14/01/2018, 13:43

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp Đề thi thử đại học môn Sử có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử là đề thi thử đại học môn ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

 là đề thi thử đại học môn Sử có đáp án, giúp các bạn tham khảo đề thi thử của các trường THPT Chuyên, nhằm ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử tốt hơn. Mời các bạn tham khảo đề thi và đáp án.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 2
MÔN: LỊCH SỬ
Ngày thi: 13/5/2015
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 ( 2.0 điểm)

Điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Điều kiện nào đã quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám?

Câu 2: (3.0 điểm)

Hãy chọn lọc và trình bày 3 đóng góp to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong 50 năm đầu của thế kỷ XX. Lý giải sự lựa chọn đó.

Câu 3: (2.0 điểm)

Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ có gì khác nhau giữa 2 giai đoạn 1954-1960 với giai đoạn 1961-1965?

Câu 4: (3.0 điểm)

Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt. Trước tình hình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương cơ bản gì trong công cuộc đổi mới đất nước?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1 ( 2.0 điểm)

  • Điều kiện (1.5đ)
    • Khách quan:
      • Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. (0.25đ)
      • Bọn Nhật ở Đông Dương và chính phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. 0.25
    • Chủ quan: Lực lượng cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng, Đảng và mặt trận Việt Minh sẵn sàng phát động Tổng khởi nghĩa (0.25đ)
      • Ngày 13/08/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc, ban bố: “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. (0.25đ)
      • Từ ngày 14 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. (0.25đ)
      • Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ, bài Tiến quân ca làm Quốc ca. (0.25đ)
  • Điều kiện quyết định: (0.5đ)
    • Trong những điều kiện trên, điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định (0.25đ)
    • Vì nếu không có sự chuẩn bị chu đáo của Đảng, thì cho dù điều kiện khách quan có thuận lợi, cũng không thể nổ ra cuộc Tổng khởi nghĩa được. Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quan trọng nhất (0.25đ)

Câu 2: (3.0 điểm)

1. Tìm ra con đường cứu nước năm 1920 (1.0đ)

Năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 7/1920 tại thủ đô Pari, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận được tư tưởng cách mạng của Lê-nin qua Sơ thảo Luận cương “Về vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Tháng 12/1920 tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên (0.5đ)

Lí giải:

  • Việc phát hiện ra con đường cứu nước mới “ Muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác hơn là con đường cách mạng vô sản.” là đóng góp to lớn đầu tiên trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. (0.25đ)
  • Con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc tìm ra đã kết thúc thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng nước ta và mở ra thời kỳ cách mạng Việt Nam gắn liền với mọi hoạt động của phong trào cách mạng thế giới. (0.25đ)

2. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. (1.0đ)

Ngày 6/1/1930, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Quảng Châu triệu tập Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, tất cả những nội dung trong cương lĩnh trở thành đường lối cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm nay. (0.5đ)

Lí giải:

  • Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp được 3 nhân tố: chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới. (0.25đ)
  • Sự kiện thành lập Đảng là bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam được sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam. (0.25đ)

3. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. (1.0đ)

Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra từ ngày 14/8 đến ngày 28/8. khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi trên cả nước. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. (0.5đ)

Lí giải:

  • Đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, đã phá tan xích xiềng nô lệ của thực dân Pháp, Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa do nhân dân lao động làm chủ. (0.25đ)
  • Việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành mục tiêu cứu nước mà Người đã tự đặt ra cho mình vào năm 1911 và cũng là đóng góp lớn nhất của Người trong 50 năm đầu thế kỷ XX, cũng như trong lịch sử dân tộc (0.25đ)

Câu 3: (2.0 điểm)

Nội dung

Điểm

Giai đọan 1954-1960

Giai đoạn 1961-1965

 

- Âm mưu: 

 

 

+ Mĩ tìm cách hất cẳng Pháp độc chiếm miền Nam. Dựng nên tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm, biến chính quyền này thành công cụ để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. (0.25)

+ Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”để đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam, âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người Việt”, sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, tiếp tục biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự... (0.5)

0.75

- Thủ đoạn: 

 

 

+ Ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên cầm đầu chính quyền tay sai ở Sài Gòn. Sử dụng các thủ đoạn để tàn sát cách mạng miền Nam: thi hành các chính sách “Tố cộng”, “Diệt cộng”, đặt những người cộng sản ra khỏi vòng pháp luật, rồi thi hành “Luật 10/59”, lê máy chém khắp miền Nam, thực hiện cái gọi là “Thà bắn lằm còn hơn bỏ sót”... (0.5)

+ Mĩ đề ra “kế hoạch Xtalây Taylo” với nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng và kế hoạch Giôn xơn-Macnamara bình định miền Nam trong vòng 2 năm. (0.25)

+ Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới “trực thăng vận:, “thiết xa vận”... (0.25)

1.0

Như vậy, so với giai đoạn 1954 – 1960 thì trong giai đoạn 1961 – 1965, Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn tinh vi hơn. Một mặt, Mĩ tăng cường phát triển lực lượng quân Nguỵ, song mặt khác lại tăng cường hệ thống cố vấn, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ để chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam

0.25

Câu 4: (3.0 điểm)

a) Biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt: (2.5đ)

  • Từ năm 1989 đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Thế “hai cực” Ianta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi. (0.5đ)
  • Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp:
    • Một là, trật tự thế giới đang dần dần hình thành. (0.25đ)
    • Hai là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. (0.25đ)
    • Ba là, giới cầm quyền Mĩ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới đơn cực” để làm bá chủ thế giới. (0.25đ)
    • Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (bán đảo Bancăng, một số nước châu Phi và Trung Á). (0.25đ)
    • Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11 - 9 - 2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế. (0.5đ)
    • Với xu thế phát triển của thế giới từ cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI, ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt. (0.5đ)

b) Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam: (0.5đ)

  • Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; tập hợp mọi lực lượng của dân tộc; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường quốc phòng,an ninh; đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. (0.25đ)
  • Đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, chủ trương Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước… ; mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế … (0.25đ)
0