Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Phú Thọ năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Phú Thọ năm 2016 - 2017 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp ...
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Phú Thọ năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn
được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bạc Liêu năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán Sở GD&ĐT Đăk Nông năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Trà Vinh năm 2016 - 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2016 – 2017
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1 (2.0 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đát đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ năm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2014)
a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Kể tên ba cô gái được nhắc tới trong hai câu văn đầu.
c) Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên.
d) Viết một câu văn trình bày hình dung của em về cảnh chiến trường được tái hiện trong đoạn văn.
Câu 2 (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) theo cách lập luận tổng - phân - hợp. Nội dung phân tích ý nghĩa hình tượng "chiếc lược ngà" trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong đoạn văn có một câu sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú đó).
Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà khôn,g mặc gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng chán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay năm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu sung trăng treo."
(Trích Đồng Chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2014)