Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên Đề thi thử đại học môn Lịch sử năm 2017 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử Kì thi THPT đang đến gần, ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử
Kì thi THPT đang đến gần, đây là thời điểm quan trọng để các bạn học sinh ôn thi, nhằm giúp các bạn học sinh không mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm đề thi hay để tham khảo VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu tới bạn: .
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Quảng Nam
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)
Mời làm: - Đề 1 Online
Mời làm: - Đề 2 Online
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1. Tác dụng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là gì?
A. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
B. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
C. Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
D. Quá trình chuẩn bị để thực hiện chủ trương "Vô sản hoá" để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Câu 2. Từ năm 1925-1930 tổ chức chính trị nào ở Việt Nam được coi là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 3. Việt Nam Quốc dân đảng là một Đảng chính trị theo xu hướng nào?
A. Dân chủ vô sản B. Dân chủ tư sản
C. Dân chủ tiểu tư sản D. Dân chủ vô sản và tư sản
Câu 4. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm:
A. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
B. phát động nhân dân đòi thực dân Pháp cải cách hành chính.
C. kêu gọi thanh niên Việt Nam tham gia vào các tổ chức chính trị.
D. đào tạo những cán bộ xuất sắc cho đi học ở nước ngoài.
Câu 5. Sau năm 1919 Pháp đầu tư trong ngành giao thông vận tải nhằm mục đích gì?
A. Phục vụ cho mục đích quân sự.
B. Phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa và mục đích quân sự
C. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
D. Phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần 2.
Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam phương thức kinh tế gì?
A. Quan hệ sản xuất nửa phong kiến, nửa tư sản.
B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến.
D. Quan hệ sản xuất của các nước thuộc địa.
Câu 7. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Việt Nam như thế nào?
A. Giai cấp địa chủ, nông dân, công nhân, tầng lớp tư sản dân tộc, tiểu tư sản.
B. Giai cấp địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
C. Giai cấp địa chủ, nông dân, công nhân, tầng lớp tư sản mại bản, tư sản dân tộc.
D. Giai cấp địa chủ, nông dân, công nhân, tư sản.
Câu 8. Công hội bí mật đầu tiên tại Sài gòn - Chợ Lớn do ai thành lập?
A. Ngô Gia Tự. B. Tôn Đức Thắng.
C. Phan Văn Trường D. Trần văn Giàu.
Câu 9. Cuộc đấu tranh quan trọng nhất trong những năm 20 của thế kỉ XX của giai cấp công nhân Việt Nam là:
A. Cuộc bãi công của công nhân hãng Avia (Hà Nội).
B. Cuộc bãi công của công nhân hãng Phú Riềng.
C. Công nhân viên chức các sở công thương của tư nhân ở Bắc Kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
D. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son năm 1925.
Câu 10. Trong nửa đầu những năm 20 của thế kỉ XX Nguyễn Ái Quốc đã viết một tác phẩm nổi tiếng là:
A. Nhật ký trong tù. B. Người cùng khổ.
C. Đường Kách mệnh. D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 11. Đa số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ năm 1925 - 1927 là:
A. tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên nghèo thành thị.
B. trung, tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc.
C. học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam yêu nước.
D. học sinh, sinh viên, viên chức, trí thức Việt Nam.
Câu 12. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới 1914 - 1918 đã ảnh hưởng đến Việt Nam
A. sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga.
B. phong trào giải phóng dân tộc kết hợp với phong trào công nhân ở các nước tư bản hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam.
C. sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.
D. sự cổ vũ của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, phong trào công nhân quốc tế, sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng Sản Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá tư tưởng Mác - Lê Nin vào Việt Nam.
Câu 13. Mục tiêu của phong trào đấu tranh yêu nước dân chủ công khai 1919 - 1926 là
A. đòi quyền tự do dân chủ.
B. bênh vực quyền lợi cho giai cấp tư sản.
C. ra những tờ báo tiến bộ như Chuông Rè, An Nam trẻ, người nhà quê.
D. chống sưu cao, thuế nặng.
Câu 14. Để giải quyết nạn đói Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi ?
A. Nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất.
B. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
C. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
D. Không dùng gạo, ngô để nấu rượu.
Câu 15. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là?
A. Ngày 6/1/1946 B. Ngày 2/3/1946.
C. Ngày 2/9/1945. D. Ngày 8/9/1945.
Câu 16. Vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng đó là nội dung trong tờ báo nào?
A. Các bài báo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đăng ở tờ Đời sống công nhân.
B. Các bài báo của Nguyễn Ái Quốc đăng ở tờ Người cùng khổ.
C. Các bài báo đăng ở Tạp chí thư tín quốc tế.
D. Các bài báo đăng ở báo Sự thật.
Câu 17. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa tại đâu?
A. Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ IV
B.Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V (1924)
C. Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp.
D. Hội nghị Quốc tế Nông dân 1923.
Câu 18. Ở Liên Xô từ năm 1923 đến 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho báo nào?
A. Báo nhân dân, báo sự thật.
B. Đời sống công nhân.
C. Tạp chí thư tín Quốc tế, báo Sự thật.
D. Đời sống công nhân, tạp chí thư tín quốc tế.
Câu 19. Hạn chế của sự ra đời 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 là:
A. phong trào cách mạng Việt Nam chậm phát triển.
B. ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
C. gây mất đoàn kết, chia rẽ phong trào cách mạng Việt Nam.
D. đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Câu 20. Những bài giảng ở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) được Nguyễn Ái Quốc in thành tác phẩm:
A. yêu sách của nhân dân An Nam.
B. Đường Kách mệnh.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 21. Chủ trương "Vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thực hiện vào năm nào?
