14/01/2018, 13:26

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa Đề thi thử đại học môn Vật Lý có đáp án có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập môn vật lý, tự luyện tập các dạng bài thi để ...

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

 có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập môn vật lý, tự luyện tập các dạng bài thi để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia đang tới gần. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Toán trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

ĐỀ CHÍNH THỨC
THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KÌ THI QUỐC GIA
LẦN 2. NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN THI: VẬT LÝ.
Thời gian làm bài: 90 phút;

Mã đề thi 415

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Câu 1: Một con lắc đơn mà vật nặng có khối lượng m dao động điều hòa với chu kì T. Nếu giảm khối lượng vật nặng đi 2 lần và tăng chiều dài lên 2 lần và không thay đổi các thông số khác thì chu kì dao động điều hòa của nó sẽ

A. Không thay đổi.

B. Tăng lên 2 lần.

C. Tăng lên √2 lần.

D. Giảm 2 lần.

Câu 2: Một vật nặng có khối lượng 400g, dao động điều hòa với chu kì T = π/10 s và cơ năng 200mJ. Biên độ dao động của nó bằng

A. 5cm               B. 50 cm                C. 10 cm                  D. 25 cm

Câu 3: Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình x1 = 6cos(30t - π/ 3) (cm) và x2 = 6cos(30t 2 - π/ 3) (cm). Dao động tổng hợp có phương trình là

A. x = 6√2 cos(30t + 2π / 3) (cm)

B. x = 0 (cm)

C. x2 = 12cos(30t + 2π / 3) (cm)

D. x1 = 12cos(30t - π/ 3) (cm)

Câu 4: Một con lắc lò xo gồm vật nặng m, lò xo có độ cứng k, khi dao động điều hòa, cơ năng của nó không phụ thuộc vào

A. biên độ dao động.

B. độ cứng của lò xo.

C. khối lượng vật nặng.

D. cách kích thích dao động.

Câu 5: Một vật có chu kì dao động riêng T0, dao động dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn có chu kì T, khi T = T0 thì xảy ra

A. dao động tự do.

B. dao động duy trì.

C. dao động tắt dần.

D. cộng hưởng dao động.

Câu 6: Một vật dao động điều hoà theo phương trình: x = 10 cos(4πt + π/2) cm. Động năng của vật biến thiên với tần số là

A. 2Hz                     B. 4Hz                     C. 1Hz                       D. 6Hz

Câu 7: Vật dao động điều hòa dọc theo đường thẳng. Một điểm M nằm trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật. Tại thời điểm t thì vật xa điểm M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất Δt thì vật đến gần M nhất. Độ lớn vận tốc của vật sẽ đạt được cực đại vào thời điểm nào?

A. (t + Δt)/2              B. t/2 + Δt/4             C. t và t + Δt.              D. t + Δt/2

Câu 8: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, tại vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn Δl. Chọn trục Ox có gốc O trùng vị trí cân bằng của vật, chiều dương thẳng đứng hướng lên. Trong quá trình dao động với biên độ A < Δl, khi vật có li độ x thì lực đàn hồi được tính theo công thức

A. k (Δl + x)            B. k (Δl - x)                 C. kx                         D. k (x -Δl)

Câu 9: Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Công thức tính thế năng của con lắc ở ly độ góc α (rad) là

A. Wt = 2mglcos2α/2             B. Wt = mglsinα.        C. Wt = mglα2.        D. Wt = mgl(1+ cosα) .

Câu 10: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(π/2 t - π/3) (cm). Quãng đường vật đi được trong khoảng thờigian 18s là

A. 72 cm               B. 36 cm                   C. 16 cm                  D. 32 cm

Câu 11: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với biên độ A trên mặt phẳng ngang không ma sát. Khi vật đi qua vị trí có li độ x = 3A / 5 và lò xo đang dãn thì đột ngột người ta giữ chặt lò xo tại một điểm nào đó sao cho tỉ lệ chiều dài phần lò xo bị giữ chặt và chiều dài phần lò xo tự do tại thời điểm giữ là 5:4. Sau đó vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ

A. A / 3                 B. 4A/3√5                C. A√3/ 3                D. 2A / 5

Câu 12: Một đồng hồ quả lắc coi như một con lắc đơn, khi đặt tại mặt đất, nó đo được thời gian mà trái đất tự quay một vòng quanh mình là 24h. Đem đồng hồ lên độ cao h = 2RĐ (RĐ là bán kính trái đất) và giữ nguyên mọi thông số như khi ở mặt đất. Lúc này nó đo được thờigian mà tráiđất tự quay một vòng quanh mình nó là

A. 8h                    B. 12h                      C. 72h                    D. 18h

Câu 15: Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0 = 0,09 rad tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m /s2. Gia tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng có độ lớn bằng

A. 0,000 m /s2       B. 0,081 m /s2         C. 0,090 m /s2          D. 0,900 m /s2

Câu 16: Dao động có chu kì chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong hệ dao động được gọi là dao động

A. tự do               B. tắt dần                 C. cưỡng bức           D. duy trì

Câu 17: Một vật dao động tắt dần vớicơ năng ban đầu là E. Cứ sau mỗichu kì, cơ năng của nó giảm đi 2%. Sau 5 chu kì dao động, cơ năng của vật còn lại xấp xỉ

A. 0,904E            B. 0,900E                 C. 0,923E                 D. 0,917E

Câu 18: Sóng cơ học lan truyền lần lượt qua các điểm A,  B, S, D, E, F, G, H nằm trên cùng một phương truyền sóng. Biết
AH = 25cm, sóng tại A, S, E, G cùng pha với nhau, sóng tại B, D, F, H cũng cùng pha với nhau và GH = 1cm. Bước sóng của sóng nói trên bằng

A. 8cm                B. 5cm                    C. 7cm                      D. 6cm

Câu 19: Một sóng cơ học được phát ra từ một nguồn O và truyền đi với biên độ A = 6mm không đổi, với tần số f = 10Hz và tốc độ truyền sóng v = 1m/s. Tại thời điểm t0=0, O bắt đầu dao động từ biên dương. Một điểm M nằm trên phương truyền sóng, cách O một khoảng 15 cm. Li độ của sóng tại M ở thời điểm t = 0,1s là

A. 6mm              B. 6mm                  C. 0mm                      D. 3mm

Câu 20: Một sóng cơ có tần số f truyền trong một môi trường đàn hồi với tốc độ v. Bước sóng của sóng đó trong môi trường là

A. λ = v/f            B. λ = v.f                 C. λ = f/v                    D. λ = 1/ v.f

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý

1.

A

2.

D

3.

A

4.

B

5.

C

6.

D

7.

B

8.

A

9.

B

10.

A

11.

B

12.

A

13.

B

14.

A

15.

D

16.

B

17.

C

18.

A

19.

A

20.

C

21.

A

22.

A

23.

C

24.

C

25.

A

26.

B

27.

A

28.

D

29.

A

30.

C

31.

A

32.

A

33.

B

34.

B

35.

A

36.

A

37.

B

38.

D

39.

A

40.

A

41.

B

42.

C

43.

D

44.

D

45.

A

46.

A

47.

C

48.

B

49.

C

50.

A

0