14/01/2018, 13:43

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội Đề thi thử đại học môn Vật lý có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý có đáp án kèm theo, giúp các bạn ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

 có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh tự luyện tập, củng cố kiến thức môn Lý, luyện thi đại học khối A môn Lý, chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi quan trọng sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Vật Lý trường THPT Nguyễn Huệ, Lâm Đồng

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

Mã đề thi 130
KÌ THI THỬ QUỐC GIA LẦN THỨ 4 NĂM 2014 - 2015
MÔN VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

Cho biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; Tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s, 1u = 931,5 (MeV/c2), số Avôgađrô NA = 6,022.1023 hạt/mol.

Câu 1: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp để hở là 100V. Ở cuộn sơ cấp, khi ta giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp để hở là U, nếu tăng n vòng dây ở cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp để hở là U/2. Giá trị của U là:

A. 100V;                    B. 200V;                      C. 150V;                     D. 173V;

Câu 2: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox chiều dài quỹ đạo là 10cm, chu kì 2s. Tại thời điểm t = 2,5s vật đi qua vị trí biên dương. Phương trình dao động của vật là:

A. x = 5cos(2πt + π)cm                       B. x = 1cos(πt + π/2)cm

C. x = 5cos(2πt - π/)cm                       D. x = 5cos(πt - π/2)cm

Câu 3: Hai nguồn âm đồng bộ giống hệt nhau đặt tại A và B trong không khí cách nhau 5m, âm có tần số 680Hz, tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Điểm M, N cách nguồn âm các khoảng AM=3m, MB=2m; AN = 5,75m, NB = 6,5m; Phát biểu nào sau đây là đúng.

A. M không nghe thấy âm, N nghe thấy âm.          B. cả M, N đều không nghe thấy âm.

C. M nghe thấy âm, N không nghe thấy âm.          D. cả M, N đều nghe thấy âm.

Câu 4: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 μm đến 0,76 μm. Khoảng cách từ hai khe đến màn 1,25 m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,76 mm. Vùng chồng lên nhau giữa quang phổ bậc 4 và quang phổ bậc 5 ở một bên vân trung tâm là

A. 1,875 mm.             B. 1,25 mm.                 C. 3,75 mm.                    D. 2,5 mm.

Câu 5: Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào dưới đây là không đúng:

A. Bản chất của hiện tượng sóng dừng là hiện tượng giao thoa sóng.

B. Dao động của các phần tử vật chất môi trường truyền sóng là dao động duy trì.

C. Sóng gặp vật cản tự do thì tại điểm phản xạ sóng, sóng phản xạ cùng pha với sóng tới.

D. Năng lượng sóng tại một điểm tỉ lệ với bình phương biên độ sóng tại điểm đó.

Câu 6: Một photon có bước sóng λ trong chân không. Tính khối lượng của photon trong môi trường chiết suất n:

A. m = h/cλ.             B. m = cλ/h                  C. m = h.n/c.λ                  D. m = 0;

Câu 7: Cho hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước, cùng pha có biên độ 4 cm tại hai điểm A và B cách nhau 31 cm. Cho bước sóng là 12 cm. O là trung điểm AB. Trên đoạn OB có hai điểm M và N cách O lần lượt 1 cm và 4 cm. Khi N có li độ 2√3 cm thì M có li độ

A. 2 cm                    B. –2 cm                    C. 4√3 cm                        D. –6 cm

Câu 8: Một chất điểm dao động điều hòa có khối lượng 500g, dao động theo phương trình x = 4cos 2π/3 t (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, chất điểm đi qua vị trí có lực tác dụng lên vật hướng cùng chiều dương và có độ lớn 0,04N lần thứ 2015 tại thời điểm

A. 6031 s.                 B. 3016 s.                  C. 3015 s.                     D. 3022 s.

Câu 9: Cho mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Tần số dòng điện đặt và mạch thay đổi được. Khi tần số của dòng điện trong mạch là f1 và 4.f1 thì công suất trong mạch bằng nhau và bằng 80% công suất cực đại mà mạ
ch có thể đạt được. Khi tần số dòng điện trong mạch là 3f1 thì hệ số công suất của mạch điện là:

A. 0,80;                     B. 0,53;                     C. 0,96;                        D. 0,47;

Câu 10: Sóng điện từ

A. là những dao động điện từ lan truyền trong không gian.

B. là sóng dọc hoặc sóng ngang lan truyền trong một môi trường vật chất.

C. lan truyền nhờ có lực liên kết giữa các phần tử môi trường.

D. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

Câu 11: Tia tử ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên

A. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều.

B.  chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện).

C. chúng có khả năng ion hóa khác nhau.

D. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều.

Câu 12: Khi lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng là λ1 và λ2 vào một TBQĐ thì hiệu điện thế để triệt tiêu dòng quang điện tương ứng là U1, U2. Biết U1 = 2.U2. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. λ1 = 2λ2;                 B. λ1 > λ2;                  C. λ1 < λ2;                 D. λ1 = √2λ2;

Câu 13: Vật nhỏ của một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi lực lò xo tác dụng lên con lắc có độ lớn bằng một nửa độ lớn lực lò xo tác dụng lên nó ở vị trí biên thì tỉ số giữa thế năng và động năng của vật là

A. 1/2                         B. 2.                           C. 3.                          D. 1/3

Câu 14: 6027Co là chất phóng xạ β có chu kỳ bán rã là T = 5,33năm. Cho 1 năm có 365 ngày, lúc đầu có 5,33g Côban, độ phóng xạ của mẫu chất trên sau hai chu kỳ bán rã bằng

A. 5,51.1013 Bq          B. 2,76.1013 Bq            C. 2,21.1014 Bq          D. 6,381.108 Bq

Câu 15: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai:

A. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.

B. Dao động theo quy luật hàm sin của thời gian.

C. Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng.

D. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực.

Câu 16: Sự phụ thuộc của dung kháng ZC hoặc cảm kháng ZL vào tần số f của dòng điện xoay chiều được diễn tả bằng đồ thị nào dưới đây?

A. Hình 1;                 B. Hình 2;                   C. Hình 3;                   D. Hình 4;

Câu 17: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều 1 pha vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Khi rô to của máy phát quay với tốc độ 40 vòng/phút hoặc 30 vòng/phút thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở R có cùng một giá trị. Khi rô to của máy phát quay với tốc độ n0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại. Xác định n0?

A. 0,566 vòng/giây.     B. 34,64 vòng/phút      C. 33,94 vòng/giây.       D. 50 vòng/phút.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1

C

11

C

21

A

31

D

41

B

2

D

12

C

22

B

32

C

42

A

3

D

13

D

23

A

33

C

43

B

4

A

14

A

24

C

34

B

44

A

5

B

15

C

25

B

35

C

45

A

6

A

16

A

26

B

36

C

46

C

7

D

17

a

27

D

37

B

47

B

8

D

18

D

28

B

38

D

48

C

9

C

19

C

29

D

39

D

49

D

10

A

20

A

30

B

40

B

50

A

0