Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm SBT Văn 7 tập 1: Chỉ ra các dấu hiệu và phương thức biểu cảm...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 56 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Chỉ ra các dấu hiệu và phương thức biểu cảm trong bài văn của Mai Văn Tạo ở trang 89-90, SGK Ngữ văn 7, tập một.. Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm SBT Ngữ Văn 7 tập 1 Bài tập 1. Cho biết đâu là đề văn biểu cảm trong số ...
Bài tập
1. Cho biết đâu là đề văn biểu cảm trong số các đề sau đây :
a) Cảm xúc mùa xuân.
b) Sông ngòi Việt Nam.
c) Quang cảnh ngày khai giảng ở trường em.
d) Cô giáo – mẹ hiền của em.
2. Chỉ ra các dấu hiệu và phương thức biểu cảm trong bài văn của Mai Văn Tạo ở trang 89-90, SGK Ngữ văn 7, tập một.
3. Luyện tập tìm ý cho đề văn biểu cảm : cảm nghĩ ngày mưa.
Hãy điền tiếp những điều mà em thấy thích, gợi nhớ và không thích trong những ngày mưa theo bảng sau :
Thích (có lợi) |
Không thích (có hại) |
– Trời mưa mát mẻ – Cây cối tốt tươi – Ra nghịch nước, thả thuyền giấy |
– Đường sá bẩn thỉu, đi lại bất tiện – Mưa nhiều ngập úng |
Trên cơ sở các ý tìm được, lập dàn bài cho đề văn trên.
4. Cho các ý sau để luyện tập lập dàn bài cho đề văn : cảm xúc về dòng sông quê em. Em hãy lựa chọn và sắp xếp các ý thích hợp để thành một dàn bài tập trung, thống nhất.
a) Dòng sông là nơi em cùng bạn bè bơi lội hằng ngày.
b) Dòng sông làm cho quê em thêm xinh đẹp, dịu mát.
c) Dòng sông cung cấp nguồn lợi thuỷ sản.
d) Dòng sông bị ô nhiễm, không còn nguồn lợi thuỷ sản nữa.
e) Dòng sông cạn khô.
Gợi ý làm bài
1. Hãy tìm đề nào có dấu hiệu biểu cảm. Đề b mang tính chất thuyết minh. Đề c là một đề miêu tả. Còn lại đề a và d là đề văn biểu cảm.
2. Các dấu hiệu biểu cảm như : “lúc nào cũng thích nói đến cái đẹp, cái lớn của quê mình”. Các phương thức biểu cảm được sử dụng dày đặc, đoạn văn nào cũng có. Đó là phép lặp (trùng điệp) : “lúc.., khi.., lúc.., khi…” ; “những dòng sông.., những dòng kinh…”, “Tôi yêu.., Tôi yêu.., Tôi yêu…” ; “Tôi nhớ.., Tôi nhớ…”.
Em hãy tìm thêm các phép lặp khác trong bài.
3. Cảm nghĩ ngày mưa có thể bao gồm cảm nghĩ về những điều mình thích và những điều mình không thích. Người làm bài trước hết phải hình dung cụ thể mưa như thế nào (mưa rào mùa hạ, mưa dầm dề hay mưa phùn ngày xuân…) thì mới bày tỏ cảm xúc được cụ thể, sinh động.
4. Hãy cụ thể hoá chủ đề cảm xúc về dòng sông quê :
– Dòng sông quê đáng yêu, giàu có.
– Dòng sông quê bị ô nhiễm.
Từ cảm xúc chủ yếu mà lựa chọn các ý thích hợp cho một bài văn.
Giả định em chọn chủ đề : “Dòng sông quê đáng yêu, giàu có”, em sẽ triển khai theo các ý sau :
– Không đâu có dòng sông như quê em.
– Dòng sông đẹp : trong xanh, uốn khúc, phản chiếu đôi bờ…
– Dòng sông của tuổi thơ : tắm, lội, bơi, múc nước.
– Dòng sông tưới nước cho những bờ bãi, cánh đồng quanh năm xanh tốt.
– Em yêu dòng sông. Đi đâu cũng nhớ dòng sông.