14/01/2018, 13:47

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2015 Đáp ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2015

Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2015

Cập nhật đáp án đề thi 8 môn thi THPT Quốc gia năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

 là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án, giúp các bạn ôn thi tốt nghiệp môn Hóa, ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa và luyện thi đại học môn Hóa được chắc chắn và hiệu quả nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử Quốc gia môn Hóa lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN CUỐI NĂM 2015
MÔN HÓA HỌC
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:............................................................. Số báo danh: ...................

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Polime nào sau đây được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas?

A. Poli(vinyl clorua).                                  B. Polietilen.

C. Poli(metyl metacrylat).                         D. Poliacrilonitrin.

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là

A. 55,24%.                  B. 54,54%.                     C. 45,98%.                    D. 64,59%.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V gần nhất với

A. 12,31.                     B. 15,11.                        C. 17,91.                       D. 8,95.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nhôm không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

B. Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt lớn hơn tính dẫn điện và dẫn nhiệt của sắt.

C. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit.

D. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Câu 5: Cho dãy các chất sau: C2H2, C6H5OH (phenol), C2H5OH, HCOOH, CH3CHO, CH3COCH3, C2H4. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên?

A. Có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

B. Có 3 chất có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH.

C. Có 4 chất có khả năng làm mất màu nước brom.

D. Có 6 chất có khả năng phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nung nóng).

Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nung hỗn hợp gồm Fe và NaNO3 trong khí trơ.

(2) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng.

(3) Đốt dây Al trong bình kín chứa đầy khí CO2.

(4) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3 loãng.

(5) Nung hỗn hợp bột gồm CuO và Al trong khí trơ.

Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là

A. 3.                            B. 4.                         C. 2.                         D. 5.

Câu 7: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức) và este Z được tạo ra từ X và Y (trong M, oxi chiếm 43,795% về khối lượng). Cho 10,96 gam M tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 10%, tạo ra 9,4 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH2=CHCOOH và C2H5OH.                     B. CH2=CHCOOH và CH3OH.

C. C2H5COOH và CH3OH.                            D. CH3COOH và C2H5OH.

Câu 8: Phát bi ểu nào sau đây là sai?

A. Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

B. Glucozơ và mantozơ đều bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, nung nóng).

C. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

D. Fructozơ không làm mất màu nước brom.

Câu 9: Hỗn hợp M gồm CH3CH2OH, CH2=CHCH2OH, CH3COOH, CH2=CHCOOH, HCOOCH3. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Mặt khác, cho m gam M trên tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x%. Giá trị của x là

A. 68,40.                       B. 17,10.                      C. 34,20.                       D. 8,55.

Câu 10: Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong môi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.          B. Fe2O3, NO2, O2.       C. Fe3O4, NO2, O2.        D. Fe, NO2, O2.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam Zn trong lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                         B. 2,24.                         C. 3,36.                        D. 6,72.

Câu 12: Cho phản ứng hóa học: 

FeS + H2SO4 đặc t0 Fe2(SO4)3+ SO2↑ + H2O

Sau khi cân bằng phản ứng hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên dương, tối giản thì tổng hệ số của H2SO4 và FeS là

A. 12.                         B. 10.                            C. 14.                              D. 16.

Câu 13: Etyl axetat không tác dụng với

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng,đun nóng).                  B. H2 (xúc tác Ni, nung nóng).

C. dung dịch Ba(OH)2 (đun nóng).                             D. O2, t0.

Câu 14: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

Câu 15: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

A. 38,04.                        B. 24,74.                         C. 16,74.                       D. 25,10.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

C

11

D

21

D

31

A

41

A

2

C

12

A

22

C

32

C

42

A

3

B

13

B

23

D

33

A

43

D

4

A

14

A

24

C

34

B

44

C

5

A

15

B

25

C

35

D

45

C

6

B

16

B

26

B

36

A

46

A

7

B

17

C

27

C

37

D

47

C

8

C

18

B

28

A

38

A

48

D

9

B

19

D

29

D

39

D

49

B

10

B

20

D

30

D

40

A

50

A

0