Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp Đề thi thử đại hoc môn Vật lý có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý là tài liệu luyện thi ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
là tài liệu luyện thi đại học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án, rất thích hợp để các bạn luyện đề, hệ thống kiến thức môn Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử đại học năm 2014 trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu
Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Vật lý năm 2015
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh
TRƯỜNG THPT CHUYÊN |
KỲ THI THỬ THPT QG LẦN 2 NĂM 2015 |
|
|
Mã đề thi 132 |
Họ, tên thí sinh:.................................................... SBD: ...............
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C, khối lượng êlectron me = 9,1.10-31kg; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; hằng số Avôgadrô NA = 6,022.1023 mol-1.
Câu 1: Biết khối lượng của prôtôn là 1,00728 u; của nơtron là 1,00866 u; của hạt nhân 2311Na 22,98373 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của Na bằng
A. 81,11 MeV. B. 18,66 MeV. C. 8,11 MeV. D. 186,55 MeV.
Câu 2: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ khối lượng 100g đang dao động điều hòa theo phương ngang, mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Từ thời điểm t1 = 0 đến t2 = π/48 s, động năng của con lắc tăng từ 0,096 J đến giá trị cực đại rồi giảm về 0,064 J. Ở thời điểm t2, thế năng của con lắc bằng 0,064 J. Biên độ dao động của con lắc là
A. 7,0 cm. B. 8,0 cm. C. 5,7 cm. D. 3,6 cm.
Câu 3: Chọn phát biểu sai:
A. Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm tia sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu đến .
B. Máy quang phổ là một dụng cụ được ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Máy quang phổ dùng để phân tích ánh sáng muốn nghiên cứu thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau.
D. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo chùm tia hội tụ .
Câu 4: Tại hai điểm A, B cách nhau 13cm trên mặt nước có hai nguồn đồng bộ, tạo ra sóng mặt nước có bước sóng là 1,2cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 12cm và 5cm. N đối xứng với M qua AB. Số hyperbol cực đại cắt đoạn MN là:
A. 0. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 5: Mạch dao động gồm cuộn cảm và hai tụ điện C1 và C2. Nếu mắc hai tụ C1 và C2 song song với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là fss = 24 kHz. Nếu dùng hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì tần số riêng của mạch là fnt = 50 kHz. Nếu mắc riêng lẽ từng tụ C1, C2 với cuộn cảm L thì tần số dao động riêng của mạch là
A. f1 = 40 kHz và f2 = 50 kHz. B. f1 = 30 kHz và f2 = 40 kHz.
C. f1 = 50 kHz và f2 = 60 kHz. D. f1 = 20 kHz và f2 = 30 kHz.
Câu 6: Đặt điện áp u = 220√2cos(100πt +φ)V vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp theo đúng thứ tự đó, C thay đổi sao cho dòng điện qua mạch có biểu thức i = I0cos(100πt)A. Đồng thời, khi dùng hai vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu RL và C thì biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu các vôn kế lần lượt là u1 = U01cos(100πt + π/3) V; u2 = U02cos(100πt - π/3) V. Tổng số chỉ lớn nhất của hai vôn kế bằng
A. 720V. B. 850V. C. 720√3V. D. 640V.
Câu 7: Tại Trường THPT Chuyên NGUYỄN QUANG DIÊU, tại lớp dạy, có một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có
A. độ lớn bằng không. B. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc. D. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
Câu 8: Một vật dao động điều hòa với phương trình tọa độ x = 2cos(10πt + π/4) (cm) thì lúc t = 5 s tính chất và chiều chuyển động của vật trong câu nào sau đây là đúng?
A. chậm dần theo chiều dương. B. chậm dần, theo chiều âm.
C. nhanh dần, theo chiều dương. D. nhanh dần, theo chiều âm.
Câu 9: Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
B. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
C. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
D. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng.
Câu 10: Trong mỗi giây tổng động năng của electron đập vào đối catốt là 10J. Đối catốt có khối lượng 0,33kg, có nhiệt dung riêng là 120 (J/kg.0C). Giả sử 99% động năng của electron đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt và bỏ qua bức xạ nhiệt. Hỏi sau bao lâu nhiệt độ đối catốt tăng thêm 10000C.