A. Đầu năm 1928 B. Giữa năm 1928
C. Giữa năm 1927 D. Cuối năm 1928
Câu 22. Hãy kể tên hai chính đảng ở Việt Nam là tay sai của quân Trung Hoa dân quốc?
A. Đại Việt, Việt Quốc.
B. Việt Quốc, Việt Cách
C. Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, Phục Việt.
D. Thanh Niên Cao Vọng, Tân Việt.
Câu 23. Ai là Chủ tịch nước trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến?
A. Nguyễn Hải Thần. B. Huỳnh Thúc Kháng.
C. Hồ Chí Minh. D. Tôn Đức Thắng.
Câu 24. Dựa vào kiến thức thực tiễn, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là không đúng khi so sánh sự phát triển của Nhật Bản giai đoạn 1945 – 2000 với giai đoạn 2000 đến nay?
A. Nhật Bản là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
B. Khoa học – kĩ thuật Nhật Bản tiếp tục phát triển ở trình độ cao.
C. Nhật Bản không còn là liên minh chặt chẽ của Mĩ.
D. Nhật Bản vẫn coi trọng giáo dục đào tạo.
Câu 25. Từ sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, em rút ra kinh nghiệm gì đúng nhất cho các nước trong việc phát triển hiện nay?
A. Tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lí của Nhà nước.
B. Đẩy mạnh đầu tư cho quân sự, liên minh với các nước lớn.
C. Tăng cường sự liên minh hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
D. Coi trọng việc giáo dục, đào tạo con người, đó là nhân tố hàng đầu.
Câu 26. Dựa vào kiến thức thực tiễn, theo em đâu không phải là khó khăn của Nhật Bản trong việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay?
A. Ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới.
B. Thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai động đất, sóng thần.
C. Chịu sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực và trên thế giới.
D. Không nhận được sự viện trợ, liên minh của các nước khác, đặc biệt là Mĩ.
Câu 27. Vì sao ta quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?
A. Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Điện Biên Phủ.
B. Có ý nghĩa chính trị và quân sự quan trọng.
C. Có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á.
D. Pháp và Mĩ coi đây là" một pháo đài bất khả xâm phạm".
Câu 28. Quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. In-đô-nê-xi-a B. Lào C. Cam-pu-chia. D. Việt Nam.
Câu 29. "Người Việt Nam ta giữ vững trong tim lời thề. Mười chín tháng Tám chớ quên là ngày khởi nghĩa. Hạnh phúc sáng tô non sông Việt Nam". Những câu hát sau của nhạc sĩ Xuân Oanh nói về sự kiện gì?
A. Giải phóng thủ đô.
B. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thành công.
D. Nhân dân Hà Nội đánh tan cuôc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ.
Câu 30. Để tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tính từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương.
A. tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc
B. kiên quyết cầm súng chống Pháp xâm lược
C. chủ động đàm phán với Pháp
D. mượn tay Pháp đuổi quân Trung Hoa Dân quốc
Câu 31. Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Là sự kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 32. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào?
A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện.
B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường.
C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.
D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch.
Câu 33. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang
A. phòng ngự. B. đánh phân tán. C. đánh tiêu hao. D. đánh lâu dài.
Câu 34. Trong "Chiến tranh cục bộ" lực lượng quân lúc cao nhất là
A. gần 1,5 triệu quân. B. 98 vạn quân.
C. 72 vạn quân. D. 1 triệu quân
Câu 35. Chiến lược chiến tranh được Mĩ tiến hành trong giai đoạn 1965 - 1968 là
A. chiến lược "Chiến tranh đơn phương"
B. chiến lựơc "Chiến tranh đặc biệt".
C. chiến lược "Chiến tranh cục bộ".
D. chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".
Câu 36. Cuộc hành quân mang tên "Ánh sáng sao" nhằm thí điểm cho "Chiến tranh cục bộ' của Mĩ diễn ra ở
A. Núi Thành. B. Chu Lai. C. Vạn Tường. D. Ba Gia.
Câu 37. Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh được kí kết bới hai nguyên thủ nào? Tại đâu?
A. M. Goocbachop và Nichxon. Niu Oóc (Mĩ).
B. M. Goocbachop và và G. Bush (cha). Manta (Địa Trung Hải).
C. M. Goocbachop và R. Rigan. Niu Oóc (Mĩ).
D. M. Goocbachop và B. Clinton. Manta (Địa Trung Hải)
Câu 38. Sự kiện 11/9/2011 đã đặt nước Mĩ trong tình trạng phải đối đầu với nguy cơ gì?
A. Sự bất cập trong hoạt động quốc phòng và an ninh.
B. Sự suy giảm về kinh tế.
C. Chủ nghĩa khủng bố.
D. Sự khủng hoảng nội các.
Câu 39. Sau năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn, phát triển theo:
A. xu hướng "đa cực". B. xu thế "một cực".
C. trật tự Vecxai - Oasinhton. D. trật tự hai cực.
Câu 40. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế của thế giới sau khi "chiến tranh lạnh" chấm dứt?
A. Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng "đa cực" với sự vươn lên mạnh mẽ của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga.
B. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
C. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng "đơn cực" do Mĩ đứng đầu.
D. Hòa bình thế giới được củng cố nhưng nhiều khu vực không ổn định, thường xuyên xảy ra nội chiến, xung đột quân sự.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:........................,Số báo danh:............
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
B |
A |
B |
B |
B |
B |
D |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
D |
A |
A |
A |
B |
B |
C |
C |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
B |
C |
C |
D |
D |
B |
A |
C |
A |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
C |
C |
D |
A |
C |
C |
B |
C |
A |
C |