phép hoặc ngưỡng chịu đựng của con nguời và môi trường sẽ xác định được mức độ thiệt hại của vụ cháy.

  • Do bức xạ nhiệt

Nhiệt lượng từ vùng cháy truyền vào môi trường xung quanh bằng hai hình thức chính là đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt, còn hình thức dẫn nhiệt từ vùng cháy ra môi trường không đáng kể [91]. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới hạn ngoài của vùng nhiệt tác động là nơi có cường độ bức xạ nhiệt khoảng 3,5 kW/m2. Đối với nguời, mức bức xạ nhiệt < 5 kW/m2 không gây ảnh hưởng nếu có biện pháp phòng tránh; mức bức xạ nhiệt > 37,5 kW/m2 là giới hạn gây chết người [138].

Mức độ ảnh hưởng do bức xạ nhiệt (hình 4.20) phụ thuộc vào cường độ bức xạ nhiệt và thời gian tiếp xúc. Giới hạn ngoài của vùng nhiệt tác động là khoảng cách mà dưới tác động của dòng nhiệt, các bộ phận của cơ thể cảm thấy bỏng rát sau một thời gian ảnh hưởng nếu không được bảo vệ.

Hình ảnh cháy LPG toả nhiệt ra môi trường

  • Do tác động của nhiệt độ

Nhiệt độ không khí xung quanh tăng làm cho nhiệt độ cơ thể tăng, làm suy kiệt cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng tới 40oC có thể dẫn tới mất ý thức [138].

  • Do hạn chế tầm nhìn

Đánh giá tác động do khói sinh ra khi cháy đám mây hơi LPG căn cứ vào lượng khói tạo thành trong vụ cháy được tính toán theo các hệ số đã xây dựng ở bảng 4.2 và các công thức 4.20, 4.21, 4.22, 4.23 mục 4.1.3 ... So sánh giá trị nhận được với nồng độ chất gây ô nhiễm cho phép sẽ đánh giá được ảnh hưởng do khói sinh ra sau vụ cháy.

Khi cháy LPG trong điều kiện đủ không khí sẽ sinh ra khói có chứa CO2, làm giảm lượng oxy và hạn chế tầm nhìn, làm giảm khả năng thoát hiểm của con nguời và ảnh hưởng tương tự như ảnh hưởng của bức xạ nhiệt ở cường độ 5 kW/m2. Lượng khói chiếm 15% thể tích không khí, sẽ gây khó khăn cho việc thoát hiểm của nguời [138].

Do nổ quá áp suất

Áp suất quá áp 0,2 bar được coi là giới hạn có thể gây chết người. Người trong vùng quá áp 0,2 bar có thể bị chết [138].

Một SCMT xảy ra có thể có nhiều tác hại đối với con người và môi trường. Trong trường hợp nổ thiết bị chứa LPG, sự cố này sẽ gây ra các thiệt hại sau:

Do tác động cơ học

Công cơ học sinh ra do nổ thiết bị chứa LPG tính theo công thức 4.15 sẽ phá hủy công trình, nhà cửa, gây chết hoặc tổn thương nguời và sinh vật trong phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ…

Bồi thường thiệt hại tính bằng tiền đối với tổn thất về người do SCMT được tính theo công thức 4.36 và 4.37. Về mặt định lượng, mặc dù chi phí bồi thường thiệt hại về người là không thể quy đồi bằng tiền, tuy nhiên, trong thực tế, các sự cố vẫn xảy ra và gây thiệt hại cho con người và chúng ta cần phải nghĩ tới việc xác định giá trị đền bù thiệt hại về người trong những trường hợp này. Vì vậy chúng ta cần phải xác định đương lượng vật chất giá trị cuộc sống con người.

Công thức tính toán gía trị GDP bị thiệt hại do mất sức lao động dưa trên một số cơ sở KT-XH để tính đương lượng cuộc sống được tính như sau [66]:

Trong đó:

  • GDPTh.LD: Gía trị GDP bị mất do mất sức lao động;
  • GDP: Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia;
  • NLD: Số người lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân;
  • LTB: Mức lương trung bình của người lao động của quốc gia;
  • TTB: Tuổi trung bình của người lao động của quốc gia;
  • TH: Tuổi nghỉ hưu trung bình của người lao động của quốc gia;

Tuổi nghỉ hưu trung bình của người lao động được tính như sau:

Trong đó: K - tỷ lệ giữa nữ giới và nam giới trong quốc gia.

