Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội Đề thi thử đại học môn Lý có đáp án Đề thi thử Quốc gia Vật lý - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý Đề thi thử THPT ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội
Đề thi thử Quốc gia Vật lý - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội là đề thi thử đại học môn Lý có đáp án dành cho các bạn học tập tham khảo, luyện đề thi thử THPT Quốc gia Vật lý, ôn tập tốt môn Vật lý 12. Đề thi được biên soạn bởi các thầy cô trường chuyên Sư phạm luôn được đảm bảo về chất lượng cũng như độ sát với đề thi thực tế. Cùng gắng học, làm đề thi chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng sắp tới nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý năm 2015 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 5 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội (lần 1)
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN |
ĐỀ THI THỬ (LẦN 3) |
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:...........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l = 0,249m, quả cầu nhỏ có khối lượng m = 100g. Cho nó dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s² với biên độ góc αo = 0,07 rad trong môi trường dưới tác dụng của lực cản (có độ lớn không đổi) thì nó sẽ dao động tắt dần với cùng chu kì như khi không có lực cản. Biết con lắc đơn chỉ dao động được 100(s) thì ngừng hẳn. Độ lớn của lực cân bằng.
A. 1,7.10-3 N B. 2,7.10-4 N. C. 1,7.10-4 N. D. 1,2.10-4 N.
Câu 2: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động
A. Cùng tần số, cùng phương.
B. Cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. Có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
D. Có cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 3: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm tụ điện C = 30 nF và cuôn cảm L = 25 mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8 V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
A. 5,2 mA B. 4,28 mA C. 3,72 mA D. 6,34mA
Câu 4: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha được đặt tại A, B cách nhau 18 cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3,5 cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử dao động với biên độ cực đại là
A. 9 B.12 C.10 D.11
Câu 5: Một đoạn mạch nối tiếp gồm biến trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn dây có điện trở r = 5 Ω và độ tự cảm L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định. Khi biến trở có giá trị R1 = 10 Ω và R2 = 35Ω thì công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch bằng nhau và bằng 220 W. Khi biến trở có giá trị Ro thì công suất tiêu thụ điện của biến trở R đạt cực đại. Giá trị cực đại của công suất đó bằng
A. 201,7 W B. 216,5 W C. 226,3 W D. 192,6W
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với cuộn cảm thuần?
A. Cuộn cảm thuần không có tác dụng cản trở đối với dòng điện một chiều có cường độ thay đổi theo thời gian.
B.Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện.
C. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịch với chu kỳ của dòng điện xoay chiều.
D. Cảm kháng của cuộn cảm không phụ thuộc tần số của dòng điện xoay chiều.
Câu 7: Con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m, khối lượng vật nặng m = 1kg. Vật nặng đang ở vị trí cân bằng, ta tác dụng lên con lắc một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với phương trình F = Focos10πt. Sau một thời gian ta thấy vật dao động ổn định với biên độ A = 6cm. Tốc độ cực đại của vật có giá trị bằng:
A. 60 cm/s B. 6π cm/s C. 0,6 cm/s D. 60π cm/s.
Câu 8. Đặt điện áp xoay chiều u = Uocosωt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L, C đều bằng nhau. Khi thay điện trở R bằng điện trở R = 2R thì
A. Hệ số công suất của đoạn mạch tăng
B. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch tăng.
C. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.
D. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch giảm.