14/01/2018, 13:36

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án, giúp các bạn thử sức trước kì thi THPT ...

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An

là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án, giúp các bạn thử sức trước kì thi THPT Quốc gia 2015 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo nhằm đạt kết qua tốt trong bài thi của mình.

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Hóa học trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

SỞ GD – ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA

 

THI THỬ THPTQG LẦN II NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài:  90phút; 
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Cho biết: Fe = 56, O = 16, N= 14, Cu = 64, H = 1, Ag = 108, Mg = 24, Na = 23, Cl = 35,5, P = 31, S = 32, Ba = 137, Al = 27, Li = 7, K = 39, Rb = 85, Cs = 133.

Câu 1: Cho các nhận xét sau:

  1. Trong công nghiệp nước javen được điều chế bằng cách sục Cl2 vào dung dịch NaOH.
  2. Sục O3 vào dung dịch KI (có nhỏ một vài giọt hồ tinh bột) thấy dung dịch chuyển sang màu xanh.
  3. Tất cả phản ứng hóa học mà oxi tham gia là phản ứng oxi hóa khử, trong đó oxi là chất oxi hóa.
  4. Trong thực tế người ta thường sử dụng lưu huỳnh để thu gom thủy ngân rơi vãi.
  5. Từ HF → HCl → HBr → HI cả tính axit và tính khử đều tăng dần.
  6. Từ HClO → HClO2 → HClO3 → HClO4 tính axit tăng dần còn tính oxi hóa giảm dần.

Số nhận xét đúng là:

A. 3.             B. 6.               C. 5.               D. 4.

Câu 2: Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử của nó có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 4s1.

A. 1.             B. 2.               C. 3.               D. 4.

Câu 3: Sục 11,2 lít H2S ở (đktc) vào V lít dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 25,6 gam chất rắn khan. Giá trị của V gần giá trị nào nhất sau đây:

A. 0,5.           B. 0,1.            C. 0,25.           D. 0,4.

Câu 4: Hợp chất hữu cơ X có CTPT C7H6O3, X chứa nhân thơm, X tác dụng với NaOH tỉ lệ 1:3. Số đồng phân của X thỏa mãn là:

A. 3.             B. 1.                C. 2.                D. 4.

Câu 5: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử:

A. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O    B. SO2 + 2H2S → 3S + H2O

C. Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O                 D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Trong phân tử triolein có 3 liên kết π.

B. Muối Na hoặc K của axit béo được gọi là xà phòng.

C. Khi hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.

D. Xà phòng không thích hợp với nước cứng vì tạo kết tủa với nước cứng.

Câu 7: Cho m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, đến khi trên catot thu được 4,48 lít khí ở (đktc) thì ngừng điện phân. Khi đó thu được dung dịch Y và trên anot thu được 6,72 lít khí ở (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 10,2 gam Al2O3. Giá trị lớn nhất của m là:

A. 53,25 gam.    B. 61,85 gam.     C. 57,55 gam.         D. 77,25 gam.

Câu 8: Cho m gam bột Fe tác dụng với dung dịch HNO3, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, 2 gam chất rắn B và 6,72 lít NO ở (đktc) sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là:

A. 22,4 gam.      B. 20 gam.         C. 27,2 gam.           D. 18,8 gam.

Câu 9: Hỗn hợp X chứa N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Nung X trong xúc tác, nhiệt độ thu để tổng hợp NH3 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4,5. Hiêu suất phản ứng tổng hợp NH3 là:

A. 50%.             B. 75%.             C. 25%.                   D. 37.5%.

Câu 10: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây:

A. Na.               B. NaOH.            C. CuO.                  D. O2.

Câu 11: Cho các nhận xét sau:

  1. Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thì tạo thành dung dịch đồng nhất trong suốt.
  2. Khi sục CO2 vào dung dịch natriphenolat thì thấy vẩn đục.
  3. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ ở nhiệt độ thường thì xuất hiện dung dịch màu xanh.
  4. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH đều có thể nhận biết anilin và phenol trong các lọ riêng biệt.
  5. Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm và đun nóng.

Số nhận xét đúng là:
A. 3.                 B. 4.                  C. 2.                       D. 1.

Câu 12: Cho 39,84 gam hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít NO2 sản phẩm khử duy nhất (ở đktc), dung dịch G và 3,84 gam kim loại M. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 40 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên. % khối lượng của M trong F gần nhất với giá trị nào sau đây:

A. 40%.            B. 32%.              C. 10%.                  D. 50%.

Câu 13: Nhận xét sai là:

A. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng % khối lượng P có trong thành phần của nó.

B. Phân NPK được gọi là phân hỗn hợp.

C. Phân kali giúp thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, xơ, dầu, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.

D. Không nên bón vôi và phân đạm, phân lân cùng một lúc.

Câu 14: Khi cho 9,2 gam glixerol tác dụng với Na vừa đủ thu được V lít H2 ở (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24 lít.              B. 6,72 lít.               C. 1,12 lít.                D. 3,36 lít.

Câu 15: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử như sau: X (Z = 19), Y (Z = 12), E (Z = 16), T (Z = 9). Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là:

A. X < Y < E < T.    B. T < E < Y < X.     C. T < Y < E < X.      D. X < E < Y < T.

Câu 16: Cho các nhận xét sau:

  1. Cr(OH)2 tan được trong dung dịch HCl, nhưng không tan được trong dung dịch NaOH.
  2. Tương tự Al và Fe, Cr không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
  3. Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
  4. CrO3 là oxit axit đồng thời là chất oxi hóa rất mạnh.
  5. Khi cho NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

Số nhận xét đúng là:

A. 2.              B. 3.                C. 4.                 D. 5.

Câu 17: Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là:

A. 0,5.           B. 0,25.             C. 0,75.            D. 1.

Câu 18: Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 400 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1M và NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa E. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X thu được 13,44 lít CO2 ở (đktc). Giá trị của V là:

A. 17,92 lít.    B. 20,16 lít.        C. 13,44 lít.      D. 22,4 lít.

Câu 19: Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.

A. CO.           B. SO2.             C. Cl2.             D. CO2.

Câu 20: Cho phản ứng:

Biết rằng a + b > c và khi tăng nhiệt độ từ 5000C lên 7000C thấy tỉ khối của hỗn hợp khí so với hiđro là giảm. Nhận xét nào sau đây là sai.

A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.

B. Khi tăng nhiệt độ cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. Khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng thuận giảm.

D. Khi tăng áp suất cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận.

Đá án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đáp án mã đề 132

1

C

11

B

21

B

31

A

41

C

2

C

12

A

22

C

32

C

42

A

3

C

13

A

23

B

33

A

43

D

4

A

14

D

24

D

34

B

44

C

5

A

15

B

25

D

35

D

45

C

6

A

16

D

26

B

36

D

46

D

7

B

17

C

27

B

37

A

47

B

8

C

18

B

28

D

38

A

48

C

9

A

19

D

29

A

39

B

49

C

10

B

20

C

30

D

40

A

50

A

0