Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Quảng Ngãi năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Quảng Ngãi năm 2016 - 2017 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm ...
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Quảng Ngãi năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn
được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) Sở GD&ĐT Bình Phước năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Quảng Ninh năm 2016 - 2017
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm 2016 - 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016- 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút |
Phần I/ Đọc- hiểu văn bản (3.0 điểm)
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta!
Nguyễn Khuyến
(Theo Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục, 2006, trang 104)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 3. Trong câu thơ "Đã bấy lâu nay, bác tới nhà", từ bác thuộc từ loại nào? Cách tác giả gọi bạn là bác thể hiện tình cảm gì?
Câu 4. Nêu nội dung chính của bài thơ?
Phần II/ Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Tục ngữ Nga có câu: "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học".
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, trang 14)
Viết đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em của em về vấn đề gợi ra từ câu tục ngữ trên.
Câu 2: (5.0 điểm)
Thể hiện sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc là một thành công của nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng.
Dựa vào đoạn trích được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.