14/01/2018, 13:36

Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Lịch sử năm 2015

Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Lịch sử năm 2015 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử Từ ngày 11/05 đến ngày 14/05/2015 Sở giáo dục TP.HCM chính thức tổ chức thi thử THPT Quốc gia ...

Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Lịch sử năm 2015

Từ ngày 11/05 đến ngày 14/05/2015 Sở giáo dục TP.HCM chính thức tổ chức thi thử THPT Quốc gia 2015 cho tất cả 8 môn thi trong kỳ thi THPT Quốc gia theo định hướng mới của Bộ giáo dục cho 8 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.  Sáng ngày 14/05/2015 sẽ diễn ra kì thi thử của môn Lịch sử. 

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2015 trường THPT Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Ngữ Văn trường THPT An Mỹ, Bình Dương

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử 

Sáng nay, 14-5, học sinh TPHCM đã bước vào môn thi thứ bảy, ngày thi thứ tư của Kỳ thi thử THPT Quốc gia 2015 do Sở GD- ĐT tổ chức. VnDoc xin cập nhật đề thi và đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử. 

VnDoc đã cập nhật đề thi, đáp án môn ToánVănĐịaHóaVật lýNgoại ngữ, Sinh học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang)

KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
Đề thi môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (3 điểm) Trình bày và nhận xét sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau năm 1945.

Câu 2 (2 điểm) So sánh những điểm giống và khác nhau về nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) với Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).

Câu 3 (2 điểm) Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 4 (3 điểm) Lập bảng thống kê theo mẫu dưới đây về những thủ đoạn và những sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn ở ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Chiến lược Thủ đoạn của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn  Sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mĩ – Chính
quyền Sài Gòn
“Chiến tranh đặc biệt”    
“Chiến tranh cục bộ”    
“Việt Nam hóa chiến tranh”    

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1: Trình bày và nhận xét sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau năm 1945.

Sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập (Nhận biết)

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ… (0.5)
  • Kết quả, thực dân Anh phải nhượng bộ (0.25), nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” (0.25). Ngày 15- 8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập. (0.25)
  • Không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 - 1950 (0.25).
  • Ngày 26 - 1 - 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa. (0.5)

Nhận xét (Vận dụng cao)

  • Đánh dấu sự thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại. (0.25)
  • Kết quả của cuộc đấu tranh là sự phát triển từ thấp đến cao (0.25), từ đòi tự do phát triển kinh tế, văn hóa đến mức đòi độc lập. (0.25)
  • Thắng lợi của Ấn Độ đã ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới vì đây là nước lớn ở châu Á... (0.25)

Câu 2: So sánh những điểm giống và khác nhau về nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) với Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).

Nội dung cơ bản

- Giống nhau:

  • Các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. (0.25)
  • Các nước đế quốc cam kết ngừng bắn, rút quân để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.(0.25)

- Khác nhau: Qui định về vị trí đóng quân

  • Hiệp định Giơnevơ, qui định lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, chia làm 2 vùng đóng quân riêng biệt… Hai bên tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực. (0.25)
  • Hiệp định Pari, không qui định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực. (0.25)

Ý nghĩa lịch sử

- Giống nhau:

  • Cả hai hiệp định đều là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao, là kết quả của sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc. (0.25)
  • Các nước đế quốc công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và rút quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước. (0.25)

- Khác nhau:

  • Hiệp định Giơnevơ: là một thắng lợi nhưng chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn còn tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…(0.25)
  • Hiệp định Pari: việc quân Mĩ phải rút khỏi nước ta, phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, làm cho Chính quyền Sài Gòn bị suy yếu, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi theo hướng có lợi cho ta. Tạo thời cơ để ta tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (0.25).

Câu 3: Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhiệm vụ cách mạng: (Nhận biết)

  • Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do (0.25);
  • Lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông (0.25);
  • Tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc (0.25);
  • Tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo…(0.25)

Nhận xét: (Vận dụng cao)

- Những nhiệm vụ trên bao gồm hai nội dung chống đế quốc và chống phong kiến (0.25), song nhiệm vụ chống đế quốc được nhấn mạnh hơn (0.25). Điều đó phù hợp với yêu cầu thực tế – phải giải quyết mâu thuẩn chủ yếu là mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc (0.25), đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân. (0.25)

Câu 4: Lập bảng thống kê theo mẫu dưới đây về những thủ đoạn và những sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn ở ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”: (Nhận biết)

Chiến lược Thủ đoạn của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn  Sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mĩ – Chính 
quyền Sài Gòn
“Chiến tranh đặc biệt”

- Tăng viện trợ quân sự và cố vấn Mĩ. (0.25)

- Dồn dân lập “Ấp chiến lược”. (0.25)

- Sử dụng chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam….(Một trong hai ý được 0.25)

 - Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2/12/1964. (0.25)

“Chiến tranh cục bộ”  - Đưa quân Mĩ và quân một số nước đồng minh tham chiến trực tiếp, giữ vai trò chính trên chiến trường…(0.5)
- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. (0.25)

 - Cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. (0.25)

“Việt Nam hóa chiến tranh”  - Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội Chính quyền Sài Gòn “tự gánh vác lấy chiến tranh”. (0.25)
- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. (0.25)
- Bắt tay cấu kết với các nước lớn xã hội chủ nghĩa…(0.25)
 - Cuộc tiến công chiến lược 1972. (0.25)

0