Bài Từ đồng nghĩa SBT Văn 7 tập 1 trang 78 (SGK trang 115,116,117):Tìm cặp từ đồng nghĩa...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 78 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Tìm cặp từ đồng nghĩa : công nhân – công dân, lợi hại – ích lợi…. Soạn bài Từ đồng nghĩa SBT Ngữ Văn 7 tập 1 – Soạn bài Từ đồng nghĩa Bài tập 1 – 8 Bài tập 1,2,3,4 trang 115, 5,6,7,8 trang 116,117 9. Bài tập 9, ...
Bài tập
1 – 8 Bài tập 1,2,3,4 trang 115, 5,6,7,8 trang 116,117
9. Bài tập 9, trang 117, SGK.
10. (1) Tìm cặp từ đồng nghĩa :
a) công nhân – công dân
b) lợi hại – ích lợi
c) nhẹ dạ – cả tin
d) sung sức – sung sướng
(2) Tìm cặp từ không đồng nghĩa
a) mô tô – xe máy
b) văn tự – chữ viết
c) nhân tài – trọng tài
d) cố gắng – nỗ lực
Gợi ý làm bài
1. Đọc lại phần Ghi nhớ về từ đồng nghĩa (SGK, trang 114, 115). Lưu ý phần cần phải tìm là từ Hán Việt.
Mẫu: gan dạ – dũng cảm
2. Lưu ý: từ cần tìm phải là từ gốc Ấn – Âu
Mẫu: máy thu thanh – ra-đi-ô.
3. Làm theo mẫu. Có thể tìm từ địa phương ở nơi em đang sống, củng có thê tìm từ địa phương ở nơi khác mà em biết.
4. Từ thay thế phải là từ vừa đồng nghĩa vừa có sắc thái nghĩa phù hợp với nghĩa chung của câu.
Mẫu : a) đưa : trao
5. – ăn, xơi, chén. Liên hệ với các tình huống giao tiếp trong ăn uống như không khí bữa ăn, quan hệ giữa người dự bữa ăn với nhau để tìm hiểu sự khác nhau về sắc thái nghĩa của các từ này (sắc thái bình thường, sắc thái suồng sã hay sắc thái trang trọng).
– cho, tặng, biếu. Đứng về các mặt sau đây để phân biệt nghĩa của ba từ đồng nghĩa này :
+ Ngôi thứ của người trao và người nhận (tuổi tác, địa vị xã hội, quan hệ thân tộc…).
+ Tính chất của vật được trao (tiền của hay là vật mang ý nghĩa tinh thần).
+ Sắc thái tình cảm của người trao (kính trọng, thân ái…).
Mẫu : biếu : người trao có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận ; vật được trao là quà cáp, tiền của.
– yếu đuối, yếu ớt.
Yếu đuối là thiếu hẳn sức mạnh về thể chât hoặc tinh thần.
Yếu ớt có thể nói về trạng thái tinh thần (tình cảm yếu ớt) được không ?
– xinh, đẹp.
Từ nào có nghĩa chung hơn, biểu thị mức độ tình chất cao hơn ?
Xinh có dùng để nói về người lớn tuổi, vật có hình dáng to được không ?
– nốc, nhấp, tu. Mỗi từ đã cho ứng với một trong ba nghĩa sau đây :
+ Uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để chỉ cho biết vị.
+ Uống nhiều liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm.
+ Uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
6. Những cặp từ đã cho tuy là đồng nghĩa nhưng có chỗ khác nhau về sắc thái biểu cảm, về mức độ, phạm vi v.v… Phải phân biệt sự khác nhau của các từ trong mỗi cặp để điền từ phù hợp với nghĩa chung của câu.
a) thành tích, thành quả
Chú ý khả năng kết hợp giữa các động từ hưởng và lập với hai từ thành tích và thành quả.
b) ngoan cường, ngoan cố
Chú ý sự khác nhau về sắc thái biểu cảm (nghĩa tốt, nghĩa xấu) của hai từ này.
c) nhiệm vụ, nghĩa vụ
Chú ý sự khác nhau về mức độ lớn nhỏ, về tính chất pháp lí và đạo đức giữa nhiệm vụ và nghĩa vụ.
d) giữ gìn, bảo vệ
Chú ý sự khác nhau về sắc thái giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt.
7. Có trường hợp có thể dùng cả hai từ trong một cặp từ đồng nghĩa thay thế cho nhau, nhưng cũng có trường hợp chỉ có thể dùng một trong hai từ đó. Ví dụ : về trách nhiệm của con cái đối với bố mẹ già thì dùng từ phụng dưỡng hay nuôi dưỡng đều được. Còn về trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái thì chỉ dùng từ nuôi dưỡng chứ không dùng từ phụng dưỡng.
8. Lưu ý : bình thường và tầm thường, kết quả và hậu quả là những cặp từ đồng nghĩa có sắc thái nghĩa khác nhau (tốt, xấu, trung hoà). Cần tìm hiểu sự khác nhau đó để đặt câu đúng. Có thể tra từ điển để hiểu nghĩa của các từ này.
9. Hưởng lạc : hàm nghĩa xấu ; bao che : hàm nghĩa xấu ; giảng dạy là hoạt động lên lớp của thầy giáo, cô giáo ; trình bày : là nói một điều gì đó cho người khác hiểu.
Trong các câu đã cho, người viết đã dùng sai các từ này. Em hãy dùng các từ thích hợp để thay thế chúng.
10. Đáp án chỉ cần ghi kí hiệu chữ cái của cặp từ vào chỗ thích hợp :
(1) Cặp từ đồng nghĩa là………..
(2) Cặp từ không đồng nghĩa là…………