Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả SBT Ngữ Văn 7 tập 1...
Câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 142 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Đặt câu với mỗi từ sau đây : tắt, tắc, truyền, chuyền, săm, xăm.Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Rèn luyện chính tả Bài tập 1. a) Điền chữ x hoặc chữ s vào chỗ trống : … ử lý, …ử dụng, giả …ử, xét ...
Bài tập
1. a) Điền chữ x hoặc chữ s vào chỗ trống : … ử lý, …ử dụng, giả …ử, xét …ử.
b) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ được in đậm : tiêu sử, tiêu trừ, tiêu thuyết, tuần tiêu.
c) Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :
(trung, chung) … sức… thành, thủy…, … đại
(mãnh, mảnh) : mỏng …, dũng … , … liệt… trăng
2. a) Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng ch (cá chép) hoặc bắt đầu bằng tr (cá trắm).
b) Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, phụ âm đầu và phần vần giống nhau.
Mẫu : nghỉ ngơi – suy nghĩ.
c) Tìm từ hoặc cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi có nghĩa như sau :
– Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên.
– Tàn ác, vô nhân đạo.
– Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người ta biết.
3. Đặt câu với mỗi từ sau đây : tắt, tắc, truyền, chuyền, săm, xăm.
4. Các chữ in đậm trong mỗi cặp từ ngữ sau đây, chữ nào được viết theo cách phát âm của tiếng địa phương, chữ nào được viết theo chính tả của tiếng Việt phổ thông ? Chữ được viết theo cách phát âm của tiếng địa phương đánh dấu (-), chữ viết theo chính tả của tiếng Việt phổ thông đánh dấu (+).
tính nết ( ) lãnh lương ( ) thày giáo ( ) mày( ) trù cau ( ) lựu đạn ( ) , uống riệu ( ) hoa nhài ( )
tánh nết ( ) lĩnh lương ( ) thấy giáo ( ) mầy( ) trâ u cau( ) lịu dạn ( ) uống rượu ( ) hoa lài ( )
5. Thảo luận tổ.
Tìm những lỗi chính tả của HS do ảnh hưởng của tiếng địa phương mà em đang ở hoặc tiếng địa phương trước đây em đã sử dụng nhiều. Tìm các biện pháp để tránh các lỗi chính tả đó.
Gợi ý làm bài
1,2. Có thể tra từ điển để tìm cách viết đúng chính tả.
3. Nắm chắc nghĩa của mỗi từ để viết đúng chính tả của từ ở trong câu.
4. Những chữ được viết theo chính tả của tiếng Việt phổ thông trong bài tập này đều có mặt trong từ điển. Một số chữ được viết theo cách phát âm của tiếng địa phương cũng được đưa vào từ điển và có ghi rõ là phương ngữ (với kí hiệu ph). Một số chữ thuộc loại này không được thu thập vào từ điển, như chữ trù trong từ trù cau của tiếng địa phương Nghệ Tĩnh.
Có thể dựa vào từ điển như cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên để làm bài tập này.
5. Mỗi địa phương có một số cách phát âm gây khó khăn cho việc viết đúng chính tả. Ví dụ, tiếng địa phương miền Bắc không phân biệt s và x, r và d (hoặc gi), tr và ch ; tiếng địa phương Nghệ Tĩnh không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã ; tiếng địa phương Nam Bộ không phân biệt d và v… Từ thực tế viết chính tả của bản thân em, từ thực tế của cách viết đúng chính tả trong SGK, trên sách báo, qua so sánh có thể rút ra những lỗi chính tả mà em thường gặp do ảnh hưởng của tiếng địa phương nơi em ở hoặc tiếng địa phương mà em đã dùng nhiều (đối với các em từ địa phương khác tới).
Trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến, rèn luyện chính tả, khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như cách lập sổ tay chính tả, cách sử dụng từ điển để xác định chính tả v.v…