14/01/2018, 13:42

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ Đề thi thử đại học môn Văn có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn là đề thi thử đại học môn Ngữ văn có ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

 là đề thi thử đại học môn Ngữ văn có đáp án dành cho các bạn luyện đề, tham khảo đề thi và cách trình bày, tự kiểm tra trình độ bản thân, ôn thi THPT Quốc gia môn Văn hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

THPT chuyên Lý Tự Trọng

Đề thi thử THPT Quốc gia

Môn: Ngữ Văn

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN PHÚC KHẢO BÀI THI

Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường THPT X.

Em là A., học sinh lớp 12C

Thưa Ban Giám Hiệu, trong kì thi học kì I hồi thứ 6 tuần trước, môn Hóa học của em được có 4 điểm. Trong khi em dò kết quả trên mạng thì phải là 6 điểm mới đúng.

Vì vậy, em làm đơn này xin Ban Giám Hiệu xem xét chấm lại bài để em khỏi bị oan ức.

Em xin chân thành cảm ơn.

… ngày…tháng…năm….

Người làm đơn

LÊ NGỌC A.

a. Anh/ chị hãy chỉ ra những lỗi sai về chính tả, về cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ hành chính trong lá đơn trên.

b. Điều chỉnh những lỗi sai đó bằng cách viết lại hoàn chỉnh lá đơn trên.

Câu 2: (1,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau

Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng nên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ.

(Trích “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”- Cô-phi An-nan, SGK Ngữ văn 12 tập 1, trang 82)

a. Khái niệm “chúng ta” và “họ” trong ngữ liệu trên chỉ những đối tượng nào?

b. Giải thích ý nghĩa của câu nói “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ.”?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Viết bài văn NLXH trình bày suy nghĩ của anh /chị về ý nghĩa bài thơ sau:

Ví không có cảnh đông tàn
Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

(Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)

Câu 2: (5,0 điểm)

Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng, nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người.

Anh/chị có suy nghĩ gì về những ý kiến trên?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

a. Chỉ ra lỗi sai:

- Lỗi chính tả: Viết hoa tất cả các chữ trong phần tiêu ngữ:

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc

- Lỗi từ ngữ, diễn đạt sai phong cách:

Thưa Ban Giám Hiệu, trong kì thi học kì I hồi thứ 6 tuần trước, môn Hóa học của em được có 4 điểm. Trong khi em dò kết quả trên mạng thì phải là 6 điểm mới đúng.

Vì vậy, em làm đơn này xin Ban Giám Hiệu xem xét chấm lại bài để em khỏi bị oan ức.

→ Diễn đạt kiểu phong cách sinh hoạt, khẩu ngữ trong văn bản hành chính

b. Viết lại: học sinh có thể diễn đạt khác nhau, nhưng phải đáp ứng được nội dung và hình thức của văn bản.

Câu 2: (1 điểm)

a. Giải thích: “chúng ta”- những người không/chưa mắc HIV-AIDS; “họ” – những người mắc HIV-AIDS

b. Ý nghĩa câu nói:

  • Không có ai thực sự an toàn, miễn nhiễm với HIV-AIDS
  • Dựng nên những rào chắn, kỳ thị người có HIV không thể bảo đảm cho chúng ta thoát khỏi HIV.
  • Cần nhận thức đúng tầm nguy hiểm của căn bệnh và chống lại thái độ kì thị, xa lánh người có HIV.

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ

  • Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên.
  • Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống.
  • Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề

  • Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.
  • Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông .Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân.Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn.
  • Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

* Có dẫn chứng phù hợp với từng luận điểm

3. Bài học nhận thức và hành động

  • Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn.
  • Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

Câu 2: (5 điểm)

a. Khái quát về tác giả, tác phẩm

b. Giải thích ý kiến

  • nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp: khả năng khám phá, phát hiện tinh tế và sự rung động mãnh liệt trước cái đẹp.
  • vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người: mối quan tâm đến số phận con người, nhất là những mảnh đời bất hạnh, thái độ bất bình trước những ngang trái cuộc đời.

c. Cảm nhận về nhân vật Phùng

  • Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp: nhạy bén với vẻ đẹp trời cho của “chiếc thuyền ngoài xa” trong bối cảnh trời biển; sung sướng đến ngây ngất khi bắt gặp cái đẹp, nhanh chóng nắm bắt và thu vào ống kính khoảnh khắc tuyệt mỹ đó.
  • Một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người:
    • Thái độ khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài: sửng sốt, bức xúc, căm phẫn, xông vào can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chài…
    • Lắng nghe, day dứt với chuyện đời người đàn bà hàng chài; lo lắng, ám ảnh về thân phận và tương lai của họ; thay đổi quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời.

Nhân vật Phùng là đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính với niềm đam mê nghệ thuật và trái tim nhạy cảm, nhân hậu.

c. Bình luận

  • Hai ý kiến trên bàn về những vẻ đẹp khác nhau trong tâm hồn người nghệ sĩ Phùng: ý kiến thứ nhất đề cao phẩm chất hàng đầu của một người nghệ sĩ: sự nhạy cảm và niềm say mê cái đẹp; ý kiến thứ hai nhấn mạnh phẩm chất đáng quý của người nghệ sĩ là tấm lòng hướng đến cuộc sống và con người.
  • Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành cái nhìn cái nhìn thống nhất và toàm diện về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật nghệ sĩ Phùng.
0