14/01/2018, 13:42

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Nhằm giúp các bạn học sinh ôn thi tốt nghiệp và ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Nhằm giúp các bạn học sinh ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học môn lý, VnDoc.com xin giới thiệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội. Tài liệu này gồm 50 câu hỏi, có kèm theo đáp án, giúp các bạn tự luyện tập và kiểm tra dễ dàng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Thái Học, Khánh Hòa

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Phước Vĩnh, Bình Dương

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Phú Riềng, Bình Phước

Sở GD-ĐT Hà Nội
Trường THPT Tùng Thiện

ĐỀ THI THỬ THQG NĂM 2015
Môn: Hóa học
Thời gian: 90 phút

Mã đề: 160

Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD: . . . . . . . . .Lớp: 12A . . .

Câu 1. Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O

Hệ số cân bằng tối giản của HNO3 là.

A. 24                  B. 30                  C. 10                  D. 20

Câu 2. Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ a mol/l đến khi dung dịch vẫn còn màu xanh thấy khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam. Cho 1,68 gam Fe vào dung dịch thu được sau điện phân, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,2 gam kim loại. Giá trị a là:

A. 0,15 M          B. 0,1 M               C. 0,25 M           D. 0,2 M

Câu 3. Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3 - CH (C2H5) - CH (OH) – CH3 là

A. 2 - etyl butan - 3 - ol .                 B. 3 - metyl pentan - 2 - ol .

C. 4 - etyl pentan - 2 - ol .               D. 3 - etyl hexan - 5 - ol .

Câu 4. Có các thí nghiệm:

  1. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3
  2. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3
  3. Cho từ từ dung dịch AlCl3 đến dư vào dung dịch NaOH
  4. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 hoặc Na[Al(OH)4].
  5. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:

A. 4                     B. 2                     C. 3                    D. 1

Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng gốc α-amino axit.

B. Phân tử tripeptit có 4 liên kết peptit.

C. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.

D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng n-1.

Câu 6. Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây đúng?

A. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá.

B. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.

C. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.

D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử.

Câu 7. Trong các phát biểu sau:

(1) Giống như H2SO4, H2CrO4 cũng rất bền.

(2) Crom tan trong dung dịch HCl dư tạo ra dung dịch CrCl3.

(3) Ion CrO42- có màu vàng, ion Cr2O72- có màu da cam nên các dung dịch Na2CrO4 và K2Cr2O7 có màu tương ứng.

(4) Muối Cr (III) có cả tính oxi hóa và tính khử.

(5) Crom (III) oxit Cr2O3 tan dễ dàng trong dung dịch kiềm loãng.

Các phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (3), (4) và (5).               B. 2), (4) và (5).

C. (3) và (4).                                D. (1) và (3).

Câu 8. Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.

B. Chất Z làm mất màu nước brom.

C. Chất T không có đồng phân hình học.

D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 3.

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,11 mol Al và 0,15 mol Cu vào dung dịch HNO3 thì thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí (trong đó có 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí) và dung dịch Z chứa 2 muối. Xác định số mol HNO3 đã tham gia phản ứng?

A. 0,77 mol.        B. 0,76 mol.        C. 0,70 mol.           D. 0,63 mol.

Câu 10. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl2 cho cùng một muối là

A. Cu                 B. Ag                  C. Mg                    D. Fe

Câu 11. Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là

A. 0,224 lít và 3,865 gam.             B. 0,112 lít và 3,865 gam.

C. 0,224 lít và 3,750 gam.             D. 0,112 lít và 3,750 gam.

Câu 12. Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4p5.Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử R là:

A. 35                     B. 20                        C. 20.                   D. 45

Câu 13. X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 78,4                  B. 19,455.                 C. 68,1.                 D. 17,025.

Câu 14. Cho hỗn hợp X gồm andehit fomic, axit metacrylic, etilenglicol. Đốt cháy hết X thu được CO2 và H2O có tỷ lệ số mol là 1:1. Mặt khác m gam X tác dụng với Na dư thu được 6,048 lít H2 (đktc). Để dung hòa hết X cần V ml dung dịch NaOH 1,2M. Giá trị của V là:

A. 150ml               B. 112,5ml                C. 250ml                D. 200ml

Câu 15. Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:

A. CnH2n-2, n≥ 2    B. CnH2n-6, n≥ 6       C. CnH2n+2, n ≥1     D. CnHn,

Câu 16. Chọn phương trình đúng:

A. Fe + 2 H2SO4 đặc nóng → FeSO4 + SO2 + 2H2O.

B. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2.

C. CuO + H2SO4 đặc → CuSO4 + H2O.

D. 2Al + 6 H2SO4 đặc nguội → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Câu 17. Những tính chất vật lí chung của kim loại là:

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim

B. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, có khối lượng riêng lớn

C. Tính dẻo, có ánh kim và rất cứng

D. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao

Câu 18. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X:

Hình vẽ trên minh họa điều chế khí Y nào sau đây:

A. HCl               B. Cl2                C. O2                 D. NH3

Câu 19. Cho dãy các chất: benzyl axetat, vinyl axetat, metyl fomat, anlyl clorua, phenyl fomat, isopropyl clorua, triolein. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:

A. 6                  B. 5                  C. 3                    D. 4

Câu 20. Cho 2,75 gam hỗn hợp M gồm 2 ancol X, Y qua CuO, đốt nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Z gồm 2 anđehit đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Lấy toàn bộ lượng Z thu được ở trên thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được tối đa 27 gam Ag. Khẳng định không đúng là

A. X chiếm 50% số mol trong hỗn hợp M.

B. Từ X và Y đều có thể dùng 1 phản ứng hóa học để tạo ra axit axetic.

C. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M thì số mol O2 cần dùng gấp 1,5 lần số mol CO2 tạo ra.

D. X và Y có thể tác dụng với nhau.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đáp án mã đề: 160

01. B; 02. B; 03. B; 04. C; 05. D; 06. B; 07. C; 08. C; 09. B; 10. C; 11. B; 12. A; 13. D; 14. A; 15. C;

16. C; 17. A; 18. C; 19. B; 20. A; 21. B; 22. C; 23. C; 24. C; 25. A; 26. D; 27. C; 28. B; 29. D; 30. D;

31. B; 32. D; 33. D; 34. D; 35. A; 36. A; 37. D; 38. B; 39. A; 40. B; 41. B; 42. A; 43. D; 44. D; 45. A;

46. A; 47. C; 48. B; 49. C; 50. D.

0