31/05/2017, 13:07

Đề thi tốt nghiệp môn văn tham khảo 2015

Khi nói đến truyền thống bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc, tác giả không nhắc đến những vị anh hùng dân tộc mà chỉ nhẩn mạnh đến lớp lớp những người vô danh. Họ là những người đã giữ gìn và lưu truyền cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hoá, tinh thần, vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ...

Khi nói đến truyền thống bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc, tác giả không nhắc đến những vị anh hùng dân tộc mà chỉ nhẩn mạnh đến lớp lớp những người vô danh. Họ là những người đã giữ gìn và lưu truyền cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hoá, tinh thần, vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói dân tộc, tên làng, tên xã... Họ cũng là người “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm. Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.

Câu 1 (2,0 điểm): Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương (Chiếc thuyền ngoài xa)?

Câu 2 (3,0 điểm): Khi bàn về phương pháp học tập, trau dồi văn hoá, có người cho rằng:“Văn hoá, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả".

Anh/chị hãy bàn luận về ý kiến trên bằng bài viết khoảng 600 từ.

Câu 3 (5,0 điểm): Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong đoạn trích Đất nước?

Gợi ý câu 1:

Phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương là rất độc đáo, tinh tế. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện cho ta thấy, đấy cũng chỉ là một phát hiện “cũ”: “Trước mặt tôi làmột bức tranh mực tàu... tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn

-     Đôi mắt tinh tường, “nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần.

-     Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc - Đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyện diệu. Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận vẻ đẹp toàn bích, hài hoà, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc.

Gợi ý câu 2:

1.   Mở bài

-     Đây là ý kiến của Edouard, một cố Nghị trưởng Pháp.

-     Thoạt nghe, câu nói có vẻ nghịch lí: văn hoá là cái còn lại, là cái vẫn thiếu, không tuỳ thuộc những gì nhớ được, những gì học được. Tại sao vậy?

2.   Thân bài

a)   Trau dồi văn hoá và quan niệm đúng đắn về cách học

-     Văn là vẻ đẹp, hoá là biến đổi (cho tốt hơn). Văn hoá là tất cả những thành tựu về vật chất và tinh thần của con người.

-     Văn hoá vừa mang tính cộng đồng dân tộc, nhân loại, vừa bao hàm ý nghĩa đối với cá nhân. Ở mỗi con người, đó là sự tiếp thu, rèn luyện và phát triển trí thức, đạo đức. Muốn thế, con người phải học tập. Nói con người có văn hoá là con người có tri thức và nhân cách.

b)  Văn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả

-     Văn hoá có mục đích đào tạo con người theo mẫu mực tốt đẹp. Ta không chỉ tiếp thu những điều đã học, mà phải chủ động suy nghĩ, tích cực vận động, biến nó thành tri thức của mình.

-     Cho nên ta có thểquên những điều đã học, nhưng vẫn còn lại trong trí óc một cách nhận thức, một phương pháp suy luận để vận dụng vào cuộc sống,phát triển và sáng tạo.

-     Có thể hiểu câu nói như sau: Sự trau dồi văn hoá, việc học chân chính không tùy thuộc cái người ta “có” mà thuộc cái người ta “thành”. “Có ”, ta sẽ quên, nhưng “thành” sẽ còn mãi trong ta.

3.   Kết bài

-     Câu nói trên bác bỏ quan niệm trau dồi văn hoá một cách thụ động, nhồi nhét và khẳng định quan niệm chủ động học tập, rèn luyện văn hoá.

-     Việc học trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn nhiều lí thuyết, ít thực hành, nặng thuyết giảng, nhẹ vận dụng. Cho nên, ta cần học tập, rèn luyện tri thức một cách chủ động, tích cực hơn.

Gợi ý câu 3:

a)   Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

-     Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, những con người có ỷ thức về vai trò và trách nhiệm của mình đối với cuộc chiến đấu của dân tộc.

-     Đoạn thơ Đất nước thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn diện về cái Tôi tự ý thức của thế hệ những người cầm bút trẻ tuổi giàu tri thức, niềm tin và niềm tự hào dân tộc. Theo đó, đất nước là nơi hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân - Nhân dân là người làm đất nước

b)  Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân"’ là tư tưởng bao trùm lên toàn bộ đoạn trích nhưng nó thể hiện rõ nhất trong đoạn thứ hai trên hai hướng vừa khơi sâu vừa phát hiện nhiều ý nghĩa mới về đất nước

-     Cảm nhận về tư tưởng đất nước của nhân dân thông qua những phát hiện thú vị và độc đáo của tác giả trên các phương diện: trong chiều dài thời gian - lịch sử, trong chiều rộng của không gian - lãnh thổ - địa lí; trong bề dày của văn hoá, phong tục, lối sống, tâm hồn và tính cách dân tộc...

-     Tất cả những vẻ đẹp của đất nước hôm nay đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh.

Khi nói đến truyền thống bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc, tác giả không nhắc đến những vị anh hùng dân tộc mà chỉ nhẩn mạnh đến lớp lớp những người vô danh. Họ là những người đã giữ gìn và lưu truyền cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hoá, tinh thần, vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói dân tộc, tên làng, tên xã... Họ cũng là người “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm. Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.

-     Mạch cảm xúc của đoạn thơ đi đến tư tưởng cốt lối, điểm hội tụ và cũng là đỉnh cao của cảm xúc trữ tình ở cuối đoạn. Tác giả trở về với ngọn nguồn phong phú và đẹp đẽ của văn hoá và văn học dân gian, trong ca dao cổ tích

"Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại ".

Từ đó, người đọc càng hiểu thêm nhũng phẩm chất đáng yêu đáng quý trọng tính cách của những người Việt Nam bình dị: say đắm trong tình yêu; quý trọng tình nghĩa: và cũng rất quyết liệt trong căm thù và chiến đấu.

c)   Nghệ thuật biểu hiện: giọng điệu trữ tình sâu lắng, lựa chọn những chi tiết đời thường vào trong văn học, thi liệu lẩy từ văn học dân gian được vận dụng một cách sáng tạo, lập luận chặt chẽ, giàu cảm xúc và chất triết lí sâu săc.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0