14/01/2018, 13:48

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên Đề thi thử đại học môn Sử có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử là đề thi thử đại học môn Sử có ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

 là đề thi thử đại học môn Sử có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống kiến thức, ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử được chắc chắn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2015 trường THPT Trần Bình Trọng, Phú Yên

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2015
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)

 Câu 1: (3,0 điểm)

Hội nghị Ianta (2-1945) đã đưa ra những quyết định quan trọng gì? Theo anh/chị, những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 2: (2,0 điểm)

Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức cách mạng nào? Hãy trình bày sự thành lập và phân tích vai trò của tổ chức cách mạng đó đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?

Câu 3: (3,0 điểm)

Nêu ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Câu 4: (2,0 điểm)

Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử và thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? Nêu nội dung của kế hoạch đó.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1 (3,0 điểm)

  • Hội nghị Ianta (2/1945) với sự tham gia của của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh (Xtalin, Rudơven, và Sơcsin) đã đưa ra những quyết định quan trọng sau: (0.25đ)
    • Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á (0,50đ)
    • Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới (0,50đ)
    • Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Cụ thể ở châu Âu...., ở châu Á..... (0,50đ)
  • Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc trở tành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta (0,50đ)
  • Ảnh hưởng của Hội nghị Ianta đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai:
    • Với việc hình thành trật tự hai cực Ianta, thế giới đã phân chia thành hai phe TBCN và XHCN, đối lập nhau về tư tưởng, chế độ XH, kinh tế, chính sách đối ngoại (0.25đ)
    • Cùng với việc hình thành Trật tự hai cực Ianta đã dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô kéo dài đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX (0.25đ)
    • Quan hệ quốc tế từ sau khi hình thành Trật tự hai cực Ianta đến khi Liên Xô tan rã đều xoay quanh những vấn đề liên quan đến Trật tự hai cực Ianta. (0.25đ)

Câu 2 (2,0 điểm) Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức cách mạng nào? Hãy trình bày sự thành lập và phân tích v vai trò của tổ chức cách mạng đó đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?

  • Tổ chức CM do NAQ sáng lập: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (0.25đ)
  • Sự thành lập: Tháng 11/1924, NAQ về Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với những người VN yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã. Tháng 2/1925, lựa chọn , giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã => lập ra Cộng sản đoàn.
  • Tháng 6/1925, thành lập Hội VN Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai. (0,50đ)
  • Mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo thanh niên yêu nước thành chiến sĩ cách mạng, đưa về nước hoạt động.Ra tuần báo "thanh niên" làm cơ quan ngôn luận của hội. Năm 1927 xuất bản cuốn sách Đường Kách mệnh. Năm 1928,Thực hiện chủ trương vô sản hóa ... (0,50đ)

Vai trò:

  • Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản vào Việt Nam (0.25đ)
  • Giác ngộ nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, thúc đấy phong trào công nhân phát triển mạnh sang giai đoạn tự giác. (0.25đ)
  • Là bước hoàn thiện về tư tưởng, chính trị, và chuẩn bị tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt nam (0.25đ)

Câu 3 (3,0 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc xây dựng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

  • Ý nghĩa trong nước: (0,50đ)
    • Tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của Nhật gần 5 năm, lật nhào chế độ phong kiến.
    • Mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng người lao động.
  • Ý nghĩa thế giới: (0,50đ)
    • Góp phần vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
    • Cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng
  • Bài học KN
    • Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp. (0,50đ)
    • - Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất – Mặt trận Việt Minh, trên cơ sở khối liên minh công – nông; phân hóa và cô lập kẻ thù để tiến lên đánh bại hoàn toàn chúng. (0,50đ)
    • - Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, dự đoán và chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa trong cả nước. (0,50đ)
  • Suy nghĩ của anh/chị... (0,50đ)
    • Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, kiên trì đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
    • Tập hợp và đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc, kiên trì đường lối hòa bình, phát huy sức mạnh toàn diện trên tất cả các mặt trận, từ kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục.
    • Đồng thời, bài học chớp thời cơ của Cách mạng tháng Tám cũng đòi hỏi chúng ta vận dụng, tận dụng được những điều kiện hội nhập, mở cửa tranh thủ cơ hội từ bên ngoài để phát triển đất nước, kết hợp sức mạnh của dân tộc với tăng cường đoàn kết quốc tế.
  • Ý kiến khác: Học sinh có thể phát biểu theo ý kiến khác nhau, nhưng phải giải thích, lập luận chặt chẽ, thuyết phục và diễn đạt mạch lạc (cho điểm tối đa)

Câu 4 (2.0 điểm) Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử và thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? Nêu nội dung kế hoạch đó.

  • Điều kiện lịch sử và thời cơ
    • Từ sau khi kí Hiêp định Pairi năm 1973 về VN, quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ đã phải rút hết về nước, quân ta có nhiều lợi thế đã tổ chức nhiều cuộc tiến công địch nhằm thu hồi và mở rộng vùng giải phóng. Ngày 6/1/1975 quân ta giành thắng lợi vang dội tại đường 14 – Phước Long, tiêu diệt 3000 tên địch, giải phóng thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 5 vạn dân. Quân đội Sài Gòn phản kích quyết liệt chiếm lại nhưng thất bại. Mĩ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa (0,50đ)
    • Chiến thắng Phước Long phản ánh sự vượt bậc của quân ta, còn quân đội Sài Gòn thì ngày càng suy yếu. Thế và lực thay đổi có lợi cho ta. Đảng ta đưa nhận định khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ là rất hạn chế, nó tạo ra thời cơ mới để Đảng ta đưa ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam. (0,50đ)
  • Kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng
    • Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, (0.25đ)
    • Mặc dù kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm nhưng nhấn mạnh "cả năm 1975 là thời cơ" và "nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975". Cố gắng tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.... (0,50đ)
    • Khi nghe tin chiến thắng đường 14 – Phước Long báo về, Đảng ta nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh chóng, càng củng cố quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975 và Tây Nguyên được Đảng chọn là điểm tấn công đầu tiên. (0.25đ)
0