Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên) lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên) lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Văn có đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án, giúp các em ...
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên) lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn
có đáp án, giúp các em học sinh lớp 9 tự ôn tập, luyện đề thi thử nhằm kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn (điều kiện) lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Đề thi thử vào lớp 10 lần 3 năm 2015 môn Ngữ văn điều kiện THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
TRƯỜNG THPT CHUYÊN |
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 |
Câu 1 (4,0 điểm)
Vòng nguyệt quế đôi khi trở thành dải băng bịt mắt.
Viết bài văn khoảng 02 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn
Câu 1 (4 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng.
- Viết bài nghị luận bàn về một vấn đề xã hội, bố cục 3 phần sáng rõ,
- Vận dụng các thao tác giải thích, ch minh, bình luận để giải quyết vấn đề.
- Xác lập các luận điểm đúng đắn, sáng rõ, chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi về diễn đạt, trình bày.
- Yêu cầu về kiến thức.
- Giải thích
- Vòng nguyệt quế: hình ảnh biểu tượng cho vinh quang, tự hào, chiến thắng.
- Dải băng bịt mắt: thứ che đi tầm nhìn của ta, cũng có thể liên tưởng về cái chết
- Bằng cách nói hình ảnh, câu nói là lời cảnh tỉnh đối với mỗi con người: không nên say sưa, tự mãn với những thành công, những chiến thắng của mình đến mức trở nên mù quáng, nguy hiểm.
- Bàn luận
- Niềm hạnh phúc, tự hào về chiến thắng và những thành công của bản thân là nhu cầu chính đáng
- Tuy nhiên, nếu ngủ say trên chiến thắng thì dẫn đến những hậu quả tai hại:
- Làm ta quên đi những mặt hạn chế của bản thân, không thể rút ra những bài học cần thiết để điều chỉnh hành động của mình
- Dẫn đến chủ quan, ảo tưởng về sức mạnh bản thân
- Bỏ lỡ những cơ hội để có được những thành công tiếp theo, bỏ lỡ cơ hội để thay đổi …
- Bài học
- Cần biết tự hào và hạnh phúc với những thành công trong cuộc sống nhưng không nên để điều đó khiến ta trở nên mù quáng đến mức chủ quan về bản thân mình, quên đi thực tại và phạm phải sai lầm.
- Luôn tỉnh táo để nhận thức về mình và không ngừng khiêm tốn học hỏi và vươn lên trong cuộc sống.
- Biểu điểm
- Ý 1: 0,5
- Ý 1: 2,5 (trong đó, ý a: 0,5; ý b: 2,0)
- Ý 3: 1,0
Câu 2: (6 điểm)
Yêu cầu chung
- Khi phân tích, người làm bài phải có ý thức nêu bật được vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hai khổ thơ nói trên.
- Bài viết còn phải có bố cục rõ ràng, không mắc các lỗi về hành văn. Đặc biệt, phải thực hiện tốt thao tác phân tích, cảm thụ một đoạn thơ, phải phân tích những yếu tố nghệ thuật của thơ để làm rõ giá trị của nó.
Yêu cầu cụ thể
Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về 2 tác giả, 2 bài thơ và vị trí, đại ý hai khổ thơ được chọn để phân tích.
- Phân tích và làm rõ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong mỗi đoạn thơ đó. Có thể hình dung vẻ đẹp của con người Việt Nam qua các đoạn thơ như sau:
- Đoạn thơ trong Ánh trăng:
- vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong sự gắn bó ân tình của con người với thiên nhiên,
- vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong lời nhắc nhở phải biết trân trọng lối sống thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
- ...
- Đoạn thơ trong Bếp lửa:
- vẻ đẹp của tình bà cháu;
- vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương (gia đình, đất nước), tần tảo hy sinh, chịu thương chịu khó;
- tấm lòng biết ơn trân trọng của cháu đối với bà.
- …
- Nhận xét và đánh giá:
- Ý nghĩa của hai đoạn thơ đối với cả bài, đối với đề tài.
- Khẳng định hai đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Biểu điểm
- Ý 1: 1,0
- Ý 1: 4,0 (trong đó, ý a: 2,0; ý b: 2,0)
- Ý 3: 1,0
Lưu ý: Vì là bài làm của học sinh thi chuyên nên các thầy cô giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để xác định mức điểm từng câu cho phù hợp