Thiệt hại gây ra đối với người lao động chính trong gia đình và tổn thất cho xã hội. Ở Việt Nam, giá trị đương lượng bị mất do mất sức lao động khoảng 7.500 USD÷10.000 USD, phù hợp với mức khoảng 100.000.000 VNĐ/người (tương đương 7.500 USD/người) với tỷ giá đổi ngoại tệ ở thời điểm năm 2004 mà một số doanh nghiệp lớn đã đền bù cho NLĐ khi xảy ra sự cố chết người [52].

Đối với người, căn cứ vào mức tác động của sự cố lên cơ thể người để phân loại mức độ nghiêm trọng bằng cách cho điểm từ cao xuống thấp (bảng 4.11).

Bảng phân loại mức độ nghiêm trọng đối với sức khỏe con người
Tác động lên người Bậc nghiêm trọng
Chết người 5
Chấn thương nặng 4
Tổn thương nhẹ 3
Tình trạng bất ổn 2
Không ảnh hưởng 1
Bảng phân loại nguyên nhân – tác động
Nguyên nhân Tác động
Chết người Chấn thương nặng Tổn thương nhẹ Tình trạng bất ổn Không ảnh hưởng
  • Cháy, nổ
  • Khí độc
  • Ngạt thở
  • Cơ học
  • Nhiệt học
  • Cháy, nổ
  • Khí độc
  • Ngạt thở
  • Cơ học
  • Nhiệt học
  • Mùi hôi
  • Khí độc
  • Ngạt thở
  • Cơ học
  • Nhiệt học
  • Mùi hôi
  • Ngạt thở
  • Không có

Tác động tới môi trường

  1. Do cháy LPG:

    Đánh giá tác động môi trường do khói sinh ra khi cháy đám mây hơi LPG căn cứ vào lượng khói tạo thành trong vụ cháy. So sánh giá trị nhận được với nồng độ chất gây ô nhiễm cho phép sẽ đánh giá được ảnh hưởng do khói sinh ra sau vụ cháy.

    Nếu xảy ra cháy LPG ở những đoạn ống vận chuyển LPG đi qua các khu rừng, đám cháy có thể lan vào khu vực này gây ra các vụ cháy rừng, ảnh hưởng trực tiếp tới cây rừng và sinh vật dẫn đến sự di cư của các loài sinh vật sống trong rừng, làm mất cân bằng sinh thái [82].

  2. Do rò rỉ LPG:

    Các hydrocarbon ở nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng tới sinh vật trong vùng bị ô nhiễm (làm giảm khả năng hấp thu oxy của thực vật...). Các hydrocarbon chịu tác động bởi phản ứng quang hoá. Duới các phản ứng quang hóa với sự hiện diện của ánh nắng mặt trời và NO2, các hydrocarbon tạo thành các chất oxy hóa quang hoá, tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Khi NO2 bị quang phân, một số oxy nguyên tử hợp với các gốc hydrocarbon tự do, sau đó phản ứng với các gốc NO2 tạo ra sản phẩm là peroxy acetyl nitrate (PAN), gây kích thích mắt, có độc tính cao với nhiều loại thực vật, đặc biệt là với cây con và những tác hại khác. PAN gây hại nhiều hơn trong môi trường có cường độ ánh sáng mạnh. Tiếp xúc trong 4 giờ ở nồng độ 15÷20 ppb sẽ làm cho cây thuốc lá, cà chua, rau diếp bị hư hại. Các triệu chứng hư hỏng có thể nhận thấy ở lá cây bông là những vệt lốm đốm, các vằn màu xanh, các triệu chứng xoắn lá chết hoại ở cây cà chua, hồ tiêu. Giới hạn thải tối đa cho phép butane vào không khí là 2.350 mg/m3.

Nếu trong môi trường tồn tại clor hoặc brom, duới tác dụng của ánh sáng tử ngoại; hoặc ở 250÷400oC, clor hoặc brom sẽ biến đổi alcan (hydrocarbon dạng parafin no) thành cloroalcan hoặc bromoalcan. Cơ chế phản ứng xảy ra như sau [105]:

Đối với propane:

Đối với n-butane:

Tương tự, ta có phản ứng xảy ra đối với iso-butane hoặc phản ứng của các alcan này với brom.