A. 4000s. B. 4900s. C. 52phút. D. 53,3phút.
Câu 11: Khi sóng truyền qua các môi trường vật chất, đại lượng không thay đổi là:
A. Bước sóng. B. Tần số sóng. C. Biên độ sóng. D. Năng lượng sóng.
Câu 12: Trong phản ứng tổng hợp hêli: 73Li + 11H → 42He + 42He. Biết mLi = 7,0144u; mH = 1,0073u; mHe4 = 4,0015u, 1u = 931,5MeV/c2. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4,19 kJ/kg.k-1. Nếu tổng hợp hêli từ 1g liti thì năng lượng toả ra có thể đun sôi một khối lượng nước ở 00C là:
A. 5,7.105kg. B. 4,25.105kg. C. 7,25. 105kg. D. 9,1.105kg.
Câu 13: Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số: x1 = A1cos(20t + π/6) (cm) và x2 = 3cos(20t - 5π/6) (cm). Vận tốc lớn nhất của vật là 1,4 m/s. Xác định biên độ dao động A1 của x1.
A. 3 cm. B. 5 cm. C. 4 cm. D. 10 cm.
Câu 14: Một đoạn mạch xoay chiều AB gồm đoạn AM nối tiếp với MB. Trong đó AM chứa cuộn dây có điện trở 50Ω và độ tự cảm 1/2π H; MB gồm tụ điện có điện dung C = 10-4/2π F mắc nối tiếp với biến trở R. Biết uMB = U0cos100πt (V). Thay đổi R đến giá trị R0 thì uAM lệch pha π/2 so với uMB. Giá trị của R0 bằng
A. 50Ω. B. 70Ω. C. 100Ω. D. 200Ω.
Câu 15: Người ta đưa một đồng hồ quả lắc lên độ cao 10 km. Biết bán kính trái đất là 6400 km. Mỗi ngày đêm đồng hồ chạy chậm:
A. 135 s. B. 13,5 s. C. 0,14 s. D. 1350 s.
Câu 16: Chọn phát biểu sai:
A. Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn.
B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng trắng truyền qua một lăng kính bị phân tích thành một dãi màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Câu 17: Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2Δa thì tại M là
A. vân sáng bậc 9. B. vân sáng bậc 8. C. vân tối thứ 9. D. vân sáng bậc 7.
Câu 18: Một đèn phát ra bức xạ có tần số f = 1014 Hz. bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ?
A. Vùng tử ngoại. B. Vùng hồng ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. D. Tia Rơnghen.
Câu 19: Trong thang máy có treo một con lắc đơn. Lúc đầu thang máy đứng yên, chu kỳ con lắc là T0. Hỏi thang máy chuyển động theo chiều nào, gia tốc bằng bao nhiêu để chu kì tăng 10%? Lấy g = 10 m/s2.
A. Đi lên, a = 1,74 m/s2. B. Đi xuống, a = 1,74 m/s2 .
C. Đi xuống, a = 1,13 m/s2. D. Đi lên, a = 1,13 m/s2.
Câu 20: Côban phóng xạ 6027Co có chu kì bán rã 5,7 năm. Để khối lượng chất phóng xạ giảm đi e lần so với khối lượng ban đầu thì cần khoảng thời gian:
A. 8 năm. B. 8,23 năm. C. 9 năm. D. 8,55 năm.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
1 |
D |
11 |
B |
21 |
D |
31 |
A |
41 |
B |
2 |
B |
12 |
A |
22 |
D |
32 |
C |
42 |
C |
3 |
D |
13 |
D |
23 |
D |
33 |
C |
43 |
A |
4 |
C |
14 |
D |
24 |
C |
34 |
A |
44 |
C |
5 |
B |
15 |
A |
25 |
A |
35 |
A |
45 |
C |
6 |
B |
16 |
A |
26 |
D |
36 |
C |
46 |
D |
7 |
B |
17 |
B |
27 |
C |
37 |
A |
47 |
C |
8 |
D |
18 |
B |
28 |
D |
38 |
A |
48 |
C |
9 |
B |
19 |
B |
29 |
C |
39 |
A |
49 |
C |
10 |
A |
20 |
B |
30 |
C |
40 |
B |
50 |
D |