14/01/2018, 13:52

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng Đề thi thử đại học môn Địa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, các bạn thí sinh tự do, giúp các bạn thử sức trước kì thi quan trọng sắp tới, ôn thi THPT Quốc gia môn Địa, ôn thi đại học khối C.

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Địa Lí trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng

30 bài tập vẽ biểu đồ luyện thi đại học môn Địa Lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 4 năm 2015

Sở GD&ĐT Hải Phòng
Trường THPT Lê Qúy Đôn

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ LẦN II
Năm học 2014-2015
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu I. (2,0 điể̉m)

  1. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng viết: "Trường Sơn Đông, trường Sơn Tây bên nắng đốt, bên mưa quây". Hãy cho biết hiện tượng "nắng đốt" và "mưa quây" xảy ra ở sườn nào của dãy Trường Sơn và vào mùa nào? Giải thích hiện tượng trên.
  2. Hãy nêu những thế mạnh và hạn chế về nguồn lao động của nước ta.

Câu II. (3.0 điểm)

  1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa dạng và đang có sự chuyển dịch rõ rệt. Tại sao có sự chuyển dịch như vậy?
  2. Trình bày thế mạnh để phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Câu III. (2,0 điểm)

Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam, kết hợp với kiến thức đã học, hãy:

  1. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2007 và giải thích.
  2. Phân tích ý nghĩa của việc đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, hoạt động này đang gặp phải những khó khăn gì?

Câu IV. (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ CẢ NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: Nghìn người)

Năm

Khu vực

1990

2000

2005

2010

2013

Cả nước

66016.7

77630.9

82392.1

86932.5

89708.9

Thành thị

12880.3

18725.4

22332.0

26515.9

28874.9

Nông thôn

53136.4

58905.5

60060.1

60416.6

60834.0

(Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê 2014)

  1. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị, nông thôn của nước ta qua các năm trên.
  2. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra các nhận xét và giải thích.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Câu I. (2,0 điể̉m)

1. Hiện tượng "nắng đốt" và "mưa quây xảy.... 

  • Hiện tượng "nắng đốt" xảy ra ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, hiện tượng "mưa quây" xảy ra ở sườn phía Tây của dãy Trường Sơn.
  • Trong thời gian đầu mùa hạ với sự hoạt động của gió mùa Tây Nam.

Giải thích hiện tượng

  • Vào đầu mùa hạ ở nước ta, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc ẤĐD di chuyển theo hướng tây nam vào nước ta, gặp dãy Trường Sơn đã gây mưa ở sườn tây.
  • Khi vượt qua dãy Trường Sơn tạo ra hiện tượng gió "phơn" khô nóng cho sườn đông Trường Sơn (đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc). 

2. Thế mạnh về nguồn lao động của nước ta.

  • Số lượng: Có nguồn lao động đông, dồi dào, tăng nhanh (dẫn chứng).
    • Nguồn LĐ dồi dào năm 2005 nước ta có 42,53 triệu l/động chiếm 51,2 % dân số.
    • Tăng nhanh: Mỗi năm có thêm1 triệu Lđ
  • Chất lượng: Lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống của DT (đặc biệt trong SX N-L-N&tiểu thủ CN...) được tích lũy qua nhiều thế hệ, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ phát triển VH y tế, giáo dục. 

Hạn chế về nguồn lao động của nước ta.

  • Số lượng đông, tăng nhanh nên đã gây KK cho việc giải quyết VL và các vấn đề XH...
  • Chất lượng: So với yêu cầu hiện nay, LLLĐ có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Tỉ lệ LĐ chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn (khoảng 75%)
  • LĐ còn thiếu tác phong công nghiệp và tính kỉ luật chưa cao.
  • Về phân bố: Không đều, nhất là LĐ có chuyên môn kĩ thuật giữa các vùng (ĐBằng thừa LĐ, miền núi thiếu LĐ. LĐ có kỹ thuật tập trung ở các đô thị)

Câu II. (3.0 điểm)

1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa dạng và đang có sự chuyển dịch rõ rệt. Tại sao có sự chuyển dịch như vậy?

a) Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa dạng và đang có sự chuyển dịch rõ rệt

* Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa dạng:

  • Theo cách phân loại hiện hành gồm 3 nhóm với 29 ngành:
    • Nhóm công nghiệp khai thác 4 ngành
    • Nhóm công nghiệp chế biến 23 ngành
    • Nhóm công nghiệp sản phân phối điện, khí đốt, nước gồm 2 ngành
    • Hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác như CN năng lượng, CN chế biến LT-TP, CN dệt may, CN hóa chất-phân bón-cao su, VLXD, CN cơ khí- điện tử... do có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, LĐ & thị trường tiêu thụ.
  • Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng:
    • Tăng nhanh tỉ trọng của công nghiệp chế biến (dẫn chứng).
    • Giảm tỉ trọng của công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước (dẫn chứng)

b) Có sự chuyển dịch là do: 

  • Kết quả của công cuộc Đổi mới nền KT....
  • Đáp ứng quá trình công nghiệp hóa,HĐH đất nước.
  • Phù hợp với yêu cầu hội nhập của thị trường khu vực & thế giới.
  • Chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên.
  • Trình độ tay nghề người LĐ được nâng cao cùng với sự trang bị công nghệ hiện đại nên sản phẩm CN của nước ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh được với các nước.