Nếu LPG rò rỉ từ đường ống dẫn khí dưới nước sẽ làm xáo trộn trầm tích đáy, gây đục nước, làm tăng hàm lượng hydrocarbon trong nước, cản trở sự hô hấp và phát triển của các loài sinh vật sống trong nước [83].

Gía trị thông số ảnh hưởng tới môi trường và con người của LPG [39]
Nhiên liệu ODP(R11 = 1) GWP(CO2 = 1) PRC(CH4 = 1) TLV (ppm)
Propane (C3H8) 0 0 300 1000
Butane (C4H10) 0 0 400 1000
  • ODP: Ozone Depleting Potention: Chỉ số làm suy giản tầng ozone;
  • GWP: Global Warming Potention: Chỉ số làm nóng địa cầu;
  • PRC: Photoreaction Chemique: Chỉ số tham gia phản ứng quang hóa;
  • TLV: Toxicity Limit Value: Gía trị giới hạn độc hại .

Gây thiệt hại về tài sản

Hình 4.21 giới thiệu tác động tích hợp của sự cố nổ thiết bị chứa LPG gây tác động cơ học, toả bức xạ nhiệt và toả khói gây ô nhiễm môi trường.

Thời gian làm hỏng dầm thép không có bảo vệ là 5 phút ở điều kiện tia lửa (250 kW/m2), 10 phút ở điều kiện bể lửa (150 kW/m2) và 30 phút ở điều kiện nhiệt lượng là 37,5 kW/m2. Thời gian làm hỏng đường ống và thiết bị chứa là 5,10 và 60 phút [138].

Hình ảnh tác động tích hợp của sự cố nổ thiết bị chứa LPG

Thiệt hại về tài sản còn do các tác động cơ học do vụ nổ, tác động do quá áp đối với thiết bị, công trình…Tổng hợp các thiệt hại tới con người, môi trường và tài sản do SCMT trong sử dụng LPG gây ra được tổng hợp trong bảng 4.14

Tổng hợp đánh giá thiệt hại của SCMT trong sử dụng LPG
Mức độ nghiêm trọng của các tác động Điểm
Thiệt hại rất nghiêm trọng Tài sản
  • Phá hủy toàn bộ tài sản.
  • Thiệt hại tính bằng tiền lớn hơn 10 triệu USD
5
Con người
  • Làm tổn thương nặng nhiều hơn 100 người; tử vong nhiều hơn 10 người.
  • Nồng độ oxy trong không khí dưới 6%: co giật và suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong ; từ 6÷10%: nôn ói và mất khả năng tự chủ
Hệ sinh thái
  • Hoàn toàn không thể thay đổi được và lập tức phá hủy cuộc sống.
Thiệt hại nghiêm trọng Tài sản
  • Cần từ 1 tháng trở lên để sửa chữa.
  • Thiệt hại tính bằng tiền khoảng 10 triệu USD
4
Con người
  • Làm chết từ 1 tới 10 người; tổn thương nặng nhiều hơn 10 người.
  • Nồng độ oxy trong không khí từ 12÷16% sẽ gây thở gấp ;
  • Nồng độ hơi LPG trên 1% có thể gây choáng nhẹ sau vài phút nhưng không gây kích thích lên mũi và họng;
  • Các ảnh hưởng của LPG lên da: LPG lỏng phun ra dưới áp suất có thể gây hiện tượng bỏng lạnh.
  • Vùng da bị bỏng bị phồng giộp và có thể bị hoại tử.
  • Các ảnh hưởng của LPG lên mắt: LPG lỏng bắn vào mắt có thể gây đóng băng tại mắt và gây mù;
  • Lượng bức xạ nhiệt > 37,5 kW/m2 là giới hạn gây chết người Nhiệt độ cơ thể tăng tới 40oC có thể dẫn tới mất ý thức;
  • Lượng khói chiếm 15% thể tích không khí gây khó khăn cho việc thoát hiểm của nguời ;
  • Áp suất quá áp 0,2 bar được coi là giới hạn có thể gây chết người
Hệ sinh thái
  • Mất đi nguyên tắc cơ bản về loài, sự tàn phá môi trường tự nhiên rộng
Thiệt hại nhẹ Tài sản
  • Cần một số ngày để sửa chữa.
  • Thiệt hại tính bằng tiền: 100.000 USD
3
Con người
  • Làm tổn thương nhẹ; mất thời gian làm việc nhiều hơn 12 tháng
  • Nồng độ oxy trong không khí từ 10÷14% gây mệt mỏi, rối loạn cảm xúc;
  • Nồng độ LPG cho phép làm việc lâu dài là 0,25%;
  • Lượng nhiệt bức xạ < 5 kW/m2 không gây ảnh hưởng đối với người nếu có biện pháp phòng tránh thông thường.
Hệ sinh thái
  • Tạm thời, tổn thất có hại, sự phục hồi trở lại sớm hơn giai đoạn kế tiếp
  • Giới hạn thải tối đa cho phép butane vào không khí là 2.350 mg/m3
Thiệt hại rất nhẹ Tài sản
  • Cần ít hơn 1 ngày để sửa chữa.
  • Thiệt hại tính bằng tiền <100.000 USD
2
Con người
  • Làm tổn thương nhẹ; mất thời gian làm việc ít hơn 12 tháng.
  • Nồng độ oxy trong không khí từ 10÷14% gây cảm giác mệt mỏi, rối loạn cảm xúc; thấp hơn 18% theo thể tích gây ngạt ;
  • Nồng độ dưới 1%, LPG không gây triệu chứng đặc biệt;
Hệ sinh thái
  • Nhẹ, nhanh, phục hồi tổn thất cho tới rất ít loài / các phần của hệ sinh thái
Thiệt hại không đáng kể Tài sản
  • Thiệt hại về tài sản không đáng kể
1
Con người
  • Nồng độ oxy trong không khí cao hơn 18% theo thể tích;
  • Nồng độ hơi LPG dưới 0,1%; Lượng bức xạ nhiệt lớn hơn 3,5 kW/m2
Hệ sinh thái
  • Ảnh hưởng không đáng kể tới hệ sinh thái

