14/01/2018, 13:48

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên Đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học gồm 50 câu trắc nghiệm có ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh, luyện thi đại học môn Sinh mà VnDoc giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 12, thí sinh tự do. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 - NĂM 2015
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

 

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:.....................................................................

SBD: ......................

Câu 1: Các bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân ly?

(1) Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và các xương tương ứng ở cá voi có hình dạng và tỷ lệ rất khác; (2) Ruột thừa ở người và manh tràng ở thú; (3) Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu; (4) Vây cá mập và vây cá voi; (5) Cánh của chim và cánh của côn trùng.

A. 1, 2 và 3.          B. Chỉ 1, 2, 4 và 5.        C. Tất cả               D. Chỉ 1, 3

Câu 2: Ở 1 quần thể động vật xét 2 locut gen phân ly độc lập, mỗi locut có 2 alen quan hệ trội- lặn hoàn toàn, alen lặn là là alen đột biến. Trong các KG (AaBb, AaBB, aabb, aaBB, Aabb, AABb, aaBb, AAbb, AABB) hiện diện trong quần thể này, có mấy KG của thể đột biến?

A. 3.                    B. 5.                           C. 2.                       D. 4.

Câu 3: Cho các phát biểu sau về di truyền quần thể:

(1) Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường làm tăng tần số alen lặn, làm giảm tần số alen trội.

(2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(3) Nếu ở trạng thái cân bằng di truyền, có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen trong quần thể.

(4) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3.                   B. 4.                           C. 1.                        D. 2.

Câu 4: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có mấy kết luận không đúng trong các kết luận sau?

(1) Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

(2) Tất cả các loài vi sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

(3) Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

(4) Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

(5) Một số loài nấm cũng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất

A. 4.                    B. 2.                     C. 1.                       D. 3.

Câu 5: Một quần thể người cân bằng di truyền có tỷ lệ thuận tay trái (aa) là 9% và đặc điểm Q do alen lặn trên vùng không tương đồng của NST X xuất hiện ở nữ với tần số 4/100. Khả năng một cặp vợ chồng thuận tay phải, không có đặc điểm Q sinh ra một bé gái thuận tay trái, không mang alen quy định đặc điểm Q là bao nhiêu? Biết các alen quan hệ trội lặn hoàn toàn.

A. 15/676.            B. 9/676.              C. 32/676.                D. 18/6760.

Câu 6: Cho con cái (XX) lông dài, đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông ngắn, trắng được F1 đều lông dài, đen. Cho F1 lai phân tích được Fb: 180 con cái lông ngắn, đen; 180 con đực lông ngắn, trắng; 60 con cái lông dài, đen; 60 con đực lông dài, trắng.

Quy luật di truyền nào không chi phối phép lai này?

A. Tương tác gen kiểu bổ trợ.                  B. Liên kết gen.

C. Di truyền liên kết với giới tính.              D. Phân ly độc lập.

Câu 7: Thực hiện phép lai giữa 2 cơ thể cùng loài có 2n = 8 NST. Biết rằng trong giảm phân I có 1/3 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 2, 1/4 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 4 và các giao tử thiếu NST sinh ra đều chết. Dự đoán khả năng tạo thành thể ba ở đời F1 là:

A. 10/35.               B. 10/48.                C. 1/12.                  D. 1/2.

Câu 8: Đặc điểm nào cho phép phân biệt NST giới tính với NST thường?

A. NST thường chỉ có ở tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma).

B. NST thường có thành phần hóa học khác với thành phần hóa học của NST giới tính.

C. NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

D. NST giới tính mang gen xác định giới tính và cả các tính trạng thường.

Câu 9: Cho các nhân tố sau: 1- Chọn lọc tự nhiên; 2- Giao phối ngẫu nhiên; 3- Di, nhập gen; 4- Cách ly địa lý; 5- Đột biến; 6- Yếu tố ngẫu nhiên.

Có mấy nhân tố là nhân tố tiến hóa?

A. 1.                    B. 4.                       C. 2.                       D. 3.

Câu 10: Cho các nhân tố sinh thái sau:

(1) Cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống; (2) Bệnh tật; (3) Điều kiện khô hạn; (4) Chất thải độc hại; (5) Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông.

Những nhân tố phụ thuộc mật độ nào hạn chế kích thước quần thể sinh vật?

A. Tất cả.            B. 1, 2 và 4.             C. 1, 2, 3 và 4.        D. chỉ 1 và 2.

Câu 11: Cho các chuỗi thức ăn sau:

(1) tảo đơn bào động vật nổi cá con cá trắm đen.

(2) động vật nguyên sinh giáp xác thấp sâu bọ ăn thịt cá con cá trắm đen.

(3) giun ăn mùn tôm cá quả.

