14/01/2018, 13:25

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình Đề thi thử đại học môn Địa có đáp án là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án, đảm bảo sát cấu trúc và nội dung thi THPT Quốc ...

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

 là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án, đảm bảo sát cấu trúc và nội dung thi THPT Quốc gia môn Địa của Bộ giáo dục, giúp các bạn học tập và ôn tập tốt môn Địa lý, luyện thi đại học môn khối C hiệu quả.

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Lịch Sử trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

SỞ GD-ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA
LẦN: 1 - 2015
MÔN: ĐỊA LÍ
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Câu I (4.0 điểm): Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

  1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.
  2. Trình bày hoạt động của gió mùa đông bắc và ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta?

Câu II (3.0 điểm):

  1. Nguồn lao động nước ta có thế mạnh và hạn chế gì?
  2. Vì sao cơ cấu lao động nước ta có sự chuyển dịch theo ngành?
  3. Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?

Câu III (3.0 điểm): Cho bảng số liệu sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và 2010 (đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Chia ra

Nông-lâm-thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

2005

914.001

176.402

348.519

389.080

2010

2.157.828

407.647

824.904

925.277

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và 2010.
  2. Nhận xét quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 và 2010. Giải thích.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

SỞ GD-ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ LẦN 1
MÔN: ĐỊA LÍ
Chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.

Câu I (4.0 điểm)

1.Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. (1.5đ)

  • Nằm phía Đông của bán đảo Đông dương, gần trung tâm của khu vực ĐNA (0.25đ)
  • Tiếp giáp: (0.25đ)
    • Phía B: TQ
    • Phía T: Lào
    • Phía Đ, ĐN, N: biển Đông
  • Hệ tọa độ trên đất liền:
    • Vĩ độ:(0.25đ)
      • Điểm cực Bắc: 23023’B tại…
      • Điểm cực Nam:8034’B tại….
    • Kinh độ:(0.25đ)
      • Điểm cực Tây:102009’Đ tại..
      • Điểm cực Đông: 109024’Đ tại..
  • Trên vùng biển hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng 6050’B và 1010Đ-117020’Đ tại biển Đông (0.25đ)
  • Nằm ở múi giờ số 7 (0.25đ)

2.Trình bày hoạt động của gió mùa đông bắc và ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta? (2.5đ)

  • Hoạt động của gió mùa ĐB
    • Nguồn gốc: từ trung tâm áp cao Xibia di chuyển qua lục địa vào nước ta (0.25đ)
    • Hướng gió: ĐB (0.25đ)
    • Phạm vi tác động: từ dãy bạch mã trở ra phía Bắc (0.25đ)
    • Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (0.25đ)
    • Tính chất: lạnh và khô (0.25đ)
    • Đặc điểm: Gió mùa ĐB chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục (2-3 ngày, có khi 5-6 ngày). Khi di chuyển xuống phía Nam bị suy yếu dần và bị chặn lại ở dãy bạch mã. Hoạt động của gió mùa ĐB có thể chia thành hai giai đoạn (0.25đ)
      • Đầu mùa: lạnh khô (0.25đ)
      • Nửa cuối mùa đông: lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển, các đồng bằng bắc bộ, Bắc trung bộ. (0.25đ)
  • Ảnh hưởng:
    • Tạo nên một mùa đông lạnh cho miền Bắc nước ta. (0.25đ)
    • Thiên nhiên nước ta phân hóa thêm phức tạp: theo không gian, theo thời gian (0.25đ)

Câu II (3.0 điểm)

1. Nguồn lao động nước ta có thế mạnh và hạn chế gì? (2.0đ)

  • Thế mạnh:
    • Số lượng lao động: đông (dc) (0.25đ)
    • Nguồn lao động tăng nhanh: do hàng năm được bổ sung trên một triệu người (0.25đ)
    • Chất lượng lao động: ngày càng được nâng lên nhờ thành tựu trong phát triển văn hóa, y tế, giáo dục (0.25đ)
    • Bản chất lao động: cần cù chịu khó, có khả năng tiếp thu nhanh thành tựu khoa học kĩ thuật… (0.25đ)
    • Phân bố: tập trung hầu hết ở các tỉnh đồng bằng, các thành phố lớn (dc) tạo thuận lợi phát triển CN, DV, thu hút đầu tư nước ngoài (0.25đ)
  • Hạn chế:
    • Còn thiếu tác phong công nghiệp, tính kỉ luật chưa cao. (0.25đ)
    • Lực lượng lao động kĩ thuật còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước… (0.25đ)
    • Phân bố lao động không đều giữa các vùng: dc (0.25đ)

2. Vì sao cơ cấu lao động nước ta có sự chuyển dịch theo ngành? (0.5đ)

  • Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong thời kì đổi mới (0.25đ)
  • Tác động của quá trình CNH-HĐH. (0.25đ)

3. Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? (0.5đ)

  • Tạo cho người LĐ có khả năng tự tạo ra hay tìm kiếm được việc làm…(0.25đ)
  • Nâng cao trình độ, tay nghề cho người LĐ… (0.25đ)

Câu III (3.0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ (2.0đ)

  • Xử lí số liệu: (0.5đ)

Cơ cấu GDP phân theo….(%)

Năm

Tổng số

Chia ra

Nông-lâm-thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

2005

100

19,3

38,1

42,6

2010

100

18,9

38,2

42,9

  • Tính bán kính: (0.25đ)
  • Vẽ biểu đồ: hình tròn, đảm bảo chính xác, khoa học có thẩm mỹ (1.25đ)

2. Nhận xét và giải thích: (1.0đ)

  • Nhận xét:
    • Quy mô: tăng (dc) (0.25đ)
    • Cơ cấu: có sự thay đổi (0.25đ)
      • Tăng tỉ trọng: CNXD và DV (dc)
      • Giảm tỉ trọng: NLTS (dc)
  • Giải thích:
    • Do xu hướng chung của thế giới và của nước ta trong quá trình đổi mới. (0.25đ)
    • Do kết quả của quá trình CNH-HĐH đất nước (0.25đ)
0