2. Trình bày thế mạnh để phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ. 

a. Thế mạnh về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 

  • Vị trí thuận lợi: ĐNB nằm trong vùng KT trọng điểm phía nam; tiếp giáp với ĐBSCL, Tây Nguyên, DHNTB, biển Đông là những vùng giàu tiềm năng và ĐNB có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông để phát triển một nền KT mở.
  • Nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông, lâm, thủy sản phong phú. Tài nguyên nổi bật (Khoáng sản, đất, sinh vật ... điển hình là dầu khí ở thềm lục địa.)
  • Nguồn nguyên liệu từ các vùng :... ?

b. Thế mạnh về kinh tế-xã hội 

  • Dân đông, nguồn lao động dồi dào có chất lượng dẫn đầu cả nước và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật và CSHT hoàn thiện bậc nhất cả nước, đặc biệt là GTVT, TTLL, khả năng cung cấp điện, nước phát triển đồng bộ và hiện đại.
  • Có những chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước... Có một nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển. Có thị trường tiêu thụ lớn.

Câu III. (2,0 điểm) 

1. Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2007 và giải thích. 

- Lập bảng:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUA CÁC NĂM 2000; 2005; 2007 (%)

Năm

2000

2005

2007

Toàn ngành

100

100

100

Thủy sản khai thác

73.8  (1)

57.2  (1)

49.4 (2)

Thủy sản nuôi trồng

26.2 (2)

42.8 (2)

50.6 (1)

- Nhận xét:

  • Cơ cấu có sự thay vị trí năm 2000 và 2005 tỉ trọng ngành TS đánh bắt lớn hơn ngành nuôi trồng..... 2007 ngành nuôi trồng có tỉ trọng lớn hơn ngành đánh bắt....
  • Sự chuyển dịch:
    • Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm dần, giảm liên tục từ 73,8% (2000) xuống 49,4% (2007), giảm 24,4%
    • Thủy sản nuôi trồng tăng tỉ trọng tăng dần, tăng liên tục...(dẫn chứng)
  • Giải thích: sự thay đổi trên là do
    • Tốc độ tăng sản lượng TS nuôi trồng nhanh hơn TS đáng bắt.
    • Nguồn lợi thủy sản khai thác đang tiến dần tới giới hạn (dấu hiệu cạn kiệt), chính sách bảo vệ nguồn lợi tài nguyên thủy sản...
    • Các lợi thế đối với thủy sản nuôi trồng đang được phát huy (ĐKTN, KT-XH...
    • Hiệu quả kinh tế từ thủy sản nuôi trồng đem lại lợi ích lớn (KT-XH, MT), đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của thị trường...

2. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ:

  • Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ đang có nguy cơ cạn kiệt.
  • Hướng tới hiệu quả kinh tế cao về sản lượng đánh bắt và các loài thủy sản có giá trị (cá ngừ đại dương...)
  • Nhằm khẳng định chủ quyền biển, đảo, góp phần bảo vệ an ninh – quốc phòng vùng biển.
  • Giải quyết VL.... 

* Hoạt động này đang gặp phải những khó khăn: Phương tiện đánh bắt còn hạn chế...Vấn đề an ninh - chủ quyền tại các ngư trường đánh bắt xa bờ chưa ổn định...Thiên tai thường xuyên.... 

Câu IV. (3,0 điểm) 

1. Vẽ biểu đồ 

- Lập bảng xử lí số liệu:

CƠ CẤU TỈ TRỌNG DÂN SỐ PHÂN THEO KHU VỰC THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2013 (Đơn vị %)

Năm

1990

2000

2005

2010

2013

Cả nước

100

100

100

100

100

Thành thị

19.5

24.1

27.1

30.5

32.2

Nông thôn

80.5

75.9

72.9

69.5

67.8

- Vẽ biểu đồ:

  • Đơn vị %

2. Nhận xét và giải thích:

  • Nhận xét:
    • Sự chuyển dịch:Từ 1990 đến 2013, trong vòng 23 năm: Cơ cấu dân số phân theo khu vực có sự thay đổi theo hướng: giảm dần tỉ trọng dân nông thôn,tăng dần tỉ trọng dân thành thị, cụ thể là:
      • Tỉ trọng dân nông thôn giảm liên tục từ 80,5% (1990) xuống 67,8% (2013), giảm 12,7%
      • Tỉ trọng dân thành thị tăng liên tục từ 19,5% (1990) lên 32,2% (2013), tăng 12,7%
    • Cơ cấu: tỉ trọng dân nông thôn luôn lớn hơn tỉ trọng dân thành thị nhiều 1990 tỉ trọng dân nông thôn nhiều hơn dân thành thị 4 lần, 2013 nhiều hơn 2 lần.
    • Sự chuyển dich tích cực, nhưng còn chậm
  • Giải thích:
    • Sự chuyển dịch trên (Dân thành thị tăng) do là kết quả của quá trình CNH-HĐH đất nước (Chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động CN và Dịch vụ...). Quá trình CNH-ĐTH đang được đẩy mạnh. Dân nông thôn di chuyển lên thành thị để kiếm việc làm. Mở rộng ranh giới hành chính.
    • Dân số vẫn chiếm tỉ trọng cao ở khu vực nông thôn là do nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành CNH, với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp.
0