(4) mối cóc rắn hổ mang đại bàng.

Chuỗi thức ăn nào không cùng loại với các chuỗi thức ăn còn lại?

A. (3).                 B. (4).                    C. (2).                    D. (1).

Câu 12: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A. Kỷ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.           B. Kỷ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.

C. Kỷ Thứ ba thuộc đại Tân sinh.                D. Kỷ Jura thuộc đại Trung sinh.

Câu 13: Hình vẽ sau mô tả sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở giảm phân và kết quả

Hiện tượng trên tạo ra mấy loại đột biến cấu trúc NST?

A. 2.                  B. 4.                      C. 3.                       D. 1.

Câu 14: Lai 2 cá thể F1 có kiểu gen khác nhau đều có kiểu hình thân cao, quả tròn được F2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 0,49% cây thân thấp, quả dài. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn, diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái là như nhau. Tỉ lệ kiểu hình mang một tính trạng trội ở đời con và tần số hoán vị gen lần lượt là:

A. 49,02% và 2%.       B. 49,02% và 14%.       C. 50,49% và 1%.           D. 49,51% và 7%.

Câu 15: Trong các bộ ba nuclêôtit được liệt kê dưới đây, có những bộ ba nuclêôtit chắc chắn không phải là bộ ba đối mã (anticôdon) trên các phân tử tARN.

(1) 5'AUU3'     (2) 5'UUA3'       (3) 5'AUX3'       (4) 5'UAA3'          (5) 5'AXU3'

(6) 5'UAG3'     (7) 5'UXA3'       (8) 5'XUA3'       (9) 5'UGA3'

Đáp án đúng là:

A. 1, 3, 5.             B. 2, 5, 9.             C. 4, 6, 9.                D. 2, 7, 8.

Câu 16: Cho 1 số bước chính trong phương pháp gây đột biến:

(1) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

(2) Tạo dòng thuần chủng

(3) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến

Quy trình đúng là?

A. (2), (3), (1).        B. (3), (2), (1).       C. (1), (3), (2).         D. (3), (1), (2).

Câu 17: Phả hệ sau phản ánh một đặc điểm "X" ở người do đột biến lặn đơn gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. Biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và locut gen này chỉ có 2 alen trong đó tần số alen đột biến là 0,2.

Khả năng cặp vợ chồng III-1 và III-2 sinh con có đặc điểm " X" là bao nhiêu?

A. 1/36                  B. 1/4.                 C. 1/12                   D. 1/40

Câu 18: Trong các phương pháp sau, có bao nhiêu phương pháp tạo sinh vật biến đổi gen?

(1) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen.

(2) Đưa thêm một gen lạ của loài khác vào hệ gen.

(3) Làm biến đổi 1 gen đã có sẵn trong hệ gen.

(4) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.

A. 3.                     B. 4.                    C. 1.                      D. 2.

Câu 19: Cho 1 các sản phẩm: (1) mARN, (2) chuỗi pôlipeptit, (3) tARN, (4) rARN, (5) axitamin. Quá trình phiên mã tạo ra những sản phẩm nào?

A. 1, 3 và 4.         B. 1 và 3.               C. 2 và 5.               D. 1 và 2.

Câu 20: Cho các ví dụ sau:

(1) Vỏ của hai loài ốc trong chi Bradybaena xoắn theo chiều ngược nhau. Kết quả là lỗ sinh dục không phù hợp với nhau và giao phối không thể thành công.

(2) Hai loài rắn sọc không độc thuộc chi Thamnophis sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng một loài sống chủ yếu dưới nước trong khi loài kia lại sống chủ yếu trên cạn.

(3) Ở Bắc Mỹ, vùng phân bố địa lý của loài chồn hôi đốm phương đông và loài chồn hôi đốm phương tây chồng lên nhau nhưng loài chồn hôi đốm phương đông giao phối vào cuối mùa đông trong khi đó loài chồn hôi đốm phương tây lai giao phối vào cuối mùa hè.

Ví dụ tương ứng với hình thức cách ly mùa vụ, cách ly cơ học và cách ly nơi ở lần lượt là:

A. 1, 2, 3.              B. 2, 1, 3.             C. 3, 1, 2.               D. 3, 2, 1.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

A

11

D

21

D

31

C

41

D

2

B

12

B

22

C

32

B

42

D

3

D

13

A

23

C

33

D

43

A

4

B

14

A

24

D

34

A

44

B

5

A

15

D

25

A

35

C

45

C

6

B

16

D

26

B

36

D

46

B

7

A

17

C

27

A

37

B

47

C

8

D

18

A

28

C

38

B

48

A

9

B

19

A

29

A

39

B

49

B

10

B

20

C

30

D

40

C

50

D

0