Xác định đặc tính rủi ro hay mô tả rủi ro là bước cuối cùng trong đánh giá SCMT trong sử dụng LPG. Đây là kết quả đánh giá tổng hợp mức độ sự cố trên cơ sở đánh giá xác suất xảy ra sự cố và thiệt hại khi sự cố xảy ra. Có nhiều phương pháp để thực hiện đánh giá này. Tuy nhiên, để thuận tiện khi áp dụng, luận án đề nghị sử dụng phương pháp ma trận rủi ro như trình bày trong bảng 4.15

Tần suất xảy raThường xuyên xảy ra (Mức 5) Khu vực không chấp nhận rủi ro
Thỉnh thoảng xảy ra (Mức 4) Khu vực giảm thiểu rủi ro
Rất ít xảy ra (Mức 3)
Ít xảy ra (Mức 2) Khu vực chấp nhận rủi ro
Ít xảy ra (Mức 1)
Thiệt hại
Không đáng kể (Mức 1) Rất nhẹ (Mức 2) Nhẹ (Mức 3) Nghiêm trọng (Mức 4) Rất nghiêm trọng (Mức 5)

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và tần suất tiếp xúc đối với các mối nguy hại sẽ được xác định được mức độ rủi ro đối với con người như trình bày ở bảng 4.16

Bảng ma trận rủi ro đối với con người
Tần suất xảy ra
Loại nguy hại
Chết người5 Chấn thương nặng4 Tổn thương nhẹ3 Tình trạng bất ổn2 Không ảnh hưởng1
Luôn luôn xảy ra (5) 25 20 15 10 5
Thường xuyên xảy ra (4) 20 16 12 8 4
Thỉnh thoảng xảy ra (3) 15 12 9 6 3
Ít khi xảy ra (2) 10 8 6 4 2
Không xảy ra (1) 5 4 3 2 1

Trong ma trận này, mức độ rủi ro đối với con người được đề xuất như sau:

  • Điểm từ 15 đến 25: Rủi ro không được chấp nhận, cần giảm thiểu rủi ro;
  • Điểm từ 5 đến 14: Rủi ro có thể chấp nhận với sự kiểm soát chặt chẽ;
  • Điểm từ 1 đến 4: Rủi ro được chấp nhận.
0