Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2) Đề thi thử đại học môn Lý có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là bộ đề ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là bộ đề thi thử đại học môn Vật lý năm 2016 gồm 8 mã đề có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn thí sinh ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi quốc gia sắp diễn ra.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 1
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 2
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 3
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 4
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 5
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ********* |
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Vật lý Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian giao đề |
Mã đề thi 132
Các hằng số sử dụng trong đề thi: Tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 (m/s); hằng số Plăng h = 6,625.10-34(Js).
Câu 1: Một sóng ngang có tần số 10(Hz), lan truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ 2(m/s). Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên sợi dây dao động cùng pha nhau bằng
A. 0,2 (m). B. 0,1 (m). C. 0,3 (m). D. 0,4 (m).
Câu 2: Đồ thị của một vật dao động điều hoà có dạng như hình vẽ.
Tần số góc của dao động này là
A. π (rad/s). B. 2π (rad/s). C. π/2 (rad/s). D. π/4 (rad/s).
Câu 3: Cho 4 tia sáng có bước sóng (trong không khí) như sau: λ1 = 0,40 (μm), λ2 = 0,50 (μm), λ3 = 0,45 (μm), λ4 = 0,60 (μm) đi qua cùng một lăng kính. Tia nào lệch nhiều nhất so với phương truyền ban đầu?
A. λ4. B. λ1. C. λ2. D. λ3.
Câu 4: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo gắn một vật có khối lượng m. Khi cân bằng lò xo giãn 3(cm). Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ 3 2 (cm). Tỉ số thời gian lò xo bị nén và bị giãn trong một chu kỳ là
A. 3:1. B. 1:3. C. 2:1. D. 1:2.
Câu 5: Máy phát điện xoay chiều loại cảm ứng hoạt động dựa trên:
A. hiện tượng cảm ứng điện từ. B. tác dụng của từ trường lên dòng điện.
C. tác dụng của dòng điện lên nam châm. D. hiện tượng quang điện.
Câu 6: Một nhóm học sinh lớp 12 làm thí nghiệm giao thoa Y-âng để đo bước sóng ánh sáng và thu được bảng số liệu sau
a (mm) | D (m) | L (mm) | |
Lần 1 | 0,10 | 0,5 | 15 |
Lần 2 | 0,10 | 0,6 | 17 |
Lần 3 | 0,10 | 0,7 | 20 |
Trong đó a là khoảng cách giữa hai khe hẹp, D là khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn ảnh và L là khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp. Giá trị trung bình của bước sóng ánh sáng mà nhóm học sinh này tính được xấp xỉ bằng
A. 0,72(µm). B. 0,58(µm). C. 0,70(µm). D. 0,60(µm).
Câu 7: Hệ thức liên hệ giữa lực kéo về F và li độ x của một vật khối lượng m, dao động điều hòa với tần số góc ω là
A. F = mωx. B. F = –mωx. C. F = mω2x. D. F = –mω2x.
Câu 8: Đặt một điện áp xoay chiều u = 200√2 cos(100πt) (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm một điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C = 1/30π (mF). Biết điện áp ở hai đầu điện trở là 100(V). Giá trị của điện trở R là
A. 200√3 (Ω). B. 100√3 (Ω). C. 100√2 (Ω). D. 100(Ω).
Câu 9: Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì
A. điện áp giữa hai đầu điện trở luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm.
B. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn ngược pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm.
C. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở.
D. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm.
Câu 10: Phát biểu nào sau không đúng?
A. Tai người không nghe thấy sóng siêu âm nhưng nghe được sóng hạ âm.
B. Sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đều là sóng cơ.
C. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
D. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
Câu 11: Mạch dao động gồm một tụ điện C và cuộn cảm L đang hoạt động, gọi q là điện tích tức thời trên một bản tụ điện và i là cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch. Tại thời điểm t nào đó ta có i = 0 và q = 10-8 (C). Tại thời điểm t' = t + ∆t thì i = 2(mA) và q = 0. Giá trị nhỏ nhất của ∆t là
A. π/2.10-5 (s). B. π.10-5 (s). C. π/4.10-5 (s). D. 3π/4.10-5 (s).
Câu 12: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có đặc điểm chung là
A. có thể kích thích phát quang một số chất. B. các bức xạ không nhìn thấy.
C. không có tác dụng nhiệt. D. bị lệch trong điện trường.
Câu 13: Khi một mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động, cường độ dòng điện trong mạch sẽ
A. biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian. B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. không thay đổi theo thời gian. D. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
Câu 14: Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Tỉ số giữa tốc độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất của vật trong khoảng thời gian T/4 là
A. 3. B. 2 + 1. C. 2 - 1. D. 6 - 1.
Câu 15: Gọi nđ, nv và nl lần lượt là chiết suất của nước đối với ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng và lam. Hệ thức nào sau đây sai?
A. nl > nđ. B. nđ < nv. C. nl > nv > nđ. D. nv > nl.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)
Đáp án mã đề 132
1. A |
11. D |
21.A |
31. C |
41. A |
2. C |
12. B |
22.D |
32. A |
42. D |
3. B |
13. B |
23. D |
33. A |
43. B |
4. B |
14. B |
24. C |
34. D |
44. B |
5. A |
15. D |
25. C |
35. A |
45. D |
6. A |
16. C |
26. C |
36. A |
46. A |
7. D |
17. B |
27. C |
37. C |
47. A |
8. B |
18. D |
28. B |
38. A |
48. D |
9. B |
19. C |
29. C |
39. C |
49. B |
10. A |
20. D |
30. D |
40. C |
